Bàn Tiệc Món Nhật

Giáo sư lịch sử Eric Rath chuyên nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản từng nhận định: “Đầu bếp không chỉ giỏi nấu nướng mà còn phải có gu thẩm mỹ để trình bày mọi thứ một cách cuốn hút”. Đó cũng là lý do mà các học viên lớp Nghiệp vụ Bếp Á đã có buổi khám phá và rèn luyện kỹ năng trang trang trí, trình bày trong bài học Bàn tiệc món Nhật.

Học viên lớp Nghiệp vụ Bếp Á

Học viên lớp Nghiệp vụ Bếp Á tại buổi học

Trong buổi học, học viên được ôn tập lại các món đã học theo chủ đề, được hướng dẫn cách trình bày món ăn bàn tiệc Nhật với 7 món gồm: Kaisou salad; cá chẽm nướng xốt Saikyo miso; trứng hấp Chawanmushi, Sashimi cá hồi – bạch tuộc – sò; Tempura tôm và rau củ chiên; lẩu Mizutaki; trái cây – kem. Trên cơ sở đó, nội dung bài học đã lồng ghép vào những kiến thức về văn hóa ăn uống của người Nhật và tổng quan về bàn tiệc Nhật hay còn gọi là Kaiseki đầy thú vị.

Tổng quan về Kaiseki – Bàn tiệc món Nhật

Kaiseki là tên gọi của một bữa tiệc truyền thống được coi là tinh tế và phức tạp nhất trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản đã tồn tại nhiều thế kỷ. Triết lý của Kaiseki phản ánh môi trường xung quanh và thể hiện khung cảnh thiên nhiên trên từng món ăn. Do đó hình thức này chú trọng đến nhiều yếu tố hơn là chỉ phục vụ ăn uống đơn thuần.

Thực đơn của Kaiseki có món ăn đa dạng, thay đổi theo mùa cho phù hợp nhưng phải tuân theo một tiêu chuẩn và trình tự phục vụ (khai vị, rau củ, súp, món chính, món ăn kèm, trà và tráng miệng) với đầy đủ các món: sống, hấp, nướng, hầm, lẩu và trải đều từng bước. Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng và kết hợp hài hòa với các món còn lại.

buổi học bàn tiệc món Nhật – Kaiseki

Thành phẩm tại buổi học bàn tiệc món Nhật – Kaiseki

Kaiseki hội tụ nhiều kỹ thuật chế biến và trang trí tinh tế tiêu biểu của ẩm thực xứ phù tang. Bên cạnh đó là kỹ năng lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp theo từng mùa sao cho đảm bảo sự tươi ngon và chất lượng của mỗi món ăn.

Có hai kiểu Kaiseki: gắn liền với nghi lễ trà và phục vụ trong tiệc rượu, thường được đãi trong các nhà hàng cao cấp. Bàn tiệc Nhật phải tuân thủ theo ba nguyên tắc: sử dụng nguyên liệu theo mùa, sử dụng những hương liệu đặc biệt và đặc biệt phải thể hiện được lòng tận tâm đón khách qua từng món ăn cũng như cách trang trí.

Các kỹ thuật trong chế biến và trang trí bàn tiệc Nhật

Dựa theo những nguyên lý và trình tự phục vụ của bàn tiệc món Nhật, các học viên đã được giảng viên lần lượt hướng dẫn lại các kỹ thuật để chế biến các món ăn phù hợp. Trước hết là kỹ thuật lựa chọn, sơ chế nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, phù hợp theo mùa.

Kỹ thuật lựa chọn và sơ chế nguyên liệu

Kỹ thuật lựa chọn và sơ chế nguyên liệu có vai trò quyết định đến chất lượng món ăn

Nhóm món ăn khai vị gồm: Kaisou salad tươi mát với màu sắc hài hòa, đều; cá chẽm nướng xốt Saikyo miso với những miếng cá chín đều, vàng, ngon và trứng hấp Chawanmushi mịn màng lôi cuốn. Ba món ăn này lần lượt mang đến sự tươi mát, kích thích vị giác và khướu giác giúp người ăn có cảm giác hứng thú muốn khám phá tiếp thực đơn. Thông qua đây, học viên cũng được thực hành kỹ năng nướng cá chẽm và kỹ năng hấp trứng chuyên nghiệp.

Món salad Kaisou khai vị

Món salad Kaisou khai vị

Tiếp theo là món Sashimi cá hồi – bạch tuộc – sò phối hợp các kỹ năng thái, cắt và lựa chọn nguyên liệu tươi sống, đảm bảo được độ tươi, ngọt, chắc thịt; sợi củ cải, cà rốt ráo nước, không có mùi hăng.

Sashimi cá hồi – bạch tuộc – sò

Sashimi cá hồi – bạch tuộc – sò

Theo sau đó là Tempura tôm và rau củ với các kỹ thuật chiên ngập dầu cũng được giảng viên củng cố lại kỹ lưỡng để thành phẩm có màu vàng nhạt đẹp mắt, lớp vỏ chiên giòn, mỏng, không bị khô và giữ được độ ngọt tự nhiên.

thực hành lại kỹ năng chế biến Tempura

Học viên thực hành lại kỹ năng chế biến Tempura

Bữa ăn tiếp tục với món lẩu Mizutaki – cũng là một món ăn châu á ngon truyền thống của người Nhật có lịch sử hơn 100 năm. Với các nguyên liệu chính như: thịt gà, rau cải, cá, nấm… món lẩu mang đến cho người ăn cảm giác ấm cúng trong bữa tiệc.

Món lẩu Mizutaki

Món lẩu Mizutaki

Cuối cùng là món tráng miệng trái cây – kem với các loại quả đa dạng theo mùa. Các học viên đã được thử sức chế biến món tráng miệng từ dưa lưới, cam vàng, kiwi và kem vani đầy hấp dẫn.

Học viên thực hành món tráng miệng

Học viên thực hành món tráng miệng

Ngày nay, Kaiseki đã phổ biến và được yêu thích khắp thế giới. Các đầu bếp đã khám phá và kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật ẩm thực truyền thống Nhật Bản với những ý tưởng hiện đại nên Kaiseki luôn có nhiều điểm sáng tạo mới lạ, lôi cuốn thực khách. Nói đúng hơn, Kaiseki phản ánh rõ ràng quan điểm mỹ học của người Nhật nhưng không hề tĩnh lặng mà luôn đổi mới từng ngày.

Nếu bạn yêu thích và muốn trải nghiệm những buổi học thú vị của khóa học Nghiệp vụ Bếp Á này, đăng ký ngay tại form bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Điểm: 4.9 (29 bình chọn)

Tác giả: Bùi Tiến Dũng

Bùi Tiến Dũng là giảng viên chuyên ngành Bếp Nóng tại Hướng Nghiệp Á Âu. Là một người yêu ẩm thực và đam mê tìm hiểu các kỹ thuật nấu ăn, Bùi Tiến Dũng sẽ bổ sung cho bạn những kiến thức bổ ích, có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn