Điều Hướng Đa Chiều (Faceted Navigation) Trên Website & Cách Xử Lý

“Faceted navigation” hay điều hướng đa lớp là một cơ chế điều hướng phổ biến trên các website thương mại điện tử (e-commerce) cho phép khách truy cập có thể lọc và phân loại các kết quả dựa trên những thuộc tính (attribute) của sản phẩm.

Bên dưới là một ví dụ về cách mà Nike.com khai thác hệ thống điều hướng đa lớp để giúp cho người dùng lọc ra các sản phẩm giày theo chủng loại (type), màu sắc (color), kích cỡ (size)…

nike-faceted-navigation

Từ góc độ SEO, hãy chú ý xem địa chỉ URL thay đổi ra sao mỗi khi bạn chọn một tùy chọn khác nhau. Nếu thử tính toán (dựa trên số lượng các tổ hợp), chúng ta có thể có đến hàng triệu địa chỉ URL không mang lại nhiều giá trị cho người dùng – điều này có thể tạo ra một thánh thức lớn cho người làm SEO:

  • Những địa chỉ URL có thể tạo ra những nội dung trùng lặp (duplicate content), một thay đổi đơn giản về bộ lọc (filter) có thể giữ nguyên tất cả phần tử trên trang (page element).
  • Những địa chỉ URL này có thể làm tiêu tốn hết giới hạn thu thập dữ liệu (crawl budget), đặc biệt là trên các website thương mại điện tử lớn.

Trong bài viết này, hãy cùng Đào tạo SEO Á Âu thảo luận về những cách thức tối ưu để xử lý những vấn đề liên quan đến tìm kiếm và điều hướng đa lớp, cũng như những thách thức về mặt SEO mà chúng đặt ra.

faceted-navigation-issues-featured-image

Các cảnh báo của Google về vấn đề điều hướng đa chiều

Quay ngược trở lại cách đây vài năm, Google đã đăng tải một bài viết chuyên sâu trên địa chỉ Goolge Webmasters Blog về chủ đề “faceted navigation”.

faceted-navigation-tao-ra-nhieu-duplicate-URLs

(Nguồn: Internet)

“Điều hướng đa lớp, chẳng hạn như lọc theo màu sắc hoặc khoảng giá, có thể hữu ích với khách truy cập, nhưng thường thì nó lại không thân thiện với hệ thống tìm kiếm vì nó tạo ra nhiều tổ hợp URL có chứa các nội dung trùng lặp. Với các URL trùng lặp, các công cụ tìm kiếm có thể sẽ không thu thập dữ liệu của những page mới hoặc được cập nhật có nội dung độc bản (unique) một cách nhanh chóng, và/hoặc chúng có thể không index một page chính xác bởi vì những tín hiệu lập chỉ mục (indexing signals) bị “loãng” giữa các phiên bản trùng lặp nhau.”

 (Nguồn: https://developers.google.com/search/blog/2014/02/faceted-navigation-best-and-5-of-worst)

Các ví dụ về faceted navigation

Khi Google đã cho đăng tải một bài viết về chủ đề này, thì nó không còn là điều “có khả năng” nữa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua các ví dụ dưới đây…

Hành động 1: Người dùng truy cập vào trang chủ để mua sắm sản phẩm “dây giày” (shoelace).

  • URL 1: https://www.lacesout.net/
  • Tác động về mặt SEO: Không

vi-du-1

(Nguồn: Internet)

Hành động 2: Người dùng lựa chọn lọc sản phẩm dựa trên tiêu chí “loại dây” (lace type).

  • URL 2: https://www.lacesout.net/product-category/3m-laces/
  • Tác động về mặt SEO: Các trang danh mục sản phẩm (category page) sẽ có khả năng xếp hạng tốt – đây là một landing page thích hợp cho các truy vấn “3m laces” (dây giày loại 3M).

faceted-navigation-vi-du-2

(Nguồn: Internet)

Hành động 3: Người dùng chọn thêm một bộ lọc nữa, lần này là “color” (màu sắc).

  • URL 3: https://www.lacesout.net/product-category/3m-laces?filter_color=black
  • Tác động về mặt SEO: page này có thể là một kết quả tốt cho truy vấn “black 3m laces” (dây giày loại 3M màu đen) nếu bạn có đủ những sản phẩm phù hợp để hiển thị (inventory), làm cho page đó có ý nghĩa và giúp được cho người tìm kiếm. Đây là một lý do lớn khiến cho Amazon khai thác triệt để nó – họ có cả danh sách sản phẩm khổng lồ (inventory) và độ uy tín (authority) để làm cho những page như vậy trở nên liên quan cho người dùng.

faceted-navigation-vi-du-3

(Nguồn: Internet)

Hành động 4: Người dùng quyết định bổ sung thêm một bộ lọc nữa, lần này là “size” (kích cỡ).

  • URL 4: https://www.lacesout.net/product-category/3m-laces?filter_color=black&filter_size=50-inch
  • Tác động về mặt SEO: page này có thể là một kết quả tốt cho truy vấn “black 3m laces” (dây giày loại 3M màu đen) nếu bạn có đủ những sản phẩm phù hợp để hiển thị (inventory), làm cho page đó có ý nghĩa và giúp được cho người tìm kiếm. Đây là một lý do lớn khiến cho Amazon khai thác triệt để nó – họ có cả danh sách sản phẩm khổng lồ (inventory) và độ uy tín (authority) để làm cho những page như vậy trở nên liên quan cho người dùng.

faceted-navigation-vi-du-4

(Nguồn: Internet)

Kiểm tra những vấn đề liên quan đến faceted navigation

1. Kiểm tra xem những page này có được index trong hệ thống tìm kiếm không?

Hãy tổng hợp danh sách các địa chỉ URL có nhiều bộ lọc điều hướng (faceted URLs) và dán chúng vào thanh tìm kiếm của Google Search.

kiem-tra-faceted-URL-co-duoc-index-khong

(Nguồn: Internet)

Tuy không phải là một cách giải quyết, nhưng nó sẽ cho bạn biết mức độ của vấn đề dựa trên số lượng đã được index. Nhưng nếu các địa chỉ URL này không được index thì chúng ta cũng sẽ cần xem xét thêm.

2. Quét và thu thập dữ liệu của toàn trang (full site crawl)

Có nhiều cách thức để thực hiện việc này, bạn có thể sử dụng một trong số những công cụ phổ biến được nhiều người làm SEO sử dụng đó là Screaming Frog. Hãy quét và thu thập dữ liệu của từng địa chỉ URL trên website để xem có bao nhiêu trong số các địa chỉ URLs này xuất hiện.

dung-screaming-frog-de-quet-full-site-crawl

(Nguồn: Internet)

Từ đó, bạn sẽ biết được mình cần xử lý số lượng địa chỉ là bao nhiêu – bạn cũng có thể kiểm tra phần “Canonical link element” để xem vấn đề này có được khắc phục bằng các thẻ canonical chưa.

3. Kiểm tra các lệnh trong file robots.txt

Có thể là website của bạn đã được chặn thu thập dữ liệu đối với những thư mục con (sub folders) này, bạn có thể kiểm tra thử bằng cách truy cập file robots.txt (trong Google Search Console).

kiem-tra-robots-txt-directives

(Nguồn: Internet)

Các khắc phục các vấn đề liên quan đến faceted navigation

Tùy thuộc vào mỗi website sẽ có một cách xử lý phù hợp, dưới đây là một số cách bạn có thể thử để khắc phục hoặc ngăn vấn đề này xảy ra:

1. Thiết lập các thẻ canonical tag

Thẻ canonical cần được thêm vào ở cấp độ page và cách làm này được khuyến khích cho những website có quy mô nhỏ. Bạn nên đặt thẻ canonical tag trỏ về các trang danh mục (category page) gốc có chứa những trang nhỏ hơn này.

Ví dụ:

  • Faceted URL: https://www.lacesout.net/product-category/3m-laces?filter_color=black&filter_size=50-inch
  • Canonical:https://www.lacesout.net/product-category/3m-laces/

thiet-lap-canonical-tag

(Nguồn: Internet)

Khi website của bạn không có nhiều sức mạnh về “authority” (độ uy tín), thì sẽ rất khó để được xếp hạng cao cho một số từ khóa dài hơn (longer-tail keyword, không giống như Amazon). Vì thế, bạn nên chuyển trọng tâm vào các trang category page chính để tối đa hóa khả năng thu thập dữ liệu (crawl budget) trên các trang này.

2. Cấu hình các tham số trong địa chỉ URL (URL parameters)

Cách này giúp cho Google thu thập dữ liệu các địa chỉ URL hiệu quả hơn và không “vượt qua” các lệnh ở cấp độ trang (NoIndex, thẻ canonical, cơ chế phân trang pagination…). Tuy nhiên, nó chỉ có thể được sử dụng đối với một số cấu trúc URL nhất định – hãy xem phần dưới dẫn dưới đây của Google để biết thêm thông tin.

https://youtu.be/DiEYcBZ36po

3. Chặn việc thu thập dữ liệu thông qua file robots.txt

Đây là cách làm mạnh mẽ nhất trong cả 3 nhưng tùy thuộc vào việc các địa chỉ URL của bạn được tạo ra như thế nào, phương thức này có thể không phải là một lựa chọn phù hợp. Việc thiết lập “chặn crawl” trong file robots.txt khá dễ dàng, nhưng đồng thời nó cũng sẽ “giam” lại lượng sức mạnh truyền đi (link equity) trong các page này. Nếu bạn muốn áp dụng cách thức này, bạn cần nắm được dòng link đang chảy trên website ra sao, vì nó có thể làm giảm đi mức độ authority của website.

chan-crawl-robots-txt

(Nguồn: Internet)

4. Sử dụng thuộc tính NoIndex, Follow

Thuộc tính NoIndex có thể được áp dụng trên từng trang trong số các địa chỉ faceted URL này, nhưng nó cũng tạo ra một số vấn đề:

  • Các paeg được NoIndex vẫn được thu thập dữ liệu bởi các công cụ tìm kiếm, nghĩa là bạn có thể đang lãng phí lượng “crawl budget” quý giá trên hàng triệu page vô ích.
  • Các page này đang nhận được link equity (sức mạnh truyền đi qua các dường link), nhưng vì chúng không được index nên lượng sức mạnh đó sẽ bị thất thoát.

Cách làm này chỉ được khuyến nghị trên nhưng website có quy mô nhỏ.

Mặc dù không phải là một cách khắc phục trực tiếp, nhưng đây là cách làm chung được nhiều người làm SEO áp dụng.

Đối với bất kỳ page nào có hơn 2 “tầng” (facet) được index, việc thêm thẻ “nofollow” cho tất cả các internal link trỏ đến những page này sẽ giúp tiết kiệm “crawl budget” và bảo toàn “link equity”.

nofollow-internal-links

(Nguồn: Internet)

Như hình ví dụ phía trên, các đường link được đóng khung màu đỏ đều là nofollow.

Lời kết

Dù bạn có lựa chọn cách làm nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là hiểu rõ về website của mình cùng những cân nhắc về ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án trước khi áp dụng nó cho website. Tùy thuộc vào trang của bạn có cách thức tổ chức và hoạt động ra sao, chúng ta sẽ có được một câu trả lời khác nhau. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm một số thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất nhé!

Điểm: 4.9 (44 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn