Cách Khai Thác Chiến Dịch Quảng Cáo PPC Để Thúc Đẩy Sức Mạnh Cho SEO

Khi bắt đầu xây dựng một thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số, thì quảng cáo PPC (Pay-Per-Click, quảng cáo hiển thị dạng nhấp chuột) có thể là một cách thức tuyệt vời để thâm nhập vào thị trường mới tức thì và bắt đầu tạo ra traffic cho website. Nhưng với chi phí CPC (Cost-Per-Click, chi phí cho mỗi lượt click) ngày càng tăng và tình trạng sử dụng các công cụ nhấp chuột tự động (click fraud) chưa được khắc phục triệt để, thì PPC có thể nhánh chóng trở nên rất đắt đỏ. Ngay cả những digital marketer lành nghề nhất cũng có thể gặp khó khăn để triển khai các chiến dịch Google Ads mang về lợi nhuận.

quang-cao-ppc-va-suc-manh-SEO

Vì lý do này, thì việc khai thác hiệu quả khoảng chi tiêu PPC không chỉ xoay quanh việc tối ưu hóa đúng cách; mà còn là việc sử dụng toàn bộ dữ liệu có được thông qua hoạt động quảng cáo PPC đó để xây dựng một chiến lược SEO thông minh hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Đào tạo SEO Á Âu tìm hiểu cách sử dụng các chiến dịch Google Ads như là một công cụ tiềm năng để thúc đẩy và tạo ra sức mạnh SEO.

PPC là chiến lược hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng SEO là cuộc chơi dài hạn

Với quảng cáo PPC, điều tối quan trọng cần phải ghi nhớ đó là về bản chất, bạn đang “thuê” những lượt truy cập đến website của mình trong ngắn hạn. Các thương hiệu phụ thuộc nhiều vào lượt doanh thu có được thông qua tìm kiếm trả phí – paid search (hơn là tìm kiếm tự nhiên – organic search) có nguy cơ đứng trước cuộc khủng hoảng khiến doanh nghiệp của họ bị “lao dốc”. Khoảnh khắc dừng bỏ tiền cho các quảng cáo tìm kiếm cũng chính là lúc lượng traffic bị “cạn kiệt”.

Bạn chắc chắn có thể tạo ra lượng traffic đột phá với paid search, nhưng nếu bạn đang thắt chặt ngân sách thì chiến lược này có thể sẽ khó để duy trì được.

Không giống như quảng cáo PPC, hoạt động SEO cho phép các thương hiệu có thể đạt được cùng lượng traffic đó mà không phải trả tiền, và nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể sẽ liên tục mang lại giá trị theo thời gian. Điều này không có nghĩa Google Ads không phải là một phần quan trọng trong chiến lược marketing, nhưng việc “đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ” có thể gây cho bạn nhiều rủi ro lớn.

Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh và tốc độ xây dựng độ authority cho website, những kết quả mà SEO mang lại có thể xuất hiện sau vài tháng. Đó là lý do tại sao PPC luôn là một trong những cách thức được ưa chuộng để kiểm tra các chiến lược digital hay quy trình bán hàng một cách nhanh chóng.

Để mang lại những kết quả tốt, cần tối ưu hóa chiến dịch Google Ads đúng cách

Trước khi tìm hiểu xem các chiến dịch PPC có mối liên hệ với SEO ra sao, bạn cần đảm bảo rằng mình đang ưu tiên tối ưu hóa cho các chiến dịch quảng cáo PPC. Khi bàn đến vấn đề này, dưới đây là một số gợi ý:

1. Áp dụng cách thức tiếp cận lặp đi lặp lại

Rất có thể, chiến dịch đầu tiên của bạn sẽ không mang lại lợi nhuận. Nhưng một chiến dịch không sinh lời vẫn có thể cung cấp cho bạn hàng đống thông tin về tập từ khóa mục tiêu, mức đấu thầu, định dạng quảng cáo, và các chi tiết cần thiết để cải thiện hiệu quả cho chiến dịch.

Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn đang được kích hoạt đối với các cụm từ tìm kiếm không liên quan hoặc tạo ra các loại click không phù hợp, hãy bổ sung những cụm từ này vào danh sách từ khóa phủ định (negative keyword list). Nếu quảng cáo của bạn đang có nhiều impression nhưng không có click, hãy kiểm tra lại nội dung quảng cáo và cập nhật – chỉnh sửa để làm cho nó phù hợp hơn.

Về thời gian lý tưởng của một chiến dịch PPC, bạn nên có đủ ngân sách hàng tháng để thu được ít nhất vài trăm lượt click (bạn cần có đủ chuyển đổi mới có thể tính toán được tỉ lệ chuyển đổi về mặt thống kê). Thường thì, ba tháng là đủ thời gian để thực hiện tối ưu hóa liên tục và thúc đẩy sức mạnh cho SEO.

Hãy thực hiện các điều chỉnh nhỏ, theo dõi kết quả, và tiếp tục triển khai những thay đổi mới.

2. Sử dụng các nhóm quảng cáo từ khóa đơn

Nhiều nhà tiếp thị PPC đều đồng ý rằng một trong những cách tối ưu hóa tốt nhất chính là áp dụng các nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ (single keyword ad groups). Đúng là việc này sẽ làm cho team marketing cần phải xử lý nhiều hơn, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho các trang chứa những nội dung quảng cáo phù hợp nhất sẽ có tỉ lệ CTR và chuyển đổi cao hơn.

single-keyword-ad-groups-structure

Cấu trúc nhóm quảng cáo theo từ khóa đơn lẻ (Nguồn: LinkGraph)

Cấu trúc chiến dịch này chỉ sử dụng một từ khóa (keyword) cho mỗi nhóm quảng cáo (ad group) (thay vì một ad group nhắm mục tiêu vào nhiều keyword khác nhau). Cấu trúc SKAGs (Single Keyword Ad Groups) khiến cho việc xác định các keyword nào sẽ hoạt động hiệu quả hay không cho SEO trở nên dễ dàng hơn bởi vì:

  • Các SKAGs có tỉ lệ CTR và chuyển đổi cao nhất chắc chắn sẽ là những từ khóa giá trị cho SEO;
  • Các SKAGs giúp khám phá các cụm từ tìm kiếm liên quan có giá trị và đáng để nhắm mục tiêu đến một cách tự nhiên;
  • Các SKAGs giúp cho thử nghiệm phân tách dễ dàng hơn (bước tối ưu hóa tiếp theo) và có thể giúp bạn xác định các tiêu đề (headline) và đoạn mô tả (description) hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho những page làm SEO.

3. Viết những đoạn nội dung quảng cáo nhắm mục tiêu rõ ràng và sử dụng A/B testing

Nếu bạn cấu trúc chiến dịch đúng cách và sử dụng cấu trúc SKAGs, bạn có thể tạo ra những quảng cáo văn bản (text ad) không trùng lặp cho từng từ khóa mục tiêu trong một ad group. Với tính năng A/B testing được tích hợp sẵn trong Google Ads, bạn cũng có thể kiểm tra những tiêu đề và đoạn mô tả khác nhau để xem những phương án nào mang lại kết quả tốt hơn.

Với thiết lập xoay vòng quảng cáo (ad rotation) ở phần “Optimize”, quảng cáo được phân phối có trọng số được đánh giá dựa trên quảng cáo hoạt động hiệu quả hơn (về mặt số liệu thống kê). Để chạy một A/B test thích hợp, bạn cần định rõ được biến mà bạn đang muốn thử nghiệm là gì, cũng như có hai bộ ad copy (nội dung quảng cáo) đủ tách biệt với nhau để mang lại những kết quả khác nhau. Trong ví dụ bên dưới, đoạn mô tả (description) là biến được dùng để thử nghiệm và các dữ liệu cho thấy mẫu B mang lại kết quả tốt hơn (dù có ít lượt hiển thị hơn nhiều).

AB-test-google-ads

Ví dụ về tính năng A/B testing trong Google Ads (Nguồn: Internet)

Một trong những cạm bẫy phổ biến nhất của A/B testing đó là các nhà quảng cáo thử nghiệm quá nhiều biến (yếu tố thay đổi) khiến cho việc xác định lý do tại sao một quảng cáo hoạt động hiệu quả hơn một quảng cáo khác trở nên khó khăn. Vì lý do này, điều quan trọng là chỉ nên test một biến cùng một lúc.

4. Sử dụng trình mô phỏng đấu thầu trong Google Ads để định mức giá bạn sẵn sàng chi trả

Một chiến lược thầu sẽ đóng một vai trò to lớn trong việc chi trả ít tiền hơn cho nhiều lượt click hơn trong các chiến dịch quảng cáo PPC. Có những lợi ích và hạn chế đối với loại hình đấu thầu thủ công và tự động, nhưng cả hai đều yêu cầu các nhà quảng cáo xác định giá thầu từ khóa (keyword bids) thích hợp cho những từ khóa có giá trị cao nhất của họ, việc tiếp thị hiệu quả quả là một công việc khó khăn!

Trình mô phỏng đấu thầu của Google Ads (Google Ads bid simulator, xem thêm tại https://support.google.com/google-ads/answer/2470105?hl=vi) là một công cụ tuyệt vời để xác định con số kỳ diệu này. Nhiều digital marketer thường đặt mức thầu tối đa của họ quá cao và kết cục là phải trả vượt số tiền thực tế cho những lượt click.

vi-du-ve-bid-simulator-cua-google-ads

Ví dụ về trình mô phỏng đấu thầu của Google Ads đối với “kitchen curtains” (rèm nhà bếp).

Mức độ của đường cong có thể giúp bạn xác định một mức giá thích hợp để đặt cho giá thầu tối đa (max bid). Những đoạn mà đường cong đi ngang cho thấy việc tăng giá thầu sẽ không làm cho lượng traffic có sự gia tăng đáng kể nào.

Trong ví dụ ở trên, nếu bạn tăng CPC từ $1,41 lên $3,00 thì chi phí biên cho mỗi lượt click (marginal CPC) để có thêm traffic đắt hơn gấp hơn lần chỉ để tăng thêm 7% lượng impression. Do đó, trong trường hợp này bạn nên đặt thầu trong khoảng từ $1,07 – $1,41.

5. Tối ưu hóa các landing page để tạo ra chuyển đổi

Công việc của quảng cáo PPC không kết thúc sau một cú click. Dẫu cho có một số thương hiệu chạy các chiến dịch PPC chỉ với mục tiêu tạo ra độ nhận biết thương hiệu (brand awareness), thì các chiến dịch performance dễ dàng để đo lường hơn và theo quan điểm của nhiều marketer, thì chuyển đổi nên là mục tiêu cuối cùng khi bạn bỏ tiền ra cho các lượt click. Điều này có nghĩa là các landing page mà quảng cáo PPC trỏ đến cần được thiết kế để trở thành những nơi níu giữ và thuyết phục khách hàng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn tài nguyên trên Internet hướng dẫn cách xây dựng những landing page có tính chuyển đổi cao để tối ưu hóa cho các trang đích của mình.

Cách sử dụng chiến lược quảng cáo PPC để thúc đẩy chiến lược SEO

Khi bạn đã tối ưu hóa các chiến dịch Google Ads của mình và bắt đầu chi tiền cho các lượt click, bạn sẽ bắt đầu thu được vô số dữ liệu không chỉ về việc cấu trúc chiến dịch PPC có hiệu quả hay không, mà còn là liệu bạn có thể triển khai lại nó trong SEO hay không.

Các chiến dịch PPC có thể hỗ trợ các digital marketer đồng thời thử nghiệm 3 điều: (1) việc nhắm mục tiêu từ khóa (keyword targeting), (2) chất lượng truy cập (traffic quality) và (3) phễu chuyển đổi của website (website’s conversion funnel).

1. Sử dụng PPC để xác định các từ khóa có giá trị cao mà website có tiềm năng xếp hạng

Một trong những phần thuận lợi nhất của một chiến dịch PPC đó là nó sẽ giúp các digital marketer thử nghiệm những từ khóa nhất định trước khi thiết kế nên một chiến lực SEO để thăng hạng một cách tự nhiên cho chúng.

Báo cáo về các cụm từ tìm kiếm (Search Terms Report) là nơi hữu hiệu nhất để bạn có thể truy xuất các thông tin về việc nhắm mục tiêu từ khóa của mình.

search-terms-report-trong-google-ads

Ví dụ về Search Terms Report trong Google Ads (Nguồn: Internet)

Điều quan trọng cần phải nhớ đó là Google Ads không chỉ được kích hoạt đối với từ hoặc cụm từ tìm kiếm mà bạn thêm vào chiến dịch, thậm chí khi bạn có sử dụng “Exact Match” (từ khóa trùng khớp chính xác).

Vì thế nên hãy kiểm tra lại báo cáo về cụm từ tìm kiếm để xem những cụm từ khác nhau mà quảng cáo của bạn đang được kích hoạt và khai thác dữ liệu đó.

Chắc chắn sẽ có nhiều cụm từ tìm kiếm đang tạo ra các lượt click nhưng lại không nằm trong “tầm ngắm” ban đầu của bạn. Báo cáo này cũng cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về các biến thể từ khóa long-tail mang lại các cơ hội về mặt SEO, bởi vì những keyword này thường ít cạnh tranh hơn khi xếp hạng (nhưng vẫn có ý định tìm kiếm rất cao). Từ đó bạn có thể tạo ra các landing page hoặc bài post mới được tối ưu cho những cụm từ long-tail này.

Các search term tạo ra những lượt click chất lượng giúp nhà quản trị định hình được những keywords này đáng để nhắm mục tiêu đến trong SEO. Nếu bạn tìm thấy những cụm từ tìm kiếm trong report này không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ nhưng quảng cáo vẫn xuất hiện, thì có khả năng đang có điều gì đó không ổn với việc nhắm mục tiêu từ khóa của bạn.

Có nhiều lý do tất yếu cho việc này, nhưng lỗi phổ biến nhất chính là các từ khóa của bạn quá rộng hoặc chúng là những từ khóa đa ý định (multi-intent keywords) mang lại lượng traffic không nhất thiết phải có trong phễu bán hàng. Để khắc phục vấn đề này, hãy bổ sung các keyword không có nhiều sự liên quan hoặc phù hợp vào danh sách từ khóa phủ định (negative keyword list).

Chi phí cho mỗi chuyển đổi (Cost-Per-Conversion) trong Google Ads cũng có thể giúp bạn hiểu thêm về tính kinh tế trong dài hạn của việc xếp hạng tự nhiên đối với những từ khóa nhất định.

chi-so-cost-per-conversion-trong-google-ads

Chỉ số Cost-Per-Conversion trong Google Ads (Nguồn: Internet)

Nếu phải mất đến hàng trăm hoặc hàng ngàn đô-la để tạo ra các lượt click trong một chiến dịch PPC, nhưng bạn có thể tìm ra một cách thức để có cùng lượng traffic đó lâu dài từ thứ hạng tự nhiên, bạn có thể đạt được bước tiến lớn trong việc cải thiện chỉ số ROI tổng thể trong khoảng chi tiêu tiếp thị.

SEO có một cơ chế tuyệt vời để làm giảm đi đáng kể chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi theo thời gian. Khi bạn đã nắm được những cụm từ tìm kiếm nào có tiềm năng mang lại lượt click và khách hàng, bạn có thể tối ưu hóa website để xếp hạng cho những từ khóa này để chiếm lấy cùng lượng traffic đó (nhưng lần này là miễn phí).

2. Hiểu về chất lượng traffic và giá trị của các lượt click

Lợi ích lớn thứ 2 mà PPC mang lại đó là bạn có thể sử dụng các chiến dịch để phác họa giá trị của lượng traffic tương ứng với những từ khóa cụ thể.

Vậy điều gì làm cho traffic có giá trị kinh tế? Đó là khi nó được đưa vào phễu chuyển đổi (conversion funnel).

Về tự nhiên, thì Google sẽ tính phí các nhà quảng cáo nhiều hơn khi dữ liệu cho thấy rằng một keyword có nhiều khả năng tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng bất kỳ digital marketer dày dặn kinh nghiệm nào cũng sẽ bảo với bạn rằng giá CPC cao không phải lúc nào cũng luôn trực tiếp tạo ra những traffic có chất lượng.

Nếu một người dùng nhấp vào quảng cáo tìm kiếm (search ad) và không đi vào phễu chuyển đổi trên website của bạn, thì về bản chất bạn đang bỏ tiền mà không có được gì cả. Hậu quả ở đây có thể rất nghiêm trọng: các lượt traffic có chất lượng thấp (bất kể là từ tình trạng thao túng bằng click fraud hay nhắm mục tiêu từ khóa không phù hợp), chi phí cho mỗi chuyển đổi cao hơn, điểm chất lượng Quality Scores thấp hơn, và chi phí CPC cao hơn trong dài hạn. Vậy nên để nắm bắt được chất lượng traffic của những từ khóa mục tiêu này, hãy sử dụng Google Analytics.

Một bước cần thiết nữa trong việc tối ưu hóa cho chiến dịch PPC đó là thiết lập cơ chế theo dõi thích hợp. Nếu bạn chưa làm việc đó, việc quan trọng là cần phải kết nối tài khoản Google Ads của bạn với Google Analytics để xem chính xác thì khách truy cập vào website của bạn đang làm gì khi họ đến website thông qua một lượt click vào quảng cáo (paid click).

Dưới đây là một vài chỉ số Google Analytics có thể cungc ấp insight về chất lượng của các lượt click PPC. Hãy nhớ, nhắm mục tiêu từ khóa sai lệch và đưa thông điệp quảng cáo không phù hợp chắc chắn sẽ tạo ra những lượt click không chất lượng.

  • Geographic Location: Traffic đến từ một số khu vực địa lý nhất định có thể cho thấy các khách truy cập có ít ngân sách hơn hoặc sức mua ít hơn. Để hiểu rõ hơn về sức mua này, bạn có thể sử dụng nhắm mục tiêu theo khu vực (geo-targeting) để phân loại đối tượng trong chiến dịch PPC theo vùng và so sánh tỉ lệ chuyển đối (conversion rate) và giá trị về mặt kinh tế (economic value) với nhau. Khi áp dụng điều này vào chiến lược SEO, dù một số keyword có thể có lượng search volume tổng thể cao, nhưng nó không đảm bảo lượng traffic sẽ có ý định mua (buying intent) cao.
  • Desktop vs. Mobile:Tổng thể thì, mobile có một tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn đối với phần lớn sản phẩm và mang đến một lượng traffic cách biệt khá lớn so với desktop. Một phiên bản mobile của website được thiết kế tệ hại có thể cản trở người dùng tiềm năng đi vào phễu chuyển đổi, nhưng nếu có nhiều lượt click từ PPC đang đến từ desktop nhưng lại không chuyển đổi, đó có thể là dấu hiệu cho thấy traffic có chất lượng thấp với ý định mua hàng không cao.

thong-ke-conversion-rate-giua-desktop-va-mobile

Minh họa về thống kê tỉ lệ chuyển đổi giữa desktop và mobile theo dõi được trong Google Analytics (Nguồn: Hallam)

  • Exit Rate:Chỉ số này đại diện cho tỉ lệ mà người dùng thoát website trên một số trang nhất định. Nếu exit rate (tỉ lệ thoát) cao hơn trên những page có biểu mẫu để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (lead capture form), thông tin về giá cả hoặc trang thanh toán, thì có khả năng những traffic đó chưa sẵn sàng để chuyển đổi hoặc mua hàng và nên được phân loại như là traffic chất lượng thấp.

chi-so-exit-rate

Chỉ số Exit rate trong Google Analytics (Nguồn: Internet)

Các lượt traffic chất lượng thấp có thể hủy hoại chiến dịch PPC của bạn, trong khi với SEO tự nhiên thì bạn sẽ có thể thoải mái hơn. Dù cho các traffic đó có thể có giá trị về mặt nhận biết thương hiệu nhưng giá trị về mặt SEO thì không.

3. Thử nghiệm xem các landing page có được thiết kế để tối ưu chuyển đổi không

Các chiến dịch PPC cũng mang đến cơ hội để thử nghiệm phễu chuyển đổi của website. Với tính năng theo dõi chuyển đổi (conversion tracking) trong Google Ads, bạn có thể hiểu rõ liệu các trang landing page có đang thu hút và hướng người dùng thực hiện hành động mong muốn hay không.

Để thiết lập tính năng conversion tracking này, bạn cần phải chọn những hành động chuyển đổi nào mà mình muốn theo dõi. Đối với các công ty thương mại điện tử, bạn có thể sẽ muốn theo dõi mỗi khi một người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Đối với các thương hiệu B2B và B2C (khi mà bước tiếp theo trong phễu bán hàng không nhất thiết phải là mua hàng), bạn có thể muốn theo dõi những hành động như gửi biểu mẫu thông tin (lead form submissions), lượt tải về (downloads) hay đặt trước…

cac-conversion-actions-trong-google-ads

Ví dụ về các hành động chuyển đổi có thể theo dõi được trong chiến dịch Google Ads (Nguồn: Internet)

Nếu các hành động chuyển đổi nhất định cao hơn đáng kể với chiến dịch PPC của bạn, các landing page có thứ hạng tốt có thể sẽ được hưởng lợi từ việc khai thác các Call-to-action, các biểu mẫu thu lead hoặc yếu tố thiết kế tương tự.

Thông thường thì, các trang landing page chuyên biệt cho PPC trông sẽ khác rất nhiều so với một landing page SEO. Với PPC, các landing page thường hiển thị cho người dùng một lời kêu gọi hành động “thẳng thừng” hơn, giới hạn về độ sâu nội dung trên trang, hoặc thậm chí đôi khi là gỡ bỏ đi thanh điều hướng để ngắn người dùng lướt qua những trang khác trên website.

SEO-landing-pages-vs-PPC-landing-pages

Mô tả về landing page được thiết kế cho SEO và PPC (Nguồn: TempleToaster)

Các yếu tố thiết kế này thường có thể xung đột với những gì cần thiết để một landing page được xếp hạng tự nhiên (ví dụ như có nội dung chuyên sâu, có breadcrumb, có external link, có cấu trúc phân cấp thông tin, có các định dạng rich media…)

Hãy sử dụng chiến dịch PPC để thử nghiệm các thành phần thiết kế khác nhau trên landing page hoặc các cách tối ưu hóa chuyển đổi và xác định xem những phương án nào hiệu quả nhất. Một số gợi ý dưới đây bạn có thể tham khảo:

  • Số lượng và vị trí đặt các CTA;
  • Các thành phần thiết kế như font chữ, màu sắc, kích cỡ các nút…;
  • Các tính năng tối ưu hóa chuyển đổi như thanh dính (sticky bar, là một thành phần “bám đuổi” theo người dùng trên trang để hỗ trợ người dùng thực hiện nhanh một hành động nào đó dù họ có đang ở vị trí nào trên trang);
  • Bỏ đi menu điều hướng (navigational menu)…

Bạn cũng có thể tạo ra lượt click thông qua PPC đến các landing page đã có thứ hạng từ khóa cao, hoặc bạn biết là sẽ có tiềm năng xếp hạng, để thử nghiệm xem liệu hành trình chuyển đổi của bạn có đưa khách hàng đi đến đúng nơi khi họ đến website của bạn một cách tự nhiên hay không.

Tổng kết

Các chiến dịch PPC có thể là một cách thức tuyệt vời để tạo ra lượt click trong ngắn hạn, nhưng cũng rất hữu dụng trong việc cải thiện chiến lược SEO tổng thể.

Dù cho phải tiêu tốn chi phí, nhưng chiến dịch PPC sẽ cung cấp lượt lớn thông tin có giá trị về các mục tiêu từ khóa, lượng traffic và website của bạn liệu có đang tối ưu hóa tốt cho chuyển đổi hay không.

Dưới đây là những tổng kết để triển khai một quy trình thúc đẩy sức mạnh SEO dựa trên những chiến dịch PPC.

  • Sử dụng các chiến dịch quảng cáo PPC để xác định những từ khóa có giá trị cao nhất cho chiến lược SEO – các từ khóa nhận được lượt hiển thị, lượt click và mang đến những traffic chất lượng cho website.
  • Tìm kiếm những traffic chất lượng bằng cách liên kết các chiến dịch Google Ads với tài khoản Google Analytics. Hãy nhìn vào các dữ liệu giúp bạn xác định ý định mua (buying intent), chẳng hạn như vị trí địa lý (geographic location), nguồn traffic theo loại thiết bị (traffic by device type), và tỉ lệ thoát (exit rate).
  • Sử dụng các traffic chuyển đổi trong Google Ads để kiểm tra và tối ưu phễu chuyển đổi trên website. Kết hợp các yếu tố thiết kế được tối ưu hóa cho chuyển đổi đã hoạt động hiệu quả trong các chiến dịch PPC cho các trang làm SEO. Hoặc, tạo ra các traffic từ PPC đến trang SEO của bạn để thử nghiệm hành trình chuyển đổi khách hàng.

Điểm: 4.8 (40 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn