Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Nghề Làm Bánh

Bạn có biết một thợ làm bánh sẽ làm gì? Làm thế nào để trở thành thợ làm bánh? Môi trường làm việc, mức lương trong nghề bánh như thế nào? Những mặt trái của nghề làm bánh hay các căn bệnh thợ làm bánh có thể gặp phải?… Nếu bạn vẫn chưa có nhiều thông tin, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) tìm hiểu những điều này qua bài viết dưới đây.

Công việc của thợ làm bánh

Thợ làm bánh là ai? Công việc của thợ làm bánh là gì?

Một Thợ Làm Bánh Sẽ Làm Gì?

Bản mô tả công việc thợ làm bánh tại các nhà hàng khách sạn, tiệm bánh mô tả công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của một thợ làm bánh. Tùy theo môi trường làm việc mà có thể giống hoặc khác nhau, nhìn chung sẽ bao gồm các công việc sau:

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu như: bột, đường, bơ, nguyên liệu trang trí,…các công cụ, dụng cụ, thiết bị cần dùng trong quá trình làm bánh
  • Kiểm tra hàng tồn trong kho để lên kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu khi nhập hàng
  • Sơ chế và chế biến các nguyên vật liệu cần thiết theo công thức và yêu cầu của các món bánh.

2. Kiểm tra thực đơn, thông tin các món bánh cần sản xuất trong ngày

  • Xác định số lượng và chủng loại bánh để lên kế hoạch làm bánh
  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết cho thực đơn hằng ngày của tiệm hoặc bữa tiệc
  • Thực hiện chế biến các món bánh có trong thực đơn theo đúng quy trình, phương pháp và yêu cầu thành phẩm.

3. Phối hợp các hoạt động làm bánh

  • Hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên trong việc phân chia công việc cho các bộ phận, nhân sự
  • Đề xuất các sản phẩm, các loại bánh và quầy bánh mang tính sáng tạo theo nhu cầu của khách hàng
  • Thực hiện làm các loại bánh: Bánh kem, bánh mì, bánh ngọt, bánh Việt, các loại bánh tráng miệng khác…

4. Đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm bánh

  • Thợ làm bánh phải luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn vệ sinh của các món bánh trước khi đến tay khách hàng
  • Thành phẩm bánh đạt chất lượng yêu cầu chuẩn của món bánh.

5. Đào tạo và giám sát nhân sự

  • Chịu trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và giám sát các phụ bếp và những nhân viên mới vào
  • Đôn đốc nhân sự theo công việc đã được phân công
  • Trực tiếp hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên.

6. Dọn dẹp, kiểm kê các nguyên vật liệu

  • Sau ca làm việc, thợ làm bánh có nhiệm vụ kiểm kê lại toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
  • Chuyển giấy lưu chuyển thực phẩm hàng ngày cho quản lý hoặc chủ cửa tiệm
  • Vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và khu vực làm việc
  • Giao ban và thực thi các nhiệm vụ khác được giao.

Làm những chiếc bánh thơm ngon

Làm những chiếc bánh thơm ngon mỗi ngày là công việc chính của thợ làm bánh

Tại Sao Bạn Nên Trở Thành Một Thợ Làm Bánh?

Thợ làm bánh là công việc đang được tìm kiếm rất nhiều, không chỉ có nhiều cơ hội về việc làm mà đây còn là công việc phù hợp với những ai yêu thích làm bánh và ẩm thực.

Với công việc là trở thành một thợ làm bánh, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các tiệm bánh, bếp bánh trong nhà hàng khách sạn, các doanh nghiệp hoặc hơn hết là có thể trở thành một chủ tiệm bánh và làm việc độc lập.

Làm Thế Nào Để Trở Thành Thợ Làm Bánh?

Nghề làm bánh không cần thi đại học, bạn chỉ cần có đam mê, sự kiên trì, tỉ mỉ và tinh thần ham học hỏi là có thể theo đuổi con đường này. Tuy nhiên, để thành công trong nghề bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau:

– Có sức khỏe bởi bạn sẽ đối mặt với việc thức khuya, dậy sớm hay làm việc trong môi trường làm việc nhiều áp lực.

– Đam mê là tiên quyết, đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, sự đam mê, quyết tâm sự kiên nhẫn, sự say mê sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong công việc và theo đuổi nghề nghiệp đến cùng.

– Không ngừng trau dồi tay nghề: luôn học hỏi kiến thức, kỹ năng làm bánh mới bởi thị trường, thị hiếu khách hàng luôn thay đổi.

– Ý chí cầu tiến: nghề làm bánh có nhiều vị trí công việc cùng lộ trình thăng tiến cụ thể, nếu không có chí cầu tiến, bạn sẽ không vươn lên tới được nấc thang nghề nghiệp cao nhất.

Thời Gian Làm Việc Của Nghề Làm Bánh Như Thế Nào?

Tùy thuộc vào nơi làm việc mà người thợ làm bánh có thể làm việc vào ban ngày hoặc ban đêm. Thời gian làm việc trong ngành này thường được điều chỉnh theo ca làm việc.

Giờ làm việc của thợ làm bánh:

  • Làm việc theo ca: thông thường có 3 ca chính: Ca Sáng – Ca Chiều – Ca Tối
  • Làm việc cuối tuần, ban đêm bao gồm các ngày Lễ.
  • Thời gian trung bình khoảng 40 giờ mỗi tuần.

Đồng phục làm việc theo tiêu chuẩn:

  • Áo khoác trắng
  • Nón, mũ bếp bánh
  • Tạp dề
  • Khăn cổ
  • Giày chống trơn trượt
  • Khẩu trang

Đồng phục của đầu bếp bánh

Đồng phục tiêu chuẩn của đầu bếp bánh trong các bếp bánh lớn

Tiền Lương Của Các Thợ Làm Bánh Là Bao Nhiêu?

– Phụ Bếp Bánh: ~ 4 – 5 triệu

– Đầu Bếp Bánh: ~ 6 – 8 triệu

– Tổ Trưởng Bếp Bánh: ~ 7 – 9 triệu

– Giám Sát – Quản Lý Bếp Bánh: ~ 10 – 15 triệu

– Bếp Trưởng Bếp Bánh: ~ 20 triệu/tháng

– Chuyên Gia Bếp Bánh: ~ 30 – 40 triệu

– Chủ tiệm bánh: Tùy theo tình hình kinh doanh

Môi Trường Làm Việc Của Thợ Làm Bánh Tại Việt Nam

Môi trường của thợ làm bánh là làm trong nhà, có máy lạnh, không phải chịu nắng, mưa. Đối với các bếp bánh 3 – 5 sao được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại, phòng làm việc thông thoáng, đầy đủ thiết bị bảo hộ, an toàn cho người lao động.

Những Mặt Trái Của Nghề Làm Bánh Là Gì?

Tính chất công việc đòi hỏi thường xuyên phải dậy sớm, thức khuya, làm theo ca, làm cuối tuần là lễ, tết, sự kiện lớn,… do đó vấn đề sức khỏe do đứng nhiều hay mùi thực phẩm đôi khi ảnh hưởng tới sức khỏe của người thợ làm bánh. Không ít thợ bánh bỏ nghề vì không theo kịp cường độ công việc, áp lực làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao.

Đâu Là Các Căn Bệnh Đầu Bếp Bánh Hay Gặp Phải?

Công việc của thợ làm bánh thường xuyên vận động nhiều, do đó không thể tránh khỏi một số căn bệnh nghề nghiệp tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó có một số bệnh cụ thể như:

– Đau lưng: hầu hết các thợ làm bánh thường phải đứng nhiều để chế biến các món bánh cả ngày. Khi đứng quá lâu dẫn đến bị đau nhức chân và mệt mỏi, do đó nếu không thường xuyên thay đổi tư thế thợ bánh có thể mắc thêm một bệnh khác như gai cột sống, giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp,…

– Đau cổ tay: đây là chứng bệnh của dân làm bánh do họ phải thường xuyên lặp đi lặp lại một số động tác quen thuộc, điều này vô tình làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa và điển hình là làm tổn thương sụn và xương dưới sụn. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc.

– Đau vai: vùng gáy, bả vai và cánh tay thường là chứng bệnh dễ gặp ở nhiều thợ làm bánh do thường xuyên dùng tay thực các động tác như nhào bột, trộn bột, bưng bê khay bánh,…

bệnh về đau nhức tay chân

Thợ làm bánh có nguy cơ gặp một số căn bệnh về đau nhức tay, chân

do đặc thù công việc

Các biện pháp phòng tránh

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, áp dụng các liệu pháp trị liệu xoa bóp.

– Thường xuyên co duỗi cánh tay, chân, vai và cổ hoặc vận động và di chuyển nhiều hơn trong quá trình làm việc thay vì đứng ở một chỗ quá lâu.

– Áp dụng các động tác đơn giản như xoay tay, vặn vai và ngửa cổ ra đằng trước và sau, thực hiện trong khi bạn đang ngồi.

– Tập Yoga cũng là cách giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai, không những có hiệu quả trong việc giảm đau mà còn cải thiện tâm trạng, tăng tính linh hoạt cho cơ thể.

Học Nghề Làm Bánh Ở Đâu?

Và cuối cùng, nếu bạn đang muốn trở thành thợ làm bánh và muốn tìm một đơn vị dạy làm bánh chuyên nghiệp thì dưới đây là một số khóa học tại Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) mà bạn có thể tham khảo và đăng ký tham gia:

– Khóa học Bếp trưởng Bếp bánh: đào tạo thợ làm bánh chuyên nghiệp để bạn ra trường có thể đi làm việc ngay tại nhiều tiệm bánh, nhà hàng trong và ngoài nước

– Khóa học làm bánh kem: giúp bạn trở thành thợ làm bánh kem giỏi để nâng cao tay nghề hoặc mở tiệm bánh kem kinh doanh.

– Khóa học làm bánh Nhật Bản: giúp bạn chinh phục các loại bánh Nhật Bản tinh tế từ truyền thống đến hiện đại.

– Khóa học làm bánh hiện đại: nâng cao kỹ năng, phương pháp làm bánh hiện đại để tạo nên các món bánh đẹp mắt, hấp dẫn theo xu hướng mới nhất trên thế giới.

– Khóa học làm bánh Việt: làm các món bánh Việt thơm ngon để đãi người thân, bạn bè thưởng thức.

– Các lớp chuyên đề bánh: Pizza, Trung thu, bánh mì Việt Nam, Tiramisu, Chessecake, bánh bao,…

– Học làm bánh theo yêu cầu: hình thức một thầy một trò, học các món bánh theo yêu cầu của học viên.

 …….

Trên đây là những thông tin tất tần tật những điều cần biết về nghề làm bánh. Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy đăng ký hoặc để lại liên hệ để Hướng Nghiệp Á Âu tư vấn cho bạn về thông tin khóa học và học phí nhé!

Ngoài ra, bạn có để xem thêm những kinh nghiệm học làm bánh nhất định không thể bỏ qua. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tự tin hơn, mạnh dạn hơn để có thể làm quen và đối mặt với một số khó khăn thách thức trong nghề làm bánh.

Điểm: 4.9 (33 bình chọn)

Tác giả: Quản Trị Viên

Cập nhật các thông tin lịch học lịch thi, hoạt động, sự kiện, văn hóa ẩm thực, tin tức nghề mới nhất của Trường Dạy Nghề Hướng Nghiệp Á Âu.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn