Các Thuật Ngữ Content Marketing: Hiểu Đúng Để Dùng Cho “Trúng”

Thuật ngữ content marketing là kiến thức sơ khởi mà bất kỳ nhà sáng tạo nội dung nào cũng nên thuộc nằm lòng. Với hơn 30 thuật ngữ content marketing được định nghĩa kèm theo ví dụ cụ thể trong bài viết sau, Digital Marketing Á Âu hy vọng bạn sẽ hiểu chính xác để biết cách phân biệt và vận dụng chúng vào công việc sáng tạo như một content creator đúng nghĩa.

Tổng hợp các thuật ngữ content marketing

Persona

Persona (tạm dịch: chân dung khách hàng) được hiểu là bản phác thảo tổng thể các đặc điểm của nhóm đối tượng mục tiêu. Persona hữu ích trong việc lên kế hoạch, chiến lược tiếp cận, thu hút và thúc đẩy độc giả thực hiện hành động nào đó mà bạn mong muốn.

chân dung khách hàng mục tiêu

Persona được hiểu là chân dung khách hàng (Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, bạn kinh doanh mặt hàng ngũ cốc nguyên hạt. Chân dung khách hàng sẽ dần hé lộ khi bạn khai thác những câu hỏi như khách bao nhiêu tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, đã có con hay chưa, sở thích, mục tiêu tương lai…, từ đó bạn sẽ có chân dung hoàn thiện về người sẽ mua sản phẩm của bạn.

Bẳng cách nghiên cứu kỹ lưỡng persona, bạn không chỉ thoát khỏi lối mòn là chỉ loay hoay tạo content xoay quanh sản phẩm, mà còn biết chính xác độc giả đang muốn gì và đem lại cho họ content theo đúng ý họ muốn.

Lead

Trong thuật ngữ content marketing, lead (tạm dịch: khách hàng tiềm năng) chỉ người hoặc nhóm người nào đó có thông tin nằm trong dữ liệu marketing hoặc sales của bạn, bởi họ đã thể hiện sự quan tâm hoặc có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua việc từng tương tác, phản hồi với content mà bạn đưa ra.

lead là khách hàng tiềm năng

Lead trong marketing là khách hàng tiềm năng (Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, bạn sẽ có được lead khi triển khai các hoạt động như chạy quảng cáo dạng điền form, người dùng đăng ký nhận email bài viết từ doanh nghiệp…

Content marketing strategy

Content marketing strategy (tạm dịch: chiến lược tiếp thi nội dung) được định nghĩa là một chiến lược phát triển các kế hoạch sáng tạo, đăng tải, duy trì và quảng bá một cách thường xuyên, nhất quán các nội dung theo định hướng cụ thể cho từng nhóm đối tượng, phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình khách hàng. Một kế hoạch nội dung sẽ bao gồm nhiều nhóm đa dạng, chẳng hạn như content mang tính giải trí, giáo dục, truyền cảm hứng…

Muốn lên content marketing strategy, bạn cần đến các bước như đề ra mục tiêu, thiết lập KPIs, phân tích khách hàng, xác định kênh truyền thông tốt nhất, quyết định dạng content…

Call to action (CTA)

Call to action (tạm dịch: kêu gọi hành động) là yếu tố đóng vai trò khuyến khích độc giả thực hiện hành động nào đó sau khi tương tác với content, ví dụ đăng ký nhận newsletter, điền form đăng ký tham gia sự kiện, click đọc thêm bài viết liên quan… Call to action nên đơn giản, rõ ràng, dễ gây chú ý và đủ sức mời gọi.

ví dụ về call to action

Ví dụ về call to action (Nguồn ảnh: Internet)

Keyword

Trong thuật ngữ content marketing, keyword được hiểu là từ khoá, thường xuất hiện ở headline (tiêu đề), subheading (tiêu đề phụ)… và được lặp đi lặp đi xuyên suốt content, giữ vai trò cho biết webpage đó đang nói về chủ đề gì. Các bộ máy tìm kiếm như Google, Bing… sẽ dựa vào keyword để xác định nội dung của một webpage.

Khi nhắc đến keyword, ta sẽ bắt gặp một số dạng keyword khác như short-tail keyword (từ khoá ngắn), long-tail keyword (từ khoá dài), branded keyword (từ khoá liên quan đến thương hiệu)…

keyword đóng vai trò quan trọng với một webpage

Google dựa vào keyword để xác định nội dung của một webpage

Search engine optimization

Search engine optimization (viết tắt là SEO, tạm dịch: tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) bao gồm các bước nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm và thu về traffic từ những kết quả tìm kiếm “không trả phí”, “tự nhiên”.

Các bộ máy tìm kiếm như Google sẽ sử dụng thuật toán để đánh giá content của một webpage để hiểu webpage đó nói về chủ đề gì, đồng thời dựa trên hơn 200 yếu tố khác để quyết định mức độ phù hợp của webpage đối với từ khoá nào đó được người dùng gõ vào khung tìm kiếm, sau đó sẽ hiển thị kết quả thích hợp nhất đến người dùng.

Landing page

Landing page (tạm dịch: trang đích) là một webpage (trang) trên website được thiết kế để cung cấp nội dung về một chủ đề hay sản phẩm/dịch vụ nhằm tạo ra nhiều lượng traffic truy cập và thu hút người đọc thực hiện một hành động cụ thể.

Landing page có thể chia thành nhiều loại như sales landing page (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay trên landing page), lead capture landing page (thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng như họ tên, số điện thoại… để sử dụng cho hoạt động marketing sau đó)…

ví dụ về sales page

Ví dụ về sales landing page khuyến khích người dùng mua sản phẩm (Nguồn ảnh: Internet)

Media planning

Media planning (tạm dịch: lập kế hoạch truyền thông) được hiểu là quá trình lên quyết định khi nào, ở đâu và tần suất bao nhiêu khi đưa một thông điệp đến độc giả, với mục tiêu tiếp cận số lượng độc giả lớn nhất bằng thông điệp phù hợp nhất để có được hiệu ứng mong muốn nào đó (tăng nhận diện thương hiệu, tạo ra lead…)

Content personalization

Content personalization (tạm dịch: cá nhân hoá nội dung) là quá trình sử dụng content nhắm tới những đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí như họ là ai, họ ở đâu, họ tiếp cận content khi nào, họ sử dụng thiết bị gì để truy cập… Đứng trước thách thức phải tạo được sự chú ý trên “mặt trận” online, các marketer sẽ dùng kỹ thuật này để biến hoá content sao cho dễ được tìm thấy hơn và thu hút hơn trong mắt khách hàng mục tiêu và khách hàng hiện tại.

cá nhân hóa nội dung content personalization

Content personalization là cá nhân hoá nội dung (Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, nếu cửa hàng của bạn có nhiều chi nhánh, nhưng bạn chỉ triển khai chương trình khuyến mãi ở Hà Nội thì content của bạn nên nhắm chọn đến những khách hàng truy cập website trước đó tại khu vực Hà Nội.

Conversion

Trong số các thuật ngữ content marketing, conversion là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất. Conversion (tạm dịch: chuyển đổi) diễn ra khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể mà bạn muốn, ví dụ như đăng ký tư vấn, thêm vào giỏ hàng, tham gia group… sau khi tương tác với content bạn đưa ra.

A/B testing

A/B testing (tạm dịch: thử nghiệm phân tách) được hiểu đơn giản là so sánh hai phiên bản để xem phiên bản nào hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn đăng tải một bài blog post với hai tiêu đề khác nhau để đánh giá xem tiêu đề nào thu hút lượt click đọc nhiều hơn.

thử nghiệm phân tách a/b testing split testing

A/B testing còn có cái tên khác là split testing (Nguồn ảnh: Internet)

Click-through rate (CTR)

Click-through-rate (tạm dịch: tỷ lệ nhấp chuột) là thuật ngữ content marketing phổ biến khác, chỉ tỉ lệ % giữa số người click đọc content của bạn so với số người nhìn thấy content của bạn, được tính theo công thức CTR = (Số lần nhấp chuột/Số lần hiển thị) x 100%. CTR của content càng cao cho thấy càng nhiều người thật sự quan tâm đến content đó.

Clickbait

Clickbait (tạm dịch: mồi nhử nhấp chuột) là content được tạo ra nhằm mục tiêu “dụ dỗ” người dùng click vào đọc. Tuy nhiên, đây là thuật ngữ content marketing thường mang tính tiêu cực, bởi mục tiêu của nó là cài cắm vào phần tiêu đề, hình ảnh… những lời hứa hẹn quá mức và thậm chí xuyên tạc, giật gân, miễn sao thu hút sự chú ý và kích thích được người dùng nóng lòng click vào xem dù thực tế content không đến mức như vậy.

clickbait là thủ thuật khuyến khích user nhấp vào

Clickbait có thể tồn tại dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh (Nguồn ảnh: Internet)

Evergreen content

Evergreen content (tạm dịch: nội dung thường xanh, tên gọi lấy ý tưởng từ cây thường xanh) là content luôn giữ được độ tươi mới và tính “hợp thời” dù bạn không cần edit mỗi tháng hoặc mỗi năm. Có thể kể đến các dạng evergreen content như hướng dẫn cách thực hiện việc gì đó (how-to guide), đánh giá sản phẩm (product review), nội dung hỏi đáp (FAQ)…

evergreen content là nội dung thường xanh

Evergreen content là thuật ngữ content marketing phổ biến (Nguồn ảnh: Internet)

Cornerstone content

Theo định nghĩa từ Yoast, cornerstone content (tạm dịch: nội dung nền tảng) là phần cốt lõi của website, bao gồm những bài viết tốt nhất, quan trọng nhất của website, những page hoặc post bạn muốn đạt thứ hạng cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.

Những bài viết thuộc dạng cornerstone content thường tương đối dài, trữ lượng thông tin lớn, hàm chứa insight đa chiều từ các blog post khác nhau và bao hàm mọi thứ quan trọng về một chủ đề cụ thể. Mục tiêu chính của cornerstome content là đem lại thông tin hoàn chỉnh và tốt nhất về một chủ đề nào đó, chứ không phải để bán hàng.

Interactive content

Thay vì khuyến khích độc giả đọc một bài blog post hay xem video, interactive content (tạm dịch: nội dung tương tác) yêu cầu họ tham gia, tương tác, trải nghiệm với content mà không khiến họ có cảm giác “đang bị mời mua hàng”. Một số hình thức của interactive content là khảo sát, trắc nghiệm…

nội dung có tính tương tác interactive content

Ví dụ về interactive content (Nguồn ảnh: Internet)

User-generated content

User-generated content (tạm dịch: nội dung do người dùng tạo) chỉ những content được tạo ra bởi độc giả của thương hiệu đó, chứ không phải do thương hiệu tạo ra. Ví dụ, người dùng chụp ảnh sản phẩm vừa mới mua và đăng lên Facebook, kèm vài lời khen và hashtag; review của người dùng về sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee…

UGC user generated content là nội dung do người dùng tạo ra

User-generated content là nội dung không phải do thương hiệu tạo ra (Nguồn ảnh: Internet)

Theo Business Insider, dạng content này đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển đổi khách hàng. Những người tương tác với user-generated content có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 97% so với những người không tương tác.

Visual content

Visual content (tạm dịch: nội dung thị giác) là dạng content gắn liền với hình ảnh, biểu đồ, infographic, gif… hơn là văn bản đơn thuần. Visual content được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn các dạng content khác, do phần lớn thông tin được não bộ con người tiếp nhận có liên quan đến thị giác. Con người cũng có khuynh hướng xử lý và phản hồi đối với hình ảnh tốt hơn là con chữ.

ví dụ về infographic

Infographic là dạng visual content thường gặp (Nguồn ảnh: Internet)

Cost per action (CPA)

Trong thuật ngữ content marketing, cost per action là số tiền mà doanh nghiệp phải trả để khách hàng thực hiện một hành động nào đó (thực hiện mua hàng, điền thông tin vào form…).

Cost per click (CPC)

Cost per click là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi lượt click của người dùng vào quảng cáo, chứ không phải chi phí phải trả cho số lần hiển thị (impression).

Editorial calendar

Editorial calendar là cụm từ chỉ lịch xuất bản, giúp content marketer lên kế hoạch, điều phối nội dung nào sẽ được xuất bản và xuất bản vào thời điểm nào. Content có thể bao gồm blog post, podcast, email newsletter…

lịch quản lý nội dung xuất bản editorial calendar

Ví dụ về giao diện của editorial calendar (Nguồn ảnh: Internet)

Off-page optimization

Off-page optimization chỉ tập hợp các kỹ thuật không được áp dụng trực tiếp trên website nhưng lại có thể giúp website cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và xây dựng website authority, bao gồm guest blogging, link building…

On-page optimization

On-page optimization chỉ tập hợp các kỹ thuật được áp dụng trực tiếp trên website để cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Các kỹ thuật này hướng đến việc tối ưu các khía cạnh của website như title tag, URL, content…

Podcast

Theo Wikipedia, podcast được ghép bởi hai từ là iPod và broadcast (phát sóng). Podcast là một series nội dung kỹ thuật số thường bao gồm nhiều tập, có thể phát hành dưới định dạng âm thanh (audio podcast) hoặc hình ảnh (video podcast)  mà bạn có thể tải và nghe bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chủ đề của podcast rất đa dạng, có thể là bài thuyết trình của một người về ý tưởng, cuộc thảo luận về một chủ đề giữa hai người, cuộc phỏng vấn với nhân vật…

podcast là một dạng content ngày càng trở nên thịnh hành và phổ biến

Podcast (hay mở rộng ra là Netcast) là một chương trình nội dung kỹ thuật số được phân phối qua nhiều nền tảng đa dạng (Nguồn ảnh: Internet)

Target market

Target market (tạm dịch: thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng cụ thể tiếp nhận thông điệp quảng cáo hoặc sản phẩm theo đúng chủ đích của marketer. Sản phẩm có thể có nhiều hơn một target market. Quy trình phân nhỏ thị trường rộng lớn thành các target market nhỏ hơn gọi là “phân khúc” (segmentation).

Brand awareness

Brand awareness (tạm dịch: mức độ nhận biết về thương hiệu) đo lường mức độ nhận biết và khả năng ghi nhớ của công chúng dành cho thương hiệu của bạn. Ví dụ, bạn vào siêu thị muốn mua loại dầu gội nào đó nhưng không nhớ tên, nhưng chỉ cần lướt sơ qua sản phẩm, bắt gặp màu sắc quen mắt là có thể nhận ra ngay dựa trên sự thân thuộc.

nhận biết thương hiệu brand awareness

Brand awareness là mức độ nhận biết về thương hiệu (Nguồn ảnh: Internet)

CMS

CMS là từ viết tắt của Content Management System (tạm dịch: hệ thống quản lý nội dung), chỉ phần mềm được sử dụng để thao tác và quản lý digital content, bao gồm website và blog. WordPress là một loại CMS phổ biến.

Buying cycle

Khách hàng thông thường sẽ trải qua buying cycle (tạm dịch: chu kỳ mua hàng), đi từ nhận biết, cân nhắc sản phẩm, có ý định mua, thực hiện thao tác mua và mua tiếp vào lần sau.

buying cycle quy trình mua hàng

Buying cycle còn có tên khác là purchasing cycle (Nguồn ảnh: Internet)

Curation

Curation là quá trình thu thập, chọn lọc thông tin từ rất nhiều nguồn content về một chủ đề, sau đó sắp xếp, biên tập, làm nổi bật, trình bày hợp lý những gì tốt nhất để cung cấp đến độc giả. Curation giúp thương hiệu mang lại thông tin hữu ích đến độc giả và tiếp tục xây dựng lòng tin với họ.

Data-backed content

Việc sử dụng số liệu thống kê, nghiên cứu sẽ giúp tăng mức độ tin cậy, tạo lòng tin cho content. Trong thuật ngữ content marketing, content dạng này gọi là data-backed content.

data-backed content là nội dung được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu

Sử dụng số liệu, dẫn chứng từ các khảo sát, thống kê sẽ giúp content đáng tin cậy hơn (Nguồn ảnh: Internet)

E-magazine

E-magazine là dạng bài viết online được tích hợp đa phương tiện, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, ảnh động… theo cấu trúc hoàn toàn mới, phông chữ đa dạng, trích dẫn được trình bày đẹp mắt, hình ảnh được thiết kế toàn màn hình…

Thời lượng xem mỗi bài e-magazine có thể lên đến 10 – 15 phút bởi thông tin cực kỳ phong phú và có chiều sâu, lại chèn hình ảnh được thiết kế ấn tượng. Phần văn bản của e-magazine có thể dài vài nghìn từ, văn phong pha trộn giữa tường thuật, phân tích, bình luận…

ví dụ về e magazine

Giao diện e-magazine (Nguồn ảnh: Internet)

Trên đây là một số những thuật ngữ content marketing thông dụng mà một content creator nên nắm vững. Muốn trở thành nhà sáng tạo nội dung thành công và góp phần tạo tiếng vang cho những chiến dịch lớn, chỉ biết các thuật ngữ trên thôi vẫn chưa đủ. Bạn nên chủ động tích luỹ thêm kiến thức về các kỹ thuật đắt giá khác trong nghệ thuật làm content.

Bên cạnh việc tự tích góp vốn hiểu biết từ Internet, tại sao không thử tham gia ngay một khoá học làm content cùng các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong nghề? Chính các bậc tiền bối sẽ “cầm tay chỉ việc” và “khai sáng” cho bạn nhiều góc nhìn mới mẻ và bài học thực tế khi làm content marketing.

Khoá học content marketing ngắn hạn tại Hướng Nghiệp Á Âu

Với mục tiêu trang bị cho học viên kiến thức về các công thức sản xuất content hấp dẫn, lập tức thu hút sự chú ý và khơi dậy khát khao trải nghiệm của khách hàng, Hướng Nghiệp Á Âu đã thiết kế khoá học Đào Tạo Content Marketing dành cho những bạn có mong muốn trở thành một content creator.

Tham gia khoá học, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết trong content marketing như phác hoạ chân dung khách hàng, cách phát triển tư duy sáng tạo, viết kịch bản video giới thiệu sản phẩm, cách viết nội dung cho Facebook, phương pháp xây dựng landing page bán hàng… từ đội ngũ giảng viên là marketing director, CEO công ty truyền thông…

Để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình Đào Tạo Content Marketing tại Hướng Nghiệp Á Âu, hãy nhanh tay gọi đến tổng đài 1800 255748 hoặc điền vào form tư vấn bên dưới bạn nhé!

Điểm: 4.84 (50 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn