48 TIPs Digital Marketing Hiệu Quả

Dưới đây là tổng hợp những tip digital marketing hữu ích giúp bạn có thể ứng dụng ngay vào các chiến dịch digital marketing và bán hàng của mình. Chúng ta cùng Digital Marketing Á Âu tham khảo các mẹo tối ưu đó là gì.   

Phần 1: Digital marketing

1.Hiểu khái niệm trong digital marketing

Muốn thành công trong việc tối ưu hóa digital marketing, trước hết bạn phải hiểu chính xác những khái niệm, thuật ngữ cơ bản sử dụng trong digital marketing.

XEM THÊM: Những Điều Cần Biết Về Digital Marketing

2.Xây dựng chiến lược digital marketing mạnh mẽ

Chiến lược đúng đắn là nền tảng thành công trong digital marketing. Mỗi động thái marketing đều nên bám sát chiến lược đã đề ra và đóng vai trò như yếu tố hỗ trợ lẫn nhau. Không nên xé nhỏ “chiến lược” đó ra thành nhiều yếu tố rời rạc, dẫn đến thiếu sự liên kết.

chiến lược digital marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

3.Xây dựng chiến lược digital marketing “hợp thời”

Một kế hoạch xây dựng chiến lược digital marketing “hợp thời” nghĩa là phải được update liên tục dựa trên các thông tin mới mẻ, những gì đang diễn ra trong thực tế.

4.Đánh giá hiệu quả liên tục

Muốn biết kế hoạch marketing của bạn đang tác động thế nào lên doanh nghiệp, hãy thường xuyên theo dõi hiệu quả để xác định đã đi đúng hướng chưa.

5.Chăm sóc leads xuyên suốt hành trình người mua hàng (buyer’s journey)

Leads là tập hợp các đối tượng khách hàng có phản hồi, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sau khi thực hiện các chiến dịch marketing. Nhóm đối tượng này được xem là khách hàng tiềm năng, có khả năng thuyết phục và đưa ra quyết định mua hàng.

Muốn marketing hiệu quả, hãy chủ động tiếp cận khách hàng trong hành trình của họ sớm hơn những doanh nghiệp đối thủ khác. Hãy chăm sóc họ, từng bước dẫn họ tới quá trình chuyển đổi khách hàng, thay vì bủa vây họ bằng các mẫu quảng cáo. Hiểu rõ sự khác biệt trong các hành trình và biết cách tiếp cận họ trong mỗi giai đoạn là cực kỳ quan trọng.

6.Tập trung vào kết quả

Đừng quên quan tâm tới kết quả tạo ra liệu có đáp ứng mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hay không. Muốn tạo ra kết quả vượt trội bất ngờ, đôi khi hãy bứt phá khỏi vùng an toàn và giới hạn của các chỉ số marketing truyền thống.

7.Ưu tiên quick win

Quick win (thắng nhanh) là những điểm cần nhanh chóng đạt được. Cần xác định các quick win trong chiến lược digital marketing để triển khai trước nhằm đem lại kết quả có thể thấy ngay trước mắt.

8.Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Hãy nhớ, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, con số (khi gặp trường hợp không khả quan) sẽ có căn cứ hơn là chỉ dựa trên cảm tính.

9.Thường xuyên kiểm toán hoạt động marketing

Thường xuyên kiểm toán hoạt động marketing sẽ giúp bạn phát hiện những lỗ hổng trong chiến lược của mình và điều chỉnh ngay.

10.Đặt KPI thiết thực

KPI là công cụ để bạn theo dõi tính hiệu quả. Nếu đặt KPI không phù hợp với mục tiêu, bạn sẽ khó đạt được.

kpis

(Nguồn ảnh: Internet)

11.Đảm bảo thương hiệu đang thu hút đúng khách hàng mục tiêu

Đừng xem nhẹ tính thẩm mỹ khi mang thương hiệu đến gần khách hàng. Người dùng có thể cảm nhận nhiều điều về thương hiệu của bạn dù không đọc dòng chữ nào trên website. Tuy nhiên, trang web với giao diện đẹp nhưng không thể thu hút đúng nhóm khách hàng tiềm năng thì cũng vô ích.

12.Sử dụng nền tảng tự động hóa marketing

Tự động hóa marketing là một phần quan trọng trong chiến lược digital marketing. Bạn nên tận dụng các phần mềm tự động hóa marketing để chuyển tải content mang tính cá nhân cao và đúng lúc đến khách hàng khi họ đang trong hành trình người mua hàng.

13.Tập trung vào mobile

Người dùng ngày nay “tiêu thụ” content trên thiết bị di động ngày càng nhiều. Tiếp cận khách hàng trên mobile nên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược digital marketing để không bị mất khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ.

14.Xây dựng cộng đồng

Bạn gặp vấn đề trong việc tạo tệp đối tượng khách hàng tiềm năng và danh sách email? Hãy thử dùng Challenge Technique để tạo cộng đồng những người thật sự muốn tương tác với doanh nghiệp của bạn theo một cách gần gũi, cá nhân hơn nhằm tạo mối quan hệ lâu dài.

15.Hợp tác với influencer

Influencers là những người giúp bạn đưa thông điệp đến với người dùng. Hãy chọn đúng influencer để quảng bá thương hiệu một cách phù hợp.

16.Thiết kế web

Website doanh nghiệp là nơi để “giáo dục” khách hàng tiềm năng, thu hút người dùng mới và thúc đẩy sale. Với mục tiêu cao nhất là chuyển đổi người dùng mới thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng thật sự thì việc tối ưu cho thiết kế web là không thể bỏ qua.

17.Thường xuyên kiểm tra hiệu quả landing page

Làm thế nào để chắc chắn landing page đang có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất? Câu trả lời là thường xuyên kiểm tra và tối ưu cho chúng. Landing Page AB Testing là công cụ gợi ý cho nhiệm vụ này.

Phần 2: Email marketing

18.Bám sát nền tảng cơ bản

Email marketing là phương tiện mạnh mẽ để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự và biến khách hàng thật sự thành khách hàng trung thành. Xây dựng chiến dịch email marketing thật sự cần thiết cho mọi doanh nghiệp để thu hút sự chú ý của người dùng vào thương hiệu và sản phẩm bạn bán. Do đó, ngay từ đầu, bạn phải hiểu rõ bản chất của email marketing trước khi triển khai.

19.Tần suất gửi mail hợp lý

Không có công thức chính xác để tính toán khi nào nên gửi mail, nhưng tránh gửi email quá nhiều có thể khiến người dùng khó chịu, hủy theo dõi. Hãy duy trì ở mức độ vừa phải sẽ giữ chân họ tương tác với content và nuôi dưỡng mối quan hệ với thương hiệu của bạn.

gửi email

(Nguồn ảnh: Internet)

20.Ưu tiên retention marketing

Retention marketing là thuật ngữ chỉ các hoạt động marketing nhằm mục đích tăng cường tương tác, củng cố thương hiệu và tăng sự trung thành đối với một sản phẩm hay một doanh nghiệp. Nếu áp dụng thành công sẽ giúp tăng trưởng ROI, lợi nhuận và hiệu suất.

21.Giảm tỉ lệ hủy bỏ giỏ hàng

Trong mua sắm trực tuyến, tỉ lệ hủy bỏ giỏ hàng khá cao (60 – 80%), xuất phát từ các nguyên nhân như phí shipping, thủ tục thanh toán rườm rà, yêu cầu tạo tài khoản đăng nhập… Để giảm tỉ lệ hủy bỏ giỏ hàng, hãy tìm cách hạn chế các lý do trên.

Phần 3: Quảng cáo trên social media

22.Chọn đúng nền tảng

Mỗi thông điệp bạn tạo ra phải hướng tới đúng đối tượng mục tiêu và đăng tải trên đúng nền tảng phù hợp. Điều này áp dụng tương tự cho Google Adwords và Facebook Ads.

23.Tối ưu hóa tương tác bằng công cụ theo dõi

Theo dõi tình hình tương tác trên Facebook Ads thật sự cần thiết để đạt hiệu quả tối đa. Bằng cách sử dụng tool đo lường, bạn sẽ theo dõi sát sao quá trình quản lý, giúp tiết kiệm thời gian và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.

24.Không ngừng khám phá cách mới để tăng chuyển đổi

Thế giới digital luôn biến đổi không ngừng. Là digital marketer, bạn nên dành thời gian mỗi vài tháng để đánh giá tình hình chuyển đổi trên các nền tảng khác nhau.

25.Bước ra khỏi vùng an toàn

Hầu hết marketer đều có kiến thức và kỹ năng về một vài nền tảng nhất định. Đã đến lúc bạn bước khỏi vùng an toàn và học hỏi chiến thuật nâng cao mới.

26.Xây dựng chiếc lược mạnh mẽ

Trong digital marketing, xây dựng chiến lược mạnh mẽ sẽ giúp bạn đạt thành công tối đa. Và Facebook đóng vai trò như một công cụ để làm digital marketing đa năng và đáng tin cậy để bạn lên kế hoạch và chiến lược.

facebook ads

(Nguồn ảnh: Internet)

27.Tránh chồng chéo đối tượng

Không ít marketer đổ tiền vào một (hoặc nhiều hơn) cho các mẫu quảng cáo chỉ để thu hút sự chú ý từ một nhóm đối tượng. Chồng chéo đối tượng là lỗi sai bạn cần tránh ngay từ đầu.

28.Đọc báo cáo chính xác

Facebook và các nền tảng online khác cho chúng ta cái nhìn chính xác về kết quả quảng cáo. Vấn đề là bạn phải biết cách đo lường tỷ lệ chuyển đổi đúng cách và tránh việc đọc sai dữ liệu. Đọc sai báo cáo dẫn sẽ đến quyết định sai lầm.

29.Thiết kế hình ảnh ads đẹp mắt

Quảng cáo sẽ hiệu quả hơn nếu bạn biết cách thiết kế hình ảnh quảng cáo đẹp mắt. Không có visual hấp dẫn, quảng cáo trên social media sẽ khó chạm đến thành công.

30.Xây dựng landing page hiệu quả cho mẫu quảng cáo

Rất nhiều thương hiệu tốn thời gian và tiền bạc để quảng bá content hoặc mẫu ads thu hút đông đảo lượng click nhưng rồi lại đẩy người dùng tới trang landing page vô cùng tẻ nhạt. Đây là lỗi mà bạn cũng cần tránh.

XEM THÊM: 9 Lỗi Content Marketing Thường Gặp

31. Sử dụng Power Editor thay vì Ads Manager

Power Editor của Facebook là công cụ được nhiều chuyên gia khuyên dùng để quản lý các chiến dịch quảng cáo, bởi nó sở hữu những tính năng mà Ads Manager không có như Conversion Tracking, Multi-Account, Manually Set Up Bids…

32.Scale ngân sách một cách thông minh

Scale nghĩa là khi tăng ngân sách cho chiến dịch, bạn vẫn duy trì được ROI. Mẹo ở đây là hãy tạo những thay đổi nhỏ từng bước một.

33.Theo dõi hủy giỏ hàng

Bạn không nên xem việc khách hàng hủy giỏ hàng là do sản phẩm của bạn bị lỗi, mà hãy xem đó như insight giá trị để bạn hiểu hơn về người mua hàng. Bằng việc lấp đầy giỏ hàng, khách hàng đã cho bạn biết chính xác những món họ đang cần.

34.Dùng social media để khiến khán giả vui vẻ

Social media là nơi được nhiều khách hàng lựa chọn để… xả cảm xúc tiêu cực. Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm doanh nghiệp bạn trên Twitter hay Facebook, dĩ nhiên bạn không muốn đập vào mắt họ là những dòng tweet hoặc post đầy phẫn nộ. Nếu khách đã không hài lòng về bạn và phơi bày điều đó trên social media thì sẽ bạn sẽ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.

Phần 4: Inbound/Content marketing

35.Hiểu rõ về inbound marketing

Inbound marketing là marketing dựa trên giá trị, nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút khách hàng tiềm năng và “nuôi dưỡng” họ bằng những nội dung và dịch vụ chất lượng, chứ không phải bằng những email, tin nhắn rác hoặc quảng cáo phản cảm. Chi phí cho inbound marketing thấp hơn so với các chiến lược marketing truyền thống.

inbound marketing

(Nguồn ảnh: Internet)

36.Tạo quy trình inbound hình phễu hoàn chỉnh (full inbound funnel)

Funnel là lộ trình đi đến tỉ lệ chuyển đổi mong muốn do một marketer vạch ra. Đây là một quy trình tuyến tính, từng bước đưa người truy cập trang thành người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

37.Xây dựng chiến lược blogging

Blog là công cụ để doanh nghiệp lan rộng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thiếu chiến lược khi làm blog đồng nghĩa bạn chỉ đang gõ lên website những con chữ mà hầu hết người dùng Internet sẽ không bao giờ tiếp cận được.

38. Bắt nhịp với thay đổi từ Google

SEO là nguồn sống với marketer. Hãy luôn theo sát, cập nhật sự thay đổi thuật toán từ Google để nhanh chóng cải thiện thứ hạng.

39.”Giáo dục” khách hàng

Khía cạnh quan trọng nhất của inbound marketing là đưa ra nguồn thông tin mang tính chất “giáo dục” khách hàng, đặc biệt trong quá trình hình thành nhận thức để đưa đến cho khách hàng tiềm năng những giá trị thiết thực, biến họ trở thành khách hàng thật sự.

40.Xây dựng thông điệp marketing rõ ràng

Khi tiếp cận khách hàng, bạn cần giao tiếp với họ ở mức độ càng cá nhân càng tốt thông qua thông điệp marketing vừa rõ ràng, vừa thu hút.

41.Hiểu quy trình xếp hạng

Có hàng tá yếu tố được Google sử dụng để đánh giá nội dung và quyết định thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm. Muốn triển khai chiến lược SEO thành công, trước hết bạn phải hiểu Google xếp hạng ra sao.

quy trình xếp hạng

(Nguồn ảnh: Internet)

42.Biết cách tính CAC

Customer Acquisition Cost (CAC) là chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới. Biết cách cân đối CAC, bạn sẽ quyết định có nên đầu tư thêm ngân sách hay không.

43.Biết cách làm content B2B

Làm content B2B, đối tượng của bạn là đối tác, doanh nghiệp có kinh nghiệm, chứ không phải người tiêu dùng thông thường theo hình thức B2C. Ngày nay, có hơn 90% những nhà B2B content marketer thành công là nhờ vào việc quan tâm và giải quyết tốt nhu cầu của khách hàng thông qua nội dung chất lượng.

Phần 5: Sales

44.Chú trọng vào bán hàng tư vấn

Consultative selling là bán hàng tư vấn, tức là bạn đầu tư nhiều hơn vào việc tìm hiểu khách hàng, quan tâm hơn đến nội dung, thông tin bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Khách hàng ngày nay có thể tự tìm hiểu về đặc tính sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi. Cái họ muốn là giải pháp được cụ thể hóa cho riêng họ, các thông tin chuyên sâu áp dụng riêng với hoàn cảnh của họ.

45.Tận dụng marketing collateral hoặc content chất lượng trong quy trình bán hàng

Trong sales và marketing, marketing colleteral (công cụ hỗ trợ tiếp thị dạng in ấn) được coi là tập hợp các phương tiện truyền thông được sử dụng để hỗ trợ bán sản phẩm hoặc dịch vụ, mang đến giá trị cho khách hàng và khiến họ tin tưởng mua hàng của bạn.

46.Phối hợp inbound và outbound sales

Biết khi nào nên sử dụng inbound và outbound sales sẽ giúp bạn ưu tiên chiến dịch marketing và tìm ra sáng kiến để tăng chuyển đổi.

47.Sử dụng social selling (kể cả trong B2C)

Social selling là bán hàng bằng cách tạo dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng tiềm năng trước khi giới thiệu sản phẩm. Không nên nhầm lẫn social selling với social media marketing.

48.Hiểu khi nào nên đi từ MQL đến SQL

Marketing-qualified lead (MQL) là người dùng website với những tương tác nhất định và có tiềm năng trở thành khách hàng trong tương lai. Sales-qualified lead (SQL) được hiểu là khách hàng tiềm năng trong sales. Họ không chỉ thích sản phẩm mà còn thực sự muốn mua hoặc sẽ mua những gì bạn cung cấp trong thời gian tới.

Điểm: 4.8 (26 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn