ASO là gì? Hướng dẫn tối ưu hóa trong cửa hàng ứng dụng (App Store Optimization)

ASO là gì? Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu một ứng dụng trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo rằng mình đã áp dụng những phương pháp đúng để tối ưu hóa cho nó trong cửa hàng ứng dụng App Store. Công việc này còn được biết đến với tên gọi App Store Optimization (ASO).

Có hàng triệu ứng dụng trong cả Apple App Store (áp dụng cho những sản phẩm chạy trên hệ điều hành iOS) và Google Play Store (trên hệ điều hành Android). Để trở nên nổi bật giữa “rừng” sản phẩm này, bạn cần hiểu được cơ chế tối ưu hóa trong chợ ứng dụng như thế nào và tận dụng nó ra sao. Công việc ASO cũng có nhiều điểm tương đồng với SEO, nhưng nó cũng có những điểm khác biệt rất rõ rệt mà chúng ta cần nắm rõ nếu muốn nâng cao kết quả cho ứng dụng.

app-store-optimization-featured-image

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Đào tạo Digital Marketing Á Âu tìm hiểu về cách tối ưu hóa cho ứng dụng đối với 2 cửa hàng ứng dụng lớn hiện nay, cũng như lý do tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến ASO và các yếu tố xếp hạng quan trọng đối với loại hình này.

ASO (App Store Optimization) là gì?

App Store Optimization hay ASO là quá trình tối ưu khả năng hiển thị của một ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng (app store) lớn với mục đích chính là để tăng lượng download và cài đặt tự nhiên cho app. Hai app store chủ yếu hiện nay chính là App Store của Apple dành cho các thiết bị iOS và Google Play Store cho các thiết bị Android.

app-store-google-play-store

(Nguồn: Internet)

So sánh giữa ASO và SEO

Về mục tiêu

Mục tiêu của AS

Nhìn chung thì mục tiêu của ASO là để tăng thứ hạng của ứng dụng đối với những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhằm mục đích cuối cùng là tăng lượt download. Vì việc được tìm thấy trở nên quan trọng đối với cả 2 app store (iOS & Android), nên các chuyên gia về ASO hiện nay cũng đang bắt đầu chú trọng đến các chiến lược giúp nâng cao khả năng hiển thị cho ứng dụng của họ trong các nội dung được biên tập (editorial content), các mục như “Stories” hay ứng dụng tương tự.

Mục tiêu của SEO

Mục tiêu cuối cùng của SEO là nhằm thúc đẩy nhiều traffic chất lượng hơn đến web page của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm tự nhiên và giúp người dùng tìm được những câu trả lời cho vấn đề của họ, hoặc khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới.

Về ý định tìm kiếm (search intent)

Search intent đối với các app store

Các truy vấn tìm kiếm trong những chợ ứng dụng nhìn chung đều ngắn hơn. Người dùng có xu hướng tìm kiếm những ứng dụng cụ thể bằng tên brand name của chúng hoặc tìm kiếm để khám phá những app mới có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó. Các truy vấn vì thế có xu hướng thể hiện về mặt chức năng nhiều hơn và có liên quan đến những tính năng cụ thể của một ứng dụng.

Search intent đối với web

Do lượng thông tin dồi dào trên Internet, nên các cụm từ tìm kiếm có xu hướng dài và cụ thể hơn. Người dùng thường tìm kiếm các câu trả lời cho những câu hỏi nào đó hoặc thực hiện những truy vấn liên quan đến việc mua bán (transactional queries) để tìm hiểu hoặc mua một sản phẩm – dịch vụ.

Về các yếu tố xếp hạng (ranking factor)

Đối với ASO

Một số yếu tố xếp hạng onpage có thể kể đến như:

  • Tên ứng dụng – app title (iOS & Android)
  • Tiêu đề phụ – app subtitle (iOS) và phần mô tả ngắn – short description (Android)
  • Phần mô tả dài (long description) & mật độ từ khóa (keyword density) (Android)
  • Trường từ khóa – keyword field (iOS)
  • Lượt mua trong ứng dụng – in-app purchases (iOS)
  • Đơn vị phát hành – Publisher name (iOS & Android)

Một số yếu tố xếp hạng offpage có thể kể đến như:

  • Tổng lượt download và sự tăng trưởng về lượt download (download velocity) (iOS & Android)
  • Tỉ lệ chuyển đổi – conversion rate (iOS & Android)
  • Mức độ duy trì người dùng và lượng tương tác (iOS & Android)
  • Các review và điểm đánh giá rating (iOS & Android)
  • Tỉ lệ crash rate – ứng dụng bị treo hoặc dừng đột ngột (iOS & Android)
  • Số lượng backlink (Android)

Ngoài ra cũng có sự khác biệt lớn giữa các yếu tố xếp hạng trong Apple App Store và Google Play Store (sẽ được trình bày bên dưới).

Đối với SEO

Như chúng ta đã biết, hệ thống xếp hạng trong SEO bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, liên quan đến các trụ cột chính như Authority, User Intent Optimzation và User Experience Optimiztion.

Một số yếu tố xếp hạng có thể kể đến như sự xuất hiện của keyword tại các vị trí quan trọng (title, H1, URL…), nội dung liên quan và có chất lượng cao, tốc độ trang, số lượng backlink, độ uy tín của tên miền, tỉ lệ CTR, traffic, thời gian ở trên trang…

3 lý do cần phải quan tâm đến ASO

Để làm ASO thành công, bạn cần biết được những yếu tố nào có tác động đến nó. Những yếu tố chính ở đây bao gồm việc tối ưu hóa cho tiêu đề (title), tiêu đề phụ (subtitle) và phần mô tả (description) của ứng dụng, việc lựa chọn đúng các từ khóa (keyword) và danh mục ứng dụng (category), thu hút được nhiều đánh giá (review) từ người dùng… Bài viết này sẽ cùng khám phá những yếu tố trên một cách cụ thể.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách để tối ưu hóa cho ứng dụng, hãy cùng xem qua 3 lý do tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến ASO nhé:

Tăng khả năng hiện diện của ứng dụng

Hãy tự hỏi: Nếu ứng dụng của bạn đang không được xếp hạng tại một vị trí nổi bật trên các cửa hàng ứng dụng, thì làm thế nào để người ta tìm thấy nó?

Câu trả lời chính là bạn sẽ cần nhờ đến các kênh marketing khác của mình để thúc đẩy lượng truy cập (traffic) và nâng cao độ nhận biết (awareness): website, các kênh mạng xã hội, thông qua email hoặc các phương tiện truyền thông trả phí (paid media). Thực thế thì, theo như thống kê từ App Radar:

Có đến 70% người dùng di động sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm các ứng dụng mới và 65% tổng lượt tải xuống (download) xảy ra trực tiếp sau khi tìm kiếm, làm cho chức năng search trên app store trở thành cách thức phổ biến nhất để tìm những ứng dụng mới.

Thứ hạng trên app store không phải là thứ xảy ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ. Cũng giống như việc xếp hạng trên Google vậy. Bạn cần có một chiến lược ASO vững chắc để tạo đà cho việc tăng trưởng trên những nền tảng này.

Tăng lượt cài đặt tự nhiên (organic installs) cho ứng dụng

Việc xuất hiện ở vị trí cao trong app store không có nghĩa là bạn sẽ thu về lượng cài đặt lớn, nhưng với một chiến lược ASO hiệu quả, thì bạn có khả năng cải thiện những chỉ số của mình.

Các công việc trong quá trình ASO gần như đều xoay quanh việc viết nên những đoạn mô tả (description), tiêu đề (title) thật hấp dẫn, kích thích và chia sẻ những hình ảnh chụp màn hình (screenshot) ấn tượng, thu hút sự chú ý của ứng dụng, tất cả những yếu tố này có thể giúp cho app của bạn trở nên nổi bật và “lôi kéo” được lượt click từ những người tìm kiếm.

toi-uu-moi-yeu-to-de-lam-nen-su-thu-hut-cho-ung-dung-trong-app-store

(Nguồn: Internet)

Tăng doanh thu và chuyển đổi cho ứng dụng

Phần lớn các ứng dụng đều được xây dựng để tạo ra doanh thu hoặc thúc đẩy chuyển đổi bằng cách này hay cách khác. Nhiều ứng dụng miễn phí thì tận dụng các quảng cáo thân thiện với người dùng (ít ra thì cũng cố gắng thân thiện nhất có thể) để có thu nhập. Hầu hết người dùng đều không muốn bị gián đoạn trải nghiệm khi đang sử dụng app; vậy nên việc tăng doanh thu bằng cách tích hợp các quảng cáo trong ứng dụng (in-app ad) cũng cần chú ý không làm ảnh hưởng đến họ.

Bạn có thể sử dụng một loại hình được gọi là “reward ad” – người dùng sẽ nhận được một “phần thưởng” (reward) trong ứng dụng của bạn sau khi xem một mẩu quảng cáo (ví dụ như sẽ có thêm lượt chơi trong game sau khi xem hết 30 giây quảng cáo). Ngoài ra còn có các quảng cáo tương tác (interactive ad); những loại quảng cáo này có thể là các mini-game để người dùng tiêu khiển. Hoặc, bạn có thể sử dụng quảng cáo để khuyến khích người dùng nâng cấp ứng dụng lên những cấp độ cao hơn/mở khóa những tính năng mới.

Tối ưu hóa ứng dụng cho những nền tảng khác nhau

Trước khi đi vào tìm hiểu về cách thức tối ưu hóa cho ứng dụng, có một điểm quan trọng đó là chúng ta cần phân biệt được điểm khác nhau khi tối ưu hóa cho hai cửa hàng ứng dụng Apple App Store và Google Play Store. Sẽ có những yếu tố xếp hạng đặc thù cho mỗi nền tảng này.

Sự khác nhau giữa Apple App Store và Google Play Store

Hai app store phổ biến này có rất nhiều điểm tương đồng. Từ góc độ của người dùng thì mỗi nền tảng đều vận hành theo cơ chế giống nhau và đáp ứng một mục đích như nhau: để cho phép người dùng tìm kiếm và cài đặt các ứng dụng trên thiết bị iOS hoặc Android. Tuy nhiên, từng cửa hàng ứng dụng lại sở hữu hệ thống riêng (hoặc đối với những người tư duy theo lối SEO, thì là thuật toán tìm kiếm riêng) mà bạn cần tối ưu hóa dựa trên đó.

Cả hai app store đều sử dụng một hệ thống đánh giá (review system) để đảm bảo việc duy trì một mức chất lượng ổn định. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quá trình này đối với Apple thường dài hơn. Đây là một điểm khác biệt chính yếu; bạn cần phải “chừa ra” ít nhất là 3 ngày (3-day buffer) đối với các ứng dụng iOS.

Điểm khác biệt lớn thứ hai đó là các keyword được sử dụng như là yếu tố xếp hạng. Google Play Store sẽ lập chỉ mục (index) toàn bộ content (title, description…). Nhưng ngược lại, Apple App Store sẽ sử dụng một trường từ khóa cụ thể (keywords field) để bạn đưa vào các từ khóa có liên quan phục vụ cho mục đích xếp hạng.

Ngoài ra thì, cả 2 nền tảng đều chưa từng công bố những thành phần có trong thuật toán của họ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể rút ra một số kết luận để xem những yếu tố nào thực sự có tác động đối với từng nền tảng này.

Các yếu tố xếp hạng trong Apple App Store

Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng iOS mà bạn có thể tác động, bao gồm:

  • Tên ứng dụng (app name)
  • Tiêu đề phụ cho ứng dụng (app subtitle) – là dòng ngay bên dưới tên ứng dụng
  • Địa chỉ URL của ứng dụng (app URL)
  • Các từ khóa (keyword)
  • Số lượt cài đặt (installs)
  • Các đánh giá & nhận xét (reviews & ratings)
  • Các cập nhật cho ứng dụng (app updates)
  • Các lượt mua bên trong ứng dụng (in-app purchases)

Các yếu tố xếp hạng trong Google Play Store

Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng Android mà bạn có thể tác động, bao gồm:

  • Tiêu đề cho ứng dụng (app title)
  • Phần mô tả ngắn cho ứng dụng (app short description)
  • Phần mô tả dài cho ứng dụng (app long description)
  • Số lượt cài đặt (installs)
  • Lượt đánh giá & nhận xét (reviews & ratings)
  • Các lượt mua bên trong ứng dụng (in-app purchases)
  • Các bản cập nhật (updates)

Cách tối ưu cho ứng dụng

Nếu bạn đang tìm kiếm nhiều lượt cài đặt hơn, bạn cần biết được các tối ưu hóa đúng cách cho ứng dụng.

1. Tối ưu cho Title và Subtitle

Title của app không chỉ là thứ đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên danh sách kết quả tìm kiếm mà còn được sử dụng như là một yếu tố xếp hạng bởi cả 2 cửa hàng ứng dụng. Trên Apple App Store, subtitle của bạn còn giúp tạo ra thêm ngữ cảnh cho app và bổ sung thêm một số dữ kiện để minh họa rõ nét hơn.

Các keyword cần được sử dụng một cách cẩn thận ở đây. Yếu tố này có trọng số lớn nhất trong các yếu tố được dùng để xếp hạng, nhưng bạn cần phải kết hợp các từ khóa thật tự nhiên trong khi cân bằng với mục tiêu tạo ra một cái tên dễ nhớ và hấp dẫn.

Trong ví dụ bên dưới, chúng ta có thể thấy ứng dụng “Map My Run by Under Armour”, vừa bao gồm cả tên app và sự liên kết của nó với Under Armour – một thương hiệu uy tín đã hoạt động lâu năm.

vi-du-ve-ung-dung-map-my-run-under-armour

(Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra số ký tự (character count) cho các title của bạn. Apple App Store chỉ cho phép giới hạn tối đa 30 ký tự. Còn trên Google Play Store thì số ký tự sẽ là 50.

2. Tối ưu hóa cho phần Description

Google Play Store sử dụng phần miêu tả ngắn (short description) và dài (long description) của ứng dụng, trong khi App Store thì không. Dù vậy không có nghĩa là bạn không nên dành thời gian để viết nên đoạn mô tả hấp dẫn và thu hút cho các ứng dụng iOS!

Trên Google Play Store, description là một trong những phần chính của content được index và phân tích bởi thuật toán để xếp hạng cho ứng dụng. Vì thế, bạn cần sử dụng những từ khóa mà bạn muốn xếp hạng (đưa chúng vào trong nội dung) một cách có chiến lược.

Ngoài ra, nó còn giúp người dùng hiểu được ứng dụng của bạn là gì, những tính năng chính ra sao và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn muốn truyền tải.

Đoạn mô tả cho cả 2 cửa hàng ứng dụng Apple và Google đều có giới hạn ký tự ở mức 4,000 từ. Bấy nhiêu cũng đủ nhiều để trình bày về những tính năng quan trọng và lý do tại sao người ta nên tải về ứng dụng của bạn.

3. Sử dụng các keyword một cách hiệu quả

Các từ khóa đóng một vai trò to lớn đối với sự thành công của hoạt động ASO.

Trong khi Apple App Store cho phép bạn đưa vào đến 100 ký tự từ khóa trong phần keyword field (trường từ khóa), thì Google Play Store lại không có tính năng này. Thay vào đó, nó sẽ index các keyword nằm trong những thành phần content khác (mẹo nâng cao: hãy cố gắng đưa những keyword chính của mình vào trong phần description và title).

Trên cả 2 nền tảng này, bạn cần đảm bảo rằng mình đang lựa chọn các từ khóa cẩn thận và tập trung vào những truy vấn chính yếu mà những người tìm kiếm đang sử dụng. Để làm việc này một cách hiệu quả, chúng ta cần phải nghiên cứu từ khóa.

Cách người dùng thực hiện các tìm kiếm bằng cách viết hay nhập văn bản nhìn chung đều giống nhau trên Internet. Điều này có nghĩa là những công cụ keyword research mà bạn sử dụng đều có thể giúp bạn khám phá xu hướng tìm kiếm của mọi người.

Hãy bắt đầu bằng việc xác định những xu hướng và tìm kiếm có lượng volume cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian phân tích tên app và đoạn description của đối thủ để xem những keyword nào họ đang nhắm đến, đây cũng là một khởi điểm tốt cho quá trình nghiên cứu của bạn.

keyword-magic-tool-running-app

(Nguồn: Internet)

4. Chọn đúng hình screenshot và thêm vào một đoạn video preview

Ở phía trên chúng ta đã đề cập rằng ASO tập trung vào việc thúc đẩy mọi người nhấp vào và cài đặt ứng dụng của bạn cũng như gia tăng khả năng hiển thị của nó trên cửa hàng ứng dụng.

Sau cùng thì, không gì đáng thất vọng hơn việc có những thứ hạng nổi trội nhưng tỉ lệ CTR lại cực kỳ kém.

Một trong những việc khả thi nhất bạn có thể làm để tăng tỉ lệ CTR trên Apple App Store chính là chọn những phần hình ảnh thích hợp để thu hút sự chú ý. Những hình ảnh này hiển thị cả trên kết quả tìm kiếm ứng dụng và trong chính kết quả của ứng dụng đó trên iOS. Trên Google Play, chúng chỉ xuất hiện khi có ai đó click vào kết quả của bạn.

Đây là cơ hội để bạn giới thiệu về ứng dụng một cách trực quan trước cả khi người dùng nhấp vào nó để xem thêm. Và vì thế bạn nên tận dụng nó để tạo nên những hình ảnh thực sự nổi bật. Dưới đây là một ví dụ:

tan-dung-preview-screenshot

(Nguồn: Internet)

Bạn cũng có thể chọn sử dụng video thay vì các hình ảnh tĩnh. Nếu hiệu quả thì điều này thậm chí còn làm cho bạn nổi bật hơn giữa các đối thủ cạnh tranh hơn nữa. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết về một số giới hạn cho phép:

Apple App Store: Bạn có thể hiển thị 10 hình ảnh screenshot. Bạn nên sử dụng tất cả 10, chú ý tạo ra các kích cỡ hình ảnh phù hợp cho các loại thiết bị khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm về kích thước tại đây:

https://appradar.com/blog/ios-app-screenshot-sizes-and-guidelines-for-the-apple-app-store

Google Play Store: Bạn có thể sử dụng tối đa 8 hình ảnh. Bạn có thể tham khảo thêm về kích thước tại đây:

https://appradar.com/blog/android-app-screenshot-sizes-and-guidelines-for-google-play

5. Khuyến khích các review và rating

Các lượt nhận xét và đánh giá (review & rating) là một chỉ dấu về chất lượng và độ phổ biến của ứng dụng. Nếu bạn có mức đánh giá thấp, bạn sẽ không được hiển thị ở vị trí top của kết quả tìm kiếm trong app store.

Một phần quan trọng khi tối ưu hóa ứng dụng đó là khuyến khích người dùng để lại các lượt review và rating, nhất là khi cả 2 app store đều xem những ứng dụng được đánh giá cao hơn thì có sự liên quan và phù hợp nhiều hơn.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể làm được việc đó? Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Nhờ người dùng để lại review từ ngay bên trong ứng dụng. Thời điểm thích hợp để làm việc này là sau một tiến trình nào đó mà người dùng vừa hoàn thành một hành động tích cực. Bạn có thể yếu cầu đánh giá sau khi người dùng đã hoàn thành một cấp độ, ứng dụng hoặc mua hàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý về tần suất yêu cầu đánh giá – với Apple App Store, thì bạn bị giới hạn tối đa 3 lần yêu cầu người dùng đánh giá trong 1 năm.
  • Cân nhắc đến việc kêu gọi review từ mạng lưới đối tượng hiện tại thông qua những kênh khác. Bạn có nghĩ đến việc sử dụng mạng xã hội để nâng cao độ nhận biết về ứng dụng của mình? Hay email marketing? Hãy nhờ người dùng (thường là những người hâm mộ trung thành) trên những kênh này để lại review về trải nghiệm của họ khi sử dụng app.
  • Sử dụng game hóa (gamification) như là một cách thức để “thưởng” cho các review. Nếu app của bạn tự làm được việc này, bạn có thể cung cấp các phần thưởng để thu được nhiều đánh giá hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chiến thuật trò chơi hóa tại đây:

https://thetool.io/2017/improve-user-ratings#8_Use_gamification_8211_reward_users_for_rating_your_app

6. Tối đa hóa lượt tải về (download)

Hạng mục này khá giống như một con dao hai lưỡi.

Ứng dụng của bạn càng có nhiều lượt download, thì nó càng có khả năng được hiển thị nhiều hơn. Đó là thuật toán để ưu tiên cho những ứng dụng phổ biến.

Tầm quan trọng của việc gia tăng khả năng hiển thị là rõ ràng, nhưng bạn cũng cần chú ý nâng cao tỉ lệ cài đặt ứng dụng. Sau cùng thì, một ứng dụng được nhìn thấy nhiều nhưng không nhận được nhiều lượt cài đặt thì cũng sẽ sớm không còn được nhìn thấy nữa.

Khi nói đến mức chuẩn đối sánh và việc thiết lập mục tiêu, thì toàn bộ thị trường đều tương đối khó khăn. Theo như một nghiên cứu về tỉ lệ chuyển đổi của ứng dụng được thực hiện bởi AppTweak thì:

Tỉ lệ cài đặt trung bình của các ứng dụng trong Apple App Store tại Mỹ là 3.42%.

Tuy nhiên, con số này sẽ thay đổi tùy theo danh mục, và những ứng dụng tài chính có thể có install rate lên đến 8.5%. Trong khi đó, các trò chơi board game chỉ nhận được 0.7% lượt cài đặt khi được nhìn thấy trên các kết quả tìm kiếm.

Hãy dành thời gian nghiên cứu tỉ lệ trung bình trong lĩnh vực của bạn là bao nhiêu và dặt mục tiêu cải thiện tỉ lệ cài đặt ở trên mức này.

7. Phân tích và tối ưu

Khi bạn đã tối ưu hóa cho ứng dụng của mình, hãy bắt đầu tìm cách để có được nhiều lượt review và đánh giá, và đo lường xem lượt cài đặt có tăng lên hay không, quan trọng là cần phải phân tích các kết quả và tối ưu liên tục.

Hãy xem xét các cách thức để cải thiện tỉ lệ install rate, CTR và lượt download hiện tại. Đừng ngại việc hoán đổi các từ khóa và thử nghiệm các title, subtitle và đoạn subscription khác nhau. Cũng giống như SEO, bạn sẽ liên tục tinh chỉnh chiến lược của mình để xem những gì hiệu quả và mang lại kết quả mà bạn đang mong đợi. Cũng cần đảm bảo rằng những từ khóa bạn sử dụng luôn mới mẻ và cập nhật khi cần thiết, lưu ý cập nhật lại cả hình ảnh thiết kế và video nếu ứng dụng của bạn có sự thay đổi dần theo thời gian. Những sự điều chỉnh nhỏ thế này hoàn toàn có thể tạo nên sự thành công cho app của bạn.

Tổng kết

Việc sở hữu một ứng dụng có thể là một tài sản giá trị đối với doanh nghiệp của bạn, nhưng nó cần được nhìn thấy và cài đặt để có thể mang lại giá trị.

Bất kỳ ai đã có một nền tảng kiến thức SEO vững chắc sẽ khong gặp khó khăn khi áp dựng những kỹ năng của họ vào trong mảng ASO, miễn là những yếu tố xếp hạng đều được nắm rõ và tuân thủ quy trình triển khai do mỗi nền tảng đặt ra. Chúc các bạn may mắn!

Điểm: 4.88 (51 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn