6 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Lỗi Cơ Bản Khi Làm Bánh Bông Lan

Bánh bông lan là một trong những loại bánh dễ làm và được nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi nguồn dinh dưỡng mà món bánh này mang lại. Tuy cách làm bánh bông lan khá dễ, nhưng không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên, cùng xem bài viết dưới đây để biết 6 nguyên nhân và cách khắc phục lỗi cơ bản khi làm bánh bông lan nhé.

Bánh bông lan rất dễ làm, tuy nhiên nếu bạn không thực hiện các công đoạn làm bánh đúng kỹ thuật sẽ có thể mắc phải những lỗi cơ bản. Dù bạn là người mới tập tành làm bánh hay là người đã có kinh nghiệm vẫn có thể gặp phải những lỗi cơ bản như: bánh không nở hoặc kém nở, bánh dính khuôn, bánh xẹp và lõm đáy, nứt mặt, tanh mùi trứng…, đây cũng là những lỗi chung của dòng bánh bông xốp như: chiffon, gateau Hồng Kông, gateau Nhật Bản, sponge cake,…. Cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi để quá trình làm bánh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhé.

Lỗi 1: Bánh không nở hoặc nở kém (kể cả khi còn ở trong lò)

Bánh bông lan nở kém (bánh bị chai bột) (Ảnh: Internet)

Nguyên nhânbánh bông lan nở kém

Bánh bông lan muốn nở bông xốp thì phần bọt khí được tạo ra từ quá trình đánh bông rất quan trọng chứ không phải nhờ vào bột nở. Có nhiều nguyên nhân khiến bánh không nở được:

  • Trứng đánh bông chưa đủ độ.
  • Khi trộn hỗn hợp bột vào lòng trắng trứng bạn thực hiện sai kỹ thuật hoặc trộn bột quá mạnh tay khiến cho bọt khí bị vỡ quá nhiều. Điều này khiến cho bột bánh không đủ bọt khí để nở.
  • Hỗn hợp bột sau khi làm xong để ở bên ngoài quá lâu mà không cho ngay vào lò nướng khiến bọt khí bị vỡ dần.
  • Nướng sai nhiệt độ.

Cách khắc phục

kỹ thuật đánh bông lòng trắng

Thực hiện đúng kỹ thuật đánh bông lòng trắng trứng sẽ giúp bánh nở bông xốp

Để tránh được lỗi này, bạn phải đảm bảo:

  • Que đánh trứng sạch sẽ, không dính lòng đỏ hoặc các chất béo khác như lòng đỏ trứng, dầu hoặc bơ.
  • Đánh lòng trứng đạt chuẩn, trong quá trình cho thêm đường bạn cho từ từ, đánh bông tiếp tục với tốc độ trung bình cho đến khi hết lượng đường trong công thức. Sau đó tiếp tục tăng tốc độ máy lên cao nhất để đánh bông cho đến khi tạo thành chóp nhọn đầu hơi ngoặt sang một bên là đạt chuẩn.
  • Kiểm tra nhiệt độ chính xác và làm nóng lò trước ít nhất 15 phút.
  • Trộn bột theo kỹ thuật fold, trộn nhẹ nhàng từ dưới lên trên, đều tay và nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bọt khí. Cho 1/3 lượng lòng trắng trứng đánh bông trộn với hỗn hợp chất lỏng rồi mới cho phần còn lại vào trộn.
  • Chống dính cho khuôn bánh, lót giấy nến vào khuôn trước khi cho bột bánh vào và đem bánh đi nướng ngay.
  • Trong quá trình nướng bánh hạn chế mở lò nướng khiến nhiệt độ thoát ra khỏi lò, chỉ mở lò kiểm tra bánh sau khi đã nướng được khoảng 2/3 thời gian.

Lỗi 2: Bánh bị xẹp, lõm mặt, thắt eo sau khi nướng

bánh nướng bị lõm mặt

Bánh bông lan sau khi nướng bị lõm mặt (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân

Bánh chưa chín là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Khi phần bột bên trong chưa chín hết sẽ khiến bánh bị thắt eo như hình đồng hồ cát, lõm mặt trên hoặc lõm đáy bánh. Khi mắc lỗi này, bánh sẽ không đẹp mắt, khi ăn có cảm giác bị sống và còn ướt bột.

Cách khắc phục

  • Nhiệt độ ở mỗi lò nướng khác nhau, bạn cần hiểu được lò nướng của mình để căn chỉnh nhiệt độ nướng bánh. Nếu thấy bánh có dấu hiệu xẹp, lõm đáy, thắt eo thì cần kiểm tra lại nhiệt độ, công thức để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.
  • Nếu nhiệt độ nướng bánh đã chính xác, bạn hãy nướng bánh thêm khoảng 10 – 15 phút cho đến khi chín bánh.
  • Nếu lò nướng đã cũ thì có thể lệch vài độ, khi nướng bánh bạn nên theo dõi quá trình nở của bánh để tìm hiểu nguyên lý, thời gian và nhiệt độ của lò nướng để những lần nướng bánh sau tăng thêm nhiệt cho phù hợp.
  • Không lấy bánh ra khỏi lò quá đột ngọt, bởi nếu đang nướng ở nhiệt độ cao mà bạn lấy bánh ra khỏi lò đột ngột thì bánh sẽ bị “sốc nhiệt”. Vì vậy, sau khi bánh chín bạn nên mở hé cửa lò để bánh thêm khoảng 10 phút trước khi đem bánh ra ngoài.

Lỗi 3: Bánh còn mùi tanh của trứng

Nguyên nhân

Nếu mắc phải trường hợp lỗi khi làm bánh bông lan khiến thành phẩm của bạn còn tanh mùi trứng thì bạn cần xem lại 2 yếu tố: bánh chưa chín hẳn hoặc bạn chưa dùng đủ lượng vanilla để khử mùi tanh trứng.

Cách khắc phục

  • Cho bánh vào lò nướng thêm khoảng 5 – 10 phút để bánh chín hẳn.
  • Cho thêm vanilla vào bột bánh. Nếu dùng loại vani bột bạn chỉ sử dụng 1/3 lượng vanilla tinh chất.
  • Chọn trứng tươi khi làm bánh.

Lỗi 4: Bánh tràn khỏi khuôn, nứt và cháy mặt

Nguyên nhân

Nếu gặp trường hợp bánh bông lan khi nướng bị tràn ra khỏi khuôn, cháy mặt hay nứt mặt bánh là do bạn đã cho quá nhiều bột vào khuôn khi nướng khiến bánh không định hình được khi nở. Bánh nứt và cháy mặt vì nhiệt độ trong lò quá cao hoặc bạn để bánh ở gần lửa trên của lò.

Cách khắc phục

  • Cho bột bánh vào khoảng 2/3 khuôn để bánh còn có không gian để nở.
  • Nhiệt độ lò nướng quá cao sẽ làm bánh nở nhanh mà chưa kịp định hình làm nứt mặt bánh, bạn cần hạ khoảng 5 – 10 độ C cho các lần nướng sau.
  • Nếu thanh nhiệt trên và dưới trong lò nướng không đều nhau, bạn hãy hạ khay nướng bánh xuống rãnh thấp trong lò để giảm lượng nhiệt áp vào mặt trên của bánh.

Lỗi 5: Bánh dính chặt vào khuôn, khi lấy ra bị bể nát

bánh dính vào khuôn

Bánh dính vào khuôn, khó lấy và dễ bị nát gây mất thẩm mỹ (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân

Bánh dính chặt vào khuôn do bạn chưa chống dính tốt, điều này gây khó khăn khi bạn lấy bánh ra khỏi khuôn vì bánh dễ bị bể và không còn nguyên khối.

Cách khắc phục

  • Dùng giấy nến chống dính cho khuôn.
  • Dùng bơ hoặc dầu ăn quết một lớp chống dính kỹ lên khuôn bánh khi nướng, tuy nhiên bạn chỉ quết một lớp nhẹ nhàng và đều khắp mặt khuôn nhé.
  • Nếu chống dính đúng cách mà bánh vẫn khó lấy, bạn hãy để bánh nguội bớt rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra từ từ.

Lỗi 6: Mứt, hạt, quả khô lặn xuống đáy bánh

hạt trái cây chìm xuống đáy

Các loại hạt, trái cây thường có trọng lượng nặng hơn bột nên bị chìm xuống đáy bánh
(Ảnh: Internet)

Nguyên nhân

Khi cho các loại mứt, hạt hoặc quả khô vào bột bánh để nướng bạn thấy các hạt này chìm xuống đáy khiến bánh không hấp dẫn như mong muốn. Nguyên nhân chính là do các loại trái cây này quá nặng hoặc bột bánh lỏng nên hạt, trái cây chìm xuống.

Cách khắc phục

​Để các loại hạt hay trái cây không bị chìm xuống đáy, bạn hãy rửa sạch lớp đường bên ngoài hạt, trái cây rồi để ráo, xốc nhẹ chúng với một chút bột trước khi thả nhẹ nhàng chúng vào hỗn hợp bột.

Trên đây là tổng hợp 6 lỗi thường gặp và cách khắc phục khi làm bánh bông lan tại nhà, hi vọng với hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật trên đây bạn sẽ biết cách xử lý trong trường hợp chẳng may gặp phải. Chúc bạn thành công với đam mê làm bánh!

Điểm: 4.7 (36 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Cập nhật các thông tin lịch học lịch thi, hoạt động, sự kiện, văn hóa ẩm thực, tin tức nghề mới nhất của Trường Dạy Nghề Hướng Nghiệp Á Âu.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn