Tối Ưu Hóa Cho Branded Search Để Tạo Ra Phễu Bán Hàng Hiệu Quả Hơn

Việc xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh và tối ưu hóa các landing page cho chuyển đổi chắc chắn là một cách hiệu quả để tăng trưởng traffic và doanh số. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn biết rằng ngoài website còn có một đối tượng khác cần tối ưu hóa nữa mà nhiều marketer cũng đã bỏ sót?

toi-uu-branded-search-de-tao-sales-funnel

Một trong những cách mạnh mẽ nhất để tạo ra một phễu bán hàng hiệu quả hơn chính là phân tích và tối ưu hóa cho các tìm kiếm liên quan đến thương hiệu (branded search). Trong bài viết này, hãy cùng Đào tạo SEO Á Âu tìm hiểu tại sao branded search lại vô cùng quan trọng và nó có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng và doanh số ra sao.

Branded search là gì?

Tìm kiếm về thương hiệu, hay “branded search” xảy ra mỗi khi người dùng gõ một truy vấn tìm kiếm có chứa tên thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

vi-du-ve-branded-search

(Nguồn: Internet)

Trong phần lớn trường hợp, các truy vấn branded search được sử dụng bởi những người đã biết về thương hiệu của bạn, hoặc ít nhất là thấy thương hiệu của bạn “quen quen”. Những người tìm kiếm brand name của bạn trực tiếp có khả năng chuyển đổi thành khách hàng cao hơn những người ngẫu nhiên tìm thấy bạn khi họ tìm kiếm.

Do đó, branded search là một phần rất lớn (mặc dù bị bỏ quên) của bất kỳ phễu bán hàng nào: Có khoảng 50% số người sẽ gõ “[tên thương hiệu] + reviews” hoặc những truy vấn tương tự trong Google trước khi mua hàng (Nguồn: Google).

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nghiên cứu và khai thác dựa trên các truy vấn tìm kiếm về thương hiệu:

Khi có ai đó tìm kiếm thương hiệu của bạn, thì họ tìm kiếm điều gì? Các kết quả sẽ tiết lộ rất nhiều về brand, website và sản phẩm của bạn. May mắn là, việc tìm hiểu này khá đơn giản.

Lưu ý: Bước này chắc chắn sẽ chiếm nhiều thời gian nhưng tin tốt là nó chỉ cần được thực hiện một lần trừ khi bạn đang quản lý một công ty khởi nghiệp sắp chứng kiếm một sự tăng trưởng bùng nổ làm thúc đẩy tìm kiếm về thương hiệu của bạn.

Bắt đầu với những gợi ý tìm kiếm của Google (immediate suggestions)

Bước đầu tiên ở đây là cần hiểu rõ người dùng đang nhìn thấy gì khi họ bắt đầu gõ tên thương hiệu vào khung tìm kiếm của Google:

vi-du-ve-google-suggests

(Nguồn: Internet)

Các kết quả hiện lên khi bạn gõ như trên được gọi là “Google Suggest”.

Google Suggest có thể cho bạn biết nhiều điều về hành trình của những người mua điển hình nhất vì nó dựa vào tần suất được sử dụng của những truy vấn đó:

cac-ket-qua-google-suggests-co-the-tiet-lo-nhieu-dieu-ve-hanh-trinh-cua-khach-hang

(Nguồn: Internet)

Một lần nữa, điều quan trọng cần ghi nhớ đó là các kết quả này được kích hoạt dựa trên tần suất tìm kiếm (searching frequency) và các xu hướng (trends). Nếu có một từ ngữ, chẳng hạn như “refund” (hoàn tiền) trong ví dụ trên, xuất hiện trong các gợi ý liên quan đến thương hiệu của bạn, thì điều này có nghĩa là có đủ người tìm kiếm truy vấn đó đủ để Google chú ý đến việc đó.

Ngoài việc giúp bạn hiểu hơn về những kiểu mẫu tìm kiếm (searching patterns) hiện có, các kêt quả này còn hỗ trợ đánh giá xem branded search của bạn có thể tác động đến hành trình của những người mua này như thế nào.

Giả sử khách hàng của bạn đang cố gắng tiếp cận đội ngũ hỗ trợ khách hàng của bạn mà không hề nghĩ đến việc cân nhắc một công ty khác và đột nhiên anh ấy/cô ấy nhìn thấy một đối thủ được đề xuất và quyết định thử họ thay vì bạn.

cac-branded-search-dang-so-sanh-voi-doi-thu

(Nguồn: Internet)

Các kết quả Google Suggest thay đổi khi người dùng gõ nhiều hơn. Ví dụ, nếu một khách hàng gõ “[brand name] + cost”, Google thậm chí còn gợi ý nhiều truy vấn hơn:

google-suggests-dua-ra-nhieu-goi-y-hon-khi-nguoi-dung-tiep-tuc-go-truy-van

(Nguồn: Internet)

Lúc này hãy ghi lại những đề xuất trực tiếp như trên. Bạn sẽ cần phân tích chúng. Hãy ghi lại 5-10 kết quả mà bạn nhìn thấy khi tìm kiếm về thương hiệu của mình.

Xem thương hiệu của bạn là một từ khóa

Bây giờ chúng ta đã biết được những gì mà khách hàng của bạn có thể nhìn thấy ngay lập tức khi tìm kiếm brand name của bạn hoặc gõ nó vào khung tìm kiếm, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn.

Nếu brand name của bạn được tìm kiếm đủ để Google tạo ra đề xuất, thì rất có thể tên thương hiệu đó cũng có dữ liệu được ghi lại bởi các công cụ nghiên cứu từ khóa và phân tích SERPs với những keyword có liên quan.

Vì vậy nên chúng ta cần thực hiện một nghiên cứu từ khóa sử dụng tên thương hiệu của chính mình. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau cho việc này, chẳng hạn như Ahrefs.

Bắt đầu bằng việc gõ tên brand name vào công cụ “Keyword Explorer” trên Ahrefs. Dưới đây là hình ảnh mô tả để bạn tham khảo:

cong-cu-ahrefs

(Nguồn: Internet)

Mục đầu tiên bạn cần nhấp vào đó là “Phrase match” (đối sánh cụm từ). Đây là nơi bạn sẽ thấy tất cả các truy vấn tìm kiếm phổ biến hoặc ít phổ biến hơn có chứa brand name của mình:

phrase-match-ahrefs

(Nguồn: Internet)

Vì ví dụ ở trên là một thương hiệu rất phổ biến nên sẽ có rất nhiều kết quả, nhưng bạn thực sự chỉ cần quan tâm đến những yếu tố sau đây:

  1. Keyword: Đây là truy vấn tìm kiếm có chứa brand name của bạn.
  2. KD (Keyword difficulty): Chỉ số này chỉ ra độ khó để xếp hạng trong top 10 đối với truy vấn tìm kiếm này. Đừng vội nản lòng ở đây. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn khi xếp hạng trang của mình cho những truy vấn này vì Google ưu tiên những website thuộc sở hữu của thương hiệu (brand-owned sites) khi nói đến những truy vấn có liên quan đến thương hiệu (brand-driven queries).
  3. Search volume: Đây là số lần mà mỗi truy vấn được tìm kiếm mỗi tháng (ước tính trung bình). Số liệu này được trích xuất từ Google Keyword Planner và nó là một chỉ số tốt để đo lường mức độ phổ biến của mỗi từ khóa.
  4. Clicks: Chỉ số này cho biết có bao nhiêu lượt click mà trang SERPs tạo ra cho các page được xếp hạng. Hiện nay không phải tất cả mọi trang SERPs đều mang lại các lượt click bởi vì các kết quả tìm kiếm đã trở nên quá đầy đủ về thông tin và có tính tương tác.

Sẽ còn nhiều dữ liệu hơn nữa nhưng đây là những chỉ số chính là chúng ta cần quan tâm. Ngoài ra còn có một bộ lọc hữu dụng cho phép bạn xác định rõ những xu hướng tìm kiếm phổ biến nhất, chẳng hạn như những từ ngữ nào thường xuất hiện trong các truy vấn tìm kiếm bên cạnh brand name của bạn. Bạn có thể click vào bất từ từ nào trong số này để xem các truy vấn có chứa tên thương hiệu CÙNG VỚI từ ngữ này:

xem-nhung-tu-ngu-nao-thuong-duoc-tim-kiem-cung-voi-thuong-hieu

(Nguồn: Internet)

Khi đã hoàn tất, bạn có thể xuát toàn bộ các truy vấn này vào một file excel và bắt đầu sắp xếp chúng.

Bên cạnh đó, có thêm 3 mục nữa cũng đáng chú ý để khám phá thêm.

  • Search suggestions: Hiển thị TẤT CẢ gợi ý tìm kiếm sẽ xuất hiện trên Google đối với brand name của bạn khi người dùng tiếp tục gõ.
  • Questions: Đây là các truy vấn tìm kiếm và gợi ý về branded search được trình bày dưới dạng các câu hỏi.
  • Newly discovered: Khi thương hiệu của bạn phát triển, hãy chú ý đến phần này vì nó sẽ bao gồm những truy vấn tìm kiếm mới mẻ hơn. Mục này sẽ giúp cho bạn xác định các xu hướng tìm kiếm mới. Đây cũng là một khu vực tốt để theo dõi xem có gì thay đổi sau khi launching sản phẩm mới hoặc thiết kế lại sản phẩm.

mot-so-muc-de-tim-hieu-them-ve-branded-seach-tren-ahrefs

(Nguồn: Internet)

Các thương hiệu lớn hơn với nhiều từ khóa trong mỗi phần trên đây có thể sẽ phải hợp nhất các bảng dữ liệu (spreadsheet) lại với nhau nhưng vẫn phải lưu ý xem mỗi truy vấn tìm kiếm thuộc nhóm nào (“Search suggestions”, “Questions” hay “Newly discovered”).

Nghiên cứu các kết quả “People Also Ask” có liên quan đến thương hiệu

Khung “People Also Ask” (“Mọi người cũng hỏi”) là một tính năng tìm kiếm mới có bao gồm các câu hỏi có liên quan đến truy vấn của người dùng. Dưới đây là một ví dụ về kết quả “People Also Ask” có liên quan đến thương hiệu:

vi-du-ve-people-also-ask-box-tren-SERPs

(Nguồn: Internet)

Google không nói rõ rằng làm thế nào để có được những câu hỏi này, nhưng từ kinh nghiệm của nhiều người làm SEO thì đây không phải là các câu hỏi mà mọi người thực sự tìm kiếm. Điều này có nghĩa là những câu hỏi như trên sẽ có khả năng không xuất hiện trong nghiên cứu từ khóa của bạn. Google gợi ý chúng như là một phần “nghiên cứu sâu hơn”, vậy nên chúng thậm chí có thể không liên quan trực tiếp đến truy vấn tìm kiếm hiện tại.

Các kết quả “People Also Ask” có liên quan đến thương hiệu cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hành trình nào của người mua thông qua việc cung cấp thêm những gợi ý cho khách hàng rằng họ có thể hứng thú với những gì, bao gồm cả các đối thủ của bạn. Vì thế, bạn cũng nên đưa những từ khóa này vào quy trình nghiên cứu từ khóa của mình. Về nguyên tắc chung thì cách làm hiệu quả đó là xếp hạng các page dưới dạng câu trả lời cho nhiều câu hỏi trong số này nhất có thể:

*Dưới đây là một ví dụ tốt của một brand đảm bảo rằng người tìm kiếm sẽ tiếp tục hành trình trên website của họ và có khả năng sẽ chuyển đổi.

people-also-ask-good

(Nguồn: Internet)

*Dưới đây là một ví dụ về một câu trả lời mà gần như sẽ “đốc thúc” người tìm kiếm thay đổi ý định và suy nghĩ lại về thương hiệu này.

people-also-ask-bad

(Nguồn: Internet)

Bạn cũng nên xem các câu hỏi trong mục “People Also Ask” này như là các keyword. Và lưu các cụm từ này thành một spreadsheet riêng, cũng như chèn chúng nhiều nhất có thể vào trong các nội dung của mình.

Có một công cụ nghiên cứu từ khóa của công ty Internet Marketing Ninjas (https://www.internetmarketingninjas.com/tools/snippet/) sẽ giúp bạn thu thập các kết quả “People Also Ask” đối với những truy vấn quan trọng nhất của mình, bao gồm cả các truy vấn tìm kiếm liên quan đến thương hiệu (branded search queries).

cong-cu-cua-internet-marketing-ninjas-giup-tong-hop-cac-ket-qua-people-also-ask-doi-voi-branded-search-queries

(Nguồn: Internet)

Bạn cũng sẽ thấy được số lượng truy vấn tìm kiếm mà từng câu hỏi xuất hiện để có thể xác định mức độ ưu tiên.

Một công cụ hữu dụng khác là Text Optimizer (https://textoptimizer.com/) sử dụng các nghiên cứu ngữ nghĩa (giống như Google cũng có khả năng làm vậy) để tạo ra các câu hỏi có liên quan. Các câu hỏi này sẽ giúp dự đoán các kết quả “People Also Ask” cũng như thấu hiểu các kiểu mẫu tìm kiếm (searching patterns) tốt hơn.

cong-cu-text-optimizer-giup-du-doan-ket-qua-people-also-ask-va-searching-patterns

(Nguồn: Internet)

Sắp xếp các truy vấn tìm kiếm liên quan đến thương hiệu

Lọc theo mức độ ưu tiên

Có nhiều cách khác nhau để tìm kiếm cho cùng một thứ. Người dùng có thể đặt các từ ngữ theo thứ tự khác nhau, sử dụng các từ đồng nghĩa… Việc ưu tiên hóa danh sách từ khóa sẽ giúp bạn tập trung vào những keyword có giá trị nhất với mình. Những dạng từ khóa thường luôn được xếp ở mức độ ưu tiên cao hơn bao gồm:

  • Các gợi ý tìm kiếm trực tiếp (immediate search suggestions);
  • Các từ khóa có lượng tìm kiếm (đối với branded search, một từ khóa được xem là đáng để ưu tiên có thể chỉ cần có search volume lớn hơn 10 lượt tìm kiếm/tháng. Đây có thể là 10 khách hàng tiềm năng mà bạn có thể mất đi mỗi tháng!)

Tin tốt là hai nhóm truy vấn tìm kiếm này sẽ trùng nhau vì Google chủ yếu dựa vào tuần suất tìm kiếm khi đưa ra các gợi ý. Và theo đó, các gợi ý trực tiếp từ thanh tìm kiếm thường sẽ có lượng search volume lớn nhất.

Tuy nhiên, chỉ số search volume sẽ giúp bạn xây dựng được một danh sách dài hơn. Google gợi ý 10 truy vấn tìm kiếm, vậy nên nếu bạn bao gồm cả search volume, bạn sẽ có thể tạo nên một danh sách dài hơn bao gồm những keyword có độ ưu tiên cao để khai thác.

Bắt đầu theo dõi

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để theo dõi vị trí thứ hạng và thu được nhiều dữ liệu. Hãy cùng khám phá một công cụ mới có tên là Site Checker (https://sitechecker.pro/fr/).

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ chỉ theo dõi những keyword được ưu tiên hàng đầu.

Tại đây, bạn có thể copy-paste các từ khóa từ file theo dõi của mình hoặc import trực tiếp toàn bộ sheet đó.

cong-cu-site-checker

(Nguồn: Internet)

Bạn có thể giữ nguyên thiết lập mặc định cho công cụ tìm kiếm (google.com) trừ khi bạn cần thay đổi thành tùy chọn cục bộ hoặc muốn thu hẹp các kết quả đến một phạm vi vị trí cụ thể. Sau khoảng một ngày, quay lại để nhận kết quả (và xuất) các dữ liệu về thứ hạng của mình.

Đối với hầu hết truy vấn branded search, website của bạn chắc chắn sẽ ở vị trí #1. Đó là vì Google đang cố gắng xếp hạng một thương hiệu cho các tìm kiếm dựa trên thương hiệu. Mục tiêu của bạn là tìm những truy vấn tìm kiếm mà bạn xếp vị trí #2 hoặc thấp hơn và bắt đầu tập trung vào chúng.

Đối với những câu hỏi trong phần “People Also Ask”, hãy tạo một nhóm mới để theo dõi những keyword này một cách riêng biệt. Trong công cụ Site Checker, thay vì nhấp vào “Add”, hãy nhấp vào mũi tên nhỏ bên cạnh, sau đó chọn “Add to group” như hình bên dưới:

tinh-nang-add-to-group-trong-site-checker

(Nguồn: Internet)

Công cụ này sẽ trực quan hóa những sự thay đổi theo từng tuần, giúp cho bạn dễ dàng theo dõi tiến trình của mình hơn:

nguoi-dung-co-the-loc-va-xuat-cac-ket-qua-duoc-uu-tien

(Nguồn: Internet)

Bạn có thể lọc các kết quả theo vị trí và xuất các keyword cần ưu tiên trước.

Phân nhóm

Bây giờ bạn đã biết được những truy vấn quan trọng nhất của mình, bạn có thể nhóm chúng lại theo từ/cụm từ bổ nghĩa cho từ khóa (keyword modifier, ví dụ, một từ được bao gồm trong truy vấn tìm kiếm) hoặc theo ý nghĩa. Công cụ Ahrefs rất hữu dụng trong việc này.

xem-cac-keyword-modifier-trong-ahrefs

(Nguồn: Internet)

Đối với những thương hiệu phổ biến, quy trình này có thể diễn ra như sau:

  • Tạo một danh sách các từ khóa có độ ưu tiên cao;
  • Tổng hợp lại các từ bổ nghĩa đối với từng từ khóa;
  • Nhấp vào các “modifier” này trong Ahrefs để xem được thêm nhiều từ khóa có thể được phân bổ cho từng từ khóa được ưu tiên;
  • Tinh gọn lại từng nhóm sao cho chỉ bao gồm những keyword quan trọng (xem thêm dưới đây)

Giả sử từ khóa có độ ưu tiên cao của bạn là “[brand] cost”, vậy “cost” chính là keyword modifier để xác định nhóm đầu tiên của bạn:

phan-loai-nhom-dua-tren-keyword-modifiers

(Nguồn: Internet)

Tiếp đến:

  • Bổ sung thêm những từ khóa thứ cấp (secondary keywords) mang ý nghĩa mới;
  • Tổng hợp lại các câu hỏi (sẽ rất hữu ích để đưa vào những content của bạn sắp tới);
  • Bỏ qua những từ khóa sử dụng cùng những từ ngữ theo một thứ tự khác.

Chắc chắn là bước này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức cho những thương hiệu lớn nhưng nó sẽ dễ dàng hơn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù quy mô của bạn có thế nào thì, công việc này cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và thói quen tìm kiếm của họ.

Thêm nhãn phân loại (labels)

Giờ đây chúng ta đã có một danh sách đầy đủ các dữ liệu từ khóa, hãy biến nó thành một kế hoạch hành động.

Một gợi ý ở đây đó là hãy sử dụng các nhãn (label) để phân loại danh sách từ khóa theo:

  • Loại (“Search Suggestions”, “People Also Ask” hay “Newly Discovered”…)
  • Ý định, hay giai đoạn trong quá trình mua hàng. Người tìm kiếm có thể làm gì khi tìm kiếm điều này?
    • Ý định cao (high intent): Sắp trở thành một người mua hàng, ví dụ như các truy vấn như [brand coupons] (mã giảm giá)…
    • Tìm hiểu về danh tiếng, uy tín (reputational): Có khả năng sắp mua, các truy vấn như [brand reviews] (đánh giá về thương hiệu) hoặc [is brand legit?] (có hợp pháp không)…
    • Nghiên cứu, tìm hiểu – ý định tìm kiếm thông tin (informational intent): vẫn đang tìm hiểu về thương hiệu, ví dụ [is brand worth it?] (thương hiệu có đáng mua không)…
    • Xem xét đến các đối thủ (competitive research): Chúng ta sắp sửa đánh mất khách hàng này vì họ đang cân nhắc những lựa chọn khác với các truy vấn chẳng hạn như [brand vs competitor] (thương hiệu của bạn so với đối thủ]…
    • Điều hướng (navigational): Khi người dùng trên website của bạn (hoặc khách hàng hiện tại) mất đi “đường dẫn” vào website hoặc một mục trên đó, họ có thể thực hiện các truy vấn như [brand login] (để đăng nhập)…
  • Thứ hạng gần đây nhất(các công cụ theo dõi thứ hạng sẽ cung cấp dữ liệu này cho bạn)
  • Các hành động tiếp theo(dựa trên thứ hạng):
    • Chưa cần làm gì thêm (nếu website đã xếp hạng #1)
    • Tạo thêm content mới (nếu website không nằm trong top 50)
    • Tối ưu cho những content hiện có (nếu website hiện đã được xếp hạng cho truy vấn tìm kiếm)

file-theo-doi

(Nguồn: Internet)

Vậy nếu thương hiệu chưa được tìm kiếm nhiều thì sao?

Nếu bạn đang không nhìn thấy quá nhiều truy vấn branded search về thương hiệu của mình, thì điều này có thể liên quan đến 2 vấn đề sau:

  • Bạn đang ở trong một ngách thị trường mà không có nhiều người tìm kiếm. Hoặc doanh nghiệp của bạn chưa đủ lớn (đây thường là điều xảy ra đối với các doanh nghiệp địa phương dựa vào những khách hàng ghé qua hơn là tìm kiếm trên Google).
  • Doanh nghiệp của bạn còn mới.

Nếu thương hiệu của bạn quá mới và không được tìm hiểu đủ nhiều trên Google, hãy thử lấy đối thủ gần với bạn nhất và nhìn vào những branded search của họ. Điều này sẽ giúp bạn dự đoán về các hình mẫu branded search trong tương lai của mình và tránh được những sai lầm. Đây cũng là một “bài tập” tốt cho giai đoạn lên kết hoạch sản phẩm.

Cách phân tích (và tối ưu hóa) cho từng trang SERP quan trọng 

Bắt đầu với brand name của bạn

Bước đầu tiên để thấu hiểu và tói ưu hóa cho các branded search rất cơ bản: hãy tự Google chính bạn. Gõ brand name của mình vào Google để xem các kết quả tìm kiếm và đánh giá dựa trên những gì bạn nhìn thấy.

Ngày nay, các trang kết quả của Google rất trực quan và có tính tương tác. Chúng chứa rất nhiều thành phần (như các vị trí hàng đầu, các câu hỏi, các đoạn trích dẫn nổi bật, các hình ảnh, video…) có thẻ ảnh hưởng đến quan điểm của khách hàng về thương hiệu của bạn hoặc thậm chí là “đẩy” họ rơi vào tay đối thủ.

Branded search chính của bạn giống như là một tấm danh thiếp: Có rất nhiều khách hàng hiện tại hoặc trong tương lai sẽ “google” tên thương hiệu của bạn vào lúc này hay lúc khác. Vậy ấn tượng đầu tiên mà họ có sẽ là gì?

Dưới đây là một ví dụ về trang SERP đối với truy vấn tìm kiếm mang tên thương hiệu, như bạn có thể thấy, nó có chứa một vài thành phần nổi bật:

  • Bảng thông tin tri trức, hay “Knowledge Panel” (đây là khu vực trình bày những thông tin tổng quan về thương hiệu). Nếu bạn không nhìn thấy tính năng này đối với branded search chính của mình, có khả năng là Google chưa biết về công ty của bạn đủ nhiều để công nhận nó như là một thực thể.
  • Khung câu hỏi “People Also Ask” dựa trên thương hiệu.
  • Các kết quả video dạng xoay vòng (video carousel).

cac-thanh-phan-khac-nhau-tren-SERPs-doi-voi-branded-search

(Nguồn: Internet)

Chúng ta có thể thấy thương hiệu này đang làm đúng. Họ có cả trang homepage và các tài khoản social media chính thức xếp hạng ở những vị trí cao nhất. Những việc có thể làm để cải thiện hơn nữa:

  • Đầu tiên (và quan trọng nhất), họ cần xác minh Knowledge Panel của mình. Điều này sẽ cho phép họ bổ sung thêm nhiều thông tin hơn vào đó và đẩy các đối thủ (trong mục “People also search for” – “Mọi người cũng tìm kiếm về”) xuống phía dưới ngay phần có thể nhìn thấy được của màn hình.
  • Thương hiệu này cần có nhiều video hơn! Có một video carousel được xếp hạng khá nổi bật cho truy vấn về brand name của họ nhưng không video nào trong số này đến từ kênh Youtube chính thức của thương hiệu.
  • Họ cần đảm bảo mọi câu hỏi đến từ khu vực “People Also Ask” đều được trả lời trên trang chủ của mình.

Họ cũng cần bắt đầu đấu thầu vị trí quảng cáo với truy vấn brand name. Chắc chắn nhiều người sẽ có chung một câu hỏi: “Tại sao tôi phải bỏ tiền để đáu giá tên của mình trên Google nếu tôi đã xếp hạng #1 rồi?”.

Có nhiều lời giải thích cho việc này. Khi người dùng tìm kiếm, họ có thể nhấp vào những kết quả tìm kiếm tự nhiên ở trên đầu (thường xuyên hơn) hoặc họ có thể nhấp vào các quảng cáo. Khi bạn kiểm soát được cả hai, thì mọi lượt click này đều sẽ dẫn họ về trang của bạn, gần như bạn sẽ không để vụt mất khách hàng nào trong số này.

Việc này khá dễ dàng và hiệu quả. Khi nói đến SERPs, bạn càng kiểm soát được nhiều thành phần, thì bạn sẽ có được nhiều kết quả khả quan hơn.

Khám phá trang SERPs đối với những từ khóa có độ ưu tiên cao

Bây giờ chúng ta đã có một kế hoạch cho những keyword của mình, chúng ta sẽ quan sát từng trang SERPs đối với mỗi tìm kiếm có độ ưu tiên cao. Vấn đề là, việc theo dõi vị trí là hữu ích, nhưng bản thân nó lại chưa đủ. Như bạn đã thấy ở trên, còn có nhiều thành phần trên trang kết quả mà bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện vào, bao gồm:

  • Các kết quả hình ảnh dạng xoay vòng (image carousels);
  • Các kết quả video dạng xoay vòng (video carousels);
  • Khu vực tin tức mới nhất (top news)…

Hãy tìm kiếm từng truy vấn có độ ưu tiên cao và ghi chú lại các thành phần trên trang SERPs cần chú ý đến (bạn có thể bổ sung thêm một cột “Note” vào trong spreadsheet tổng của mình).

Khi bạn lướt trên SERPs của truy vấn về thương hiệu, hãy lưu lại các ý tưởng về cách bạn có thể xếp hạng cho những nội dung của mình để có được nhiều nội dung trực quan hơn (ví dụ như các video cần tạo, các yếu tố đồ họa cần thiết kế…).

Bạn càng cố gắng làm cho brand xuất hiện nhiều trên trang SERPs của tìm kiếm thương hiệu, thì bạn cần kiểm soát tốt hơn hành trình của người mua đó bên ngoài website của mình.

Ví dụ, trang dưới đây có một video carousel rất nổi bật xuất hiện ở phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên, ngay bên dưới khu vực quảng cáo, nên việc nhắm mục tiêu vào các nội dung dưới dạng video cho truy vấn này là một ý tưởng tốt:

vi-du-ve-video-carousel

(Nguồn: Internet)

Dưới đây là một ví dụ về branded search có image carousel xuất hiện:

vi-du-ve-image-carousel

(Nguồn: Internet)

Quá trình này có thể dễ làm cho bạn cảm thấy bị “quá tải”. Nhưng hiện nay các tài nguyên thương hiệu có thể được tạo ra khá dễ dàng nếu bạn biết cách sử dụng công cụ. Chẳng hạn như:

  • Canva: Để tạo ra các thiết kế đồ họa trực quan cho thương hiệu;
  • Visme: Để tạo các infographic và file trình chiếu;
  • InVideo: Để tạo ra các video thương hiệu.

Trên hết, hãy nghĩ về cách làm cho đoạn kết quả của mình trên Google Search có khả năng được nhấp vào nhiều hơn. Ví dụ, page của bạn giải thích về một vấn đề gì đó hoặc trả lời các câu hỏi sẽ luôn được hưởng lợi từ FAQ Schema – đây là loại ngôn ngữ có cấu trúc giúp tạo ra các đoạn FAQ rich snippet hiển thị những câu hỏi đó trên SERPs. Đây cũng là một cách hiệu quả để trở nên nổi bật giữa nhiều kết quả khác.

FAQ-rich-snippet-duoc-tao-ra-tu-FAQ-Schema

(Nguồn: Internet)

Khi bạn kiểm tra các kết quả cho branded search, file theo dõi của bạn có thể trở nên giống với dưới đây:

cap-nhat-file-theo-doi-cho-branded-search

Ghi chú thêm: Bạn cũng có thể trích xuất các dữ liệu “SERP Features” từ công cụ Ahrefs)

Triển khai và theo dõi

Có một điều quan trọng mà nhiều doanh nghiệp không nắm bắt được khi nghiên cứu các truy vấn tìm kiếm về thương hiệu, Mỗi branded search trên Google có thể tương đương với hành trình của người mua bị gián đoạn. Hãy hình dung người dùng website của bạn đang di chuyển theo phễu bán hàng và rồi đột nhiên quay trở ra Google. Trong nhiều trường hợp thì khách hàng tiềm năng đó có một vấn đề mà website của bạn không giải quyết được, vậy nên hành trình của người mua bị gián đoạn.

Điều này có nghĩa là việc nghiên cứu các branded search nên tập trung vào việc xây dựng nên một chiến lược content đa dạng. Lúc nào bạn cũng nên tự hỏi rằng: Có cách nào để mình loại bỏ nhu cầu tìm kiếm về điều này. Tôi có thể điều chỉnh website, sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động của mình cho các khách hàng để họ không bao giờ phải tìm kiếm về nó không?

Ví dụ, nếu người dùng đang tìm kiếm truy vấn [site login] (để đăng nhập vào website), thì rõ ràng đang có vấn đề về tính khả dụng (nhiều người không thể tìm được cách đăng nhập), vậy nên hãy triển khai một vài thay đổi trong thiết kế web để làm điều đó trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn…

Bạn có còn nhớ ở trên chúng ta đã đề cập đến việc ghi chú lại ý định tìm kiếm (search intent) không? Đây là lúc mà các nhãn phân loại ý định tìm kiếm (label) có thể trở nên hữu ích, vì hiểu được lý do tại sao khách hàng của bạn phải tìm kiếm cho mỗi truy vấn và khách hàng đó đang ở giai đoạn nào trong phễu bán hàng khi quay trở ra Google – điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn cho những người tìm kiếm này trên website của mình.

Ở đây bạn có thể sử dụng file theo dõi tổng hợp (master spreadsheet) để ghi chú thêm những hành động cần triển khai:

Ý định của truy vấn tìm kiếm về thương hiệu
Ví dụ về loại content cần tạo
Sự tham gia của những team khác
Research (Nghiên cứu) Những content dạng blog post + hướng dẫn dưới dạng video (tutotials) Hãy mời đội ngũ quản trị sản phẩm cùng tham gia để thu thập các câu trả lời, feedback và triển khai các cập nhật/cải tiến cho sản phẩm được người dùng mong muốn
High-intent (Ý định cao) Các nội dung hỏi đáp về sản phẩm (Product Q&A) Nên có sự tham gia của các chuyên viên tối ưu hóa chuyển đổi (CRO expert) và thử nghiệm A/B test để tối ưu hóa chuyển đổi trên trang ở mức tốt nhất
Navigational (Điều hướng) Tạo ra trang knowledge base (cơ sở tri thức) đầy đủ cho sản phẩm cụ thể + các video hướng dẫn Cần có sự tham gia của các nhân sự có liên quan đến chuyên môn thiết kế (design) + tính khả dụng (usability) để xử lý các vấn đề về điều hướng
Competitive research (Tìm hiểu về các đối thủ) Tạo ra các trang landing cụ thể + các video để giải thích về các lợi ích và giá trị của sản phẩm Nhờ đội ngũ quản trị sản phẩm thu thập + phân tích các phản hồi của khách hàng đê triển khai các cập nhật/điều chỉnh cần thiết. Đội ngũ sales cũng cần tham gia để biết về cách giải thích hiệu quả nhất những giá trị của sản phẩm cho khách hàng.
Reputational (Tìm hiểu về danh tiếng) Tạo ra các trang landing cụ thể + các video Cần có sự tham gia của đội ngũ social media và quản lý danh tiếng thương hiệu (reputation management) để giải quyết các truy vấn này một cách chính xác khi cần thiết.

Và tất nhiên là, không phải tất cả truy vấn tìm kiếm đều có thể phân loại rõ ràng thuộc một danh mục duy nhất, vậy nên những hành động này có thể khác nhau tùy thuộc vào quan sát và nhận định của bạn. Điều quan trọng cần ghi nhớ ở đây đó là branded search có thể cho bạn thấy một vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là gợi ý xem nội dung nào nên được bổ sung.

Theo dõi các branded search của bạn

Vì hành trình của người mua đang dần trở nên phức tạp hơn, nên việc có được thứ hạng cao nhất, thậm chí là cả những lượt click có thể cũng không phản ánh toàn diện được hiệu quả của chiến lược tối ưu hóa cho các tìm kiếm liên quan đến thương hiệu.

Bài viết này không chỉ tập trung vào việc thu hút những người tìm kiếm đó đến được trang của bạn. Mà nó còn là chiến lược quản trị danh tiếng nhằm mục đích xây dựng độ tin cậy cho thương hiệu.

Khi bạn xử lý từ truy vấn branded search này sang truy vấn branded search tiếp theo, hãy lưu ý tạo ra các nội dung dưới dạng video, công khai các phản hồi từ khách hàng (social proof) và trả lời các câu hỏi có thể có, bạn đang làm mọi thứ để đảm bảo rằng bất kỳ khách hàng tiềm năng nào khi nhìn vào những trang SERPs này cũng đều nghĩ rằng “Thương hiệu này có thể tin tưởng được” thậm chí trước khi nhấp chuột vào đâu đó.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những KPIs khác nhau về SEO, nhưng điều mà chúng ta thực sự muốn nhìn thấy sau một vài tháng tối ưu theo những hạng mục ở trên chính là:

  • Tỉ lệ chuyển đổi cao hơn
  • Có nhiều khách hàng quay lại hơn

Tổng kết 

Nghiên cứu về branded search là một trong những nguồn dữ liệu có giá trị nhất (nhưng bị lãng quên khá nhiều). Nó có thể cung cấp cho bạn hàng đống dữ liệu về thị trường ngách, về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm hoặc những vấn đề trên website (và gợi ý cách để khắc phục chúng).

Việc tối ưu hóa cho những tìm kiếm về thương hiệu không chỉ giúp bạn tạo ra nhiều traffic hơn đến website, mà còn nâng cao sự tin cậy và trung thành dành cho website, cả hai yếu tố này đều đi kèm với nhiều “phần thưởng” hấp dẫn, bao gồm nhiều lượt chuyển đổi hơn và có nhiều sự tín nhiệm hơn từ hiệu ứng lan truyền thông qua phản hồi của khách hàng.

Điểm: 4.8 (32 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn