Học Kỹ Thuật Trang Trí Món Ăn Ở Đâu?

Sức hấp dẫn của một món ăn không chỉ nằm ở hương vị thơm ngon mà còn thể hiện qua cách sắp xếp, trình bày và trang trí bắt mắt. Ngoài dựa vào khả năng thẩm mỹ, các đầu bếp hay những người đam mê ẩm thực cũng có thể học hỏi các kỹ thuật trang trí món ăn và dễ dàng vận dụng vào thực tiễn công việc.

Kỹ Thuật Trang Trí Món Ăn

Trang trí món ăn là cách bạn đưa chúng trở nên thật
ấn tượng trong lòng thực khách

Một món ăn dân dã, bình dị sẽ trở nên sống động, đẹp mắt hơn qua cách trình bày và trang trí. Nếu là một đầu bếp hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực F&B, Food Stylist, bạn cần hiểu rõ những nguyên tắc trong cách décor món ăn để biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật, chiêu đãi thực khách bữa tiệc của cả vị giác lẫn thị giác.

Một số kỹ thuật trang trí món ăn hiện đại

Với kinh nghiệm đúc kết từ các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các nguyên tắc trang trí món ăn hiện đại sau để tô thắm cho món ăn của mình thêm hấp dẫn và giá trị.

Chén dĩa sạch sẽ

Ấn tượng đầu tiên của khách hàng về món ăn rất quan trọng. Do đó, để thu hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên, bạn cần nâng cấp bộ chén dĩa đựng thức ăn phục vụ khách. Chén/dĩa/các dụng cụ đựng món ăn phải sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp, không mẻ, không lem xốt hoặc dính các vụn thức ăn khác.

Ngoài ra, bạn còn có thể học hỏi cách của Bếp trưởng Wylie Dufresne đang làm việc tại nhà hàng wd~50 và Alder, New York City, Mỹ: “Một cách đơn giản để làm công việc dọn món thêm hứng thú đó là thay đổi dụng cụ trang trí. Hãy tìm thêm ngoài những đồ đựng, chén dĩa truyền thống và xem trong tủ bếp có món gì dùng được”.

Sự tương phản

Sử dụng độ tương phản của màu sắc, hình khối, trạng thái, mùi vị cũng là một cách để trang trí món ăn. Với cách làm này, bạn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người dùng, tạo chiều sâu cho món ăn.

Theo Kuniko Yagi – Bếp trưởng nhà hàng Hinoki & The Bird, Los Angeles, Mỹ: “Ngoài hương vị, chúng ta thưởng thức món ăn bằng mắt. Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phối màu cho món ăn: chúng phải đều màu trên đĩa. Ví dụ, chúng tôi dọn món cá đuối tại Hinoki & the Bird kèm với xốt sambal màu cam nhạt và lót bên dưới là lá chuối xanh nõn. Thực sự thì cá không cần lót bằng lá chuối, nhưng để tạo khối màu tương phản trong tổ hợp cùng với tương ớt thì màu xanh của lá chuối sẽ làm nổi bật tất cả. Chính sự phối hợp này đã thổi hồn cho món ăn”.

Sự tương phản màu sắc

Sự tương phản màu sắc khi nào cũng tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ

Sự hài hòa

Bạn cần chú ý đến khoảng cách hợp lý giữa các thành phần trên dĩa để tránh cảm giác chen chúc. Bên cạnh đó, đầu bếp cũng có thể sử dụng các nguyên liệu phụ để trang trí tạo cảm giác phấn khích hơn cho món ăn nhưng vẫn đảm bảo vẹn nguyên hương vị của món chính.

Đầu bếp bánh Karen Hatfield – chủ hiệu bánh ngọt Hatfield’s, The Sycamore Kitchen & Odys và Penelope, Los Angeles cho biết: “Đối với những món tráng miệng cầu kì, tôi thường chú trọng những yếu tố gây bất ngờ, thường là tôi sẽ tận dụng hỗn hợp nhiều đồ trang trí kết hợp hoàn hảo với món ăn. Ví dụ, nếu tôi có món tráng miệng với thành phần chính là dâu, thì tôi sẽ dùng chocolate chip vị dâu, bánh ống hương dâu, xốt, hoặc các loại bột rắc có sẵn. Nguyên liệu trang trí là phần thêm thắt vào kết cấu và sự phấn khích cho toàn bộ món ăn, nhưng đảm bảo vẫn hòa quyện với những nguyên liệu khác. Chúng cũng phải dễ ăn”.

Sự đơn giản

Đối với một số món ăn, cách trình bày càng ít chi tiết trang trí càng tốt. Có đôi khi, bạn chỉ cần bày món ăn lên một chiếc dĩa sạch sẽ kèm với chút rau xanh và chén nước xốt đi kèm cũng đã đủ tạo nên sự cuốn hút mãnh liệt đối với thực khách.

Đây là cách làm của Thomas Keller, bếp trưởng và chủ của Thomas Keller Restaurant Group, tập đoàn mẹ của nhà hàng French Laundry, Yountville, California và Per Se, New York City, Mỹ. Ông cho rằng: “Sự tối giản luôn song hành cùng cái đẹp. Một điều nên thuộc lòng là bạn cũng phải tập trung vào chất lượng của nguyên liệu cũng như phương pháp chế biến, kỹ thuật thực hiện món ăn nữa”.

Trình bày theo số lẻ

Trong nghệ thuật sắp đặt, trình bày, số lẻ luôn là sự lựa chọn của nhiều nghệ sĩ trong đó có cả những đầu bếp. Theo Rick Bayless, bếp trưởng kiêm chủ nhà hàng Frontera Grill & Topolobampo, Chicago, Mỹ chia sẻ: “Món ăn dọn lên theo nguyên tắc số lẻ trông khác lạ hơn trên đĩa. Vì thế hãy cố gắng đặt sò điệp và phần xốt lên đĩa theo nhóm ba hoặc năm phần, thay vì hai hoặc bốn”.

Xếp lớp đồ ăn lên nhau

Nếu món ăn là một tác phẩm nghệ thuật thì bạn cần có những sự kết hợp màu sắc và hình khối để tạo hiệu ứng mạnh mẽ với thực khách. Kiểu trang trí xếp tầng sẽ tạo sự mới lạ, hứng thú và chiều sâu hơn cho món ăn cũng như người thưởng thức. Theo Susan Feniger, bếp trưởng và đồng sở hữu nhà hàng Border Grill và Mud Hen Tavern, Nam California và Las Vegas, Mỹ: “Đôi lúc, trình bày món ăn theo độ cao cũng là một thử nghiệm thú vị. Xếp lớp hoặc chồng từng nguyên liệu lên nhau khi trình bày có thể tạo “chiều sâu” cho hình thức món ăn nữa đấy!”.

Xếp tầng sẽ giúp cho món ăn thêm chiều sâu

Xếp tầng sẽ giúp cho món ăn thêm chiều sâu

Ngoài những nguyên tắc trang trí món ăn được các đầu bếp chuyên nghiệp áp dụng, bạn còn có thể sử dụng một số kỹ thuật như: cắt tỉa, vẽ nước xốt, tạo khối thực phẩm, làm bông đường, tạo bột xốt… để giúp món ăn thêm sinh động và giá trị.

Học nghệ thuật trang trí món ăn ở đâu?

Để món ăn có thể đến gần hơn với khách hàng từ ánh nhìn đầu tiên hoặc những ấn phẩm quảng cáo cuốn hút người dùng, thôi thúc họ trải nghiệm món ăn, đồ uống của bạn, Hướng Nghiệp Á Âu xây dựng chương trình đào tạo Food Stylist chuyên nghiệp. Đến với khóa học, bạn sẽ được lĩnh hội toàn bộ kiến thức về nghệ thuật trang trí món khai vị, món chính, món tráng miệng, thức uống… Chưa dừng lại ở đó, nội dung giảng dạy còn cung cấp kiến thức tạo hình nguyên liệu, chế biến xốt và phương pháp để có những tấm hình về đồ ăn, thức uống đẹp nhất.

Học nghệ thuật trang trí món ăn ở đâu

Học viên được lĩnh hội kiến thức về nghệ thuật trang trí món ăn

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, được thực hành ngay tại lớp… sẽ giúp bạn phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao kỹ thuật trang trí món ăn của mình. Nếu đang định hướng trở thành một đầu bếp, Food Stylist chuyên nghiệp hoặc rẽ hướng sang các công việc liên quan đến hình ảnh đồ ăn, thức uống…, khóa học sẽ rất hữu ích cho bạn đấy. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học food stylist, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148 hoặc 1800 2027 nhé!

Điểm: 4.9 (42 bình chọn)

Tác giả: Bùi Tiến Dũng

Bùi Tiến Dũng là giảng viên chuyên ngành Bếp Nóng tại Hướng Nghiệp Á Âu. Là một người yêu ẩm thực và đam mê tìm hiểu các kỹ thuật nấu ăn, Bùi Tiến Dũng sẽ bổ sung cho bạn những kiến thức bổ ích, có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn