Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

Xây dựng kế hoạch digital marketing sao cho hiệu quả luôn là điều khiến các digital marketer đau đầu, đặc biệt là những digital marketer còn “non trẻ” trong lĩnh vực này. Để biết các bước lập kế hoạch marketing (đặc biệt là digital marketing). Cùng Đào Tạo Digital MarKeting Á Âu xây dựng chiến lượt digital marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm 7 bước dưới đây:

1. Xây dựng chân dung khách hàng

Muốn lên kế hoạch marketing tổng thể, trước hết phải xác định được chân dung khách hàng (buyer personas) để biết bạn đang làm marketing hướng đến ai.

Chân dung khách hàng cho thấy đối tượng khách hàng lý tưởng bạn nhắm đến, và chân dung này có được nhờ vào việc nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng. Lưu ý rằng những thông tin trên phải dựa trên số liệu thực tế, bởi mọi sự dò đoán mơ hồ có thể khiến kế hoạch marketing tổng thể của bạn sai ngay từ đầu.

Xác định chân dung khách hàng
Xác định chân dung khách hàng là khâu đầu tiên trong các bước lập kế hoạch marketing (Nguồn ảnh: Internet)

Thế nhưng bạn cần thu thập những thông tin gì để vẽ nên chân dung khách hàng? Điều đó sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C, và tùy vào sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhìn chung, để hoàn thành bước đầu tiên này, bạn cần có đầy đủ các thông tin như sau:

  • Địa điểm: Bạn có thể tận dụng Google Analytics để xác định nguồn website traffic đến từ đâu.
  • Độ tuổi: Tốt nhất nên thu thập dữ liệu này từ đối tượng khách hàng hiện có hoặc đối tượng có mong muốn/nhu cầu với sản phẩm.
  • Thu nhập: Bạn có thể thu thập thông tin có phần nhạy cảm này theo hướng hỏi trực tiếp, bởi nhiều người không thích chia sẻ trên các form online.
  • Nghề nghiệp: Thông tin này có thể lấy từ nguồn khách hàng đang có và thích hợp nhất cho doanh nghiệp B2B.
  • Mục tiêu: Dựa trên mục đích mà sản phẩm và dịch vụ của bạn được tạo ra, bạn sẽ biết được mục tiêu mà khách hàng đang tìm kiếm là gì. Nhưng tốt nhất là nên trò chuyện với khách hàng, cũng như bộ phận sale nội bộ và đại diện bộ phận chăm sóc khách hàng.
  • Thử thách: Tương tự như trên, hãy chủ động trò chuyện với khách, bộ phận sale và chăm sóc khách hàng để biết khách đang gặp khó khăn gì.
  • Sở thích: Việc biết được sở thích cá nhân của khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn đề ra chiến lược content và hợp tác hiệu quả.
  • Ưu tiên: Nói chuyện với khách hàng để biết điều gì quan trọng nhất với họ trong mối quan hệ giữa họ với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu bạn là công ty phần mềm B2B, việc biết được khách hàng xem trọng dịch vụ hỗ trợ khách hàng hơn là giá cả là một thông tin rất giá trị.

2. Xác định mục tiêu và công cụ digital marketing bạn sẽ cần

Mục tiêu marketing nên gắn liền với mục tiêu nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng 20% doanh thu online thì mục tiêu của marketer phải là tăng 50% lead thông qua website so với năm ngoái. Như vậy mới đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Dù mục tiêu là gì, bạn cũng phải biết cách đo lường thông qua công cụ digital marketing phù hợp. Cách đo lường hiệu quả của chiến dịch digital của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau và tùy thuộc vào mục tiêu. Nhưng điều bắt buộc chắc chắn phải có đó là bạn có khả năng để đo lường bằng việc đưa ra các chỉ số cụ thể.

3. Đánh giá các kênh digital hiện có

Truyền thông sở hữu (Owned media)

Truyền thông sở hữu là tài sản mà thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn sở hữu, bao gồm website, profile trên social media, nội dung blog, hình ảnh…

Truyền thông lan truyền (Earned media)

Truyền thông lan truyền có được từ việc khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm nên họ chia sẻ rộng rãi, hay do đối tác đứng ra quảng bá giúp bạn miễn phí. Earned media bao gồm comments, shares, feedback, rating…

Truyền thông trả phí (Paid media)

Truyền thông trả phí là các công cụ truyền thông mà doanh nghiệp phải chi tiền để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Các công cụ paid media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Search Ads, Display Ads, Social Ads, KOLs…

Các kênh truyền thông
Các kênh truyền thông không thể tách rời khỏi kế hoạch digital marketing tổng thể (Nguồn ảnh: Internet)

Khi lên kế hoạch marketing online chi tiết, bạn nên tận dụng cả 3 kênh này để đạt hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất. Ví dụ, bạn đã có sẵn content trên landing page của website (owned media). Để tăng tối đa lượng khách hàng tiềm năng, bạn phải làm cho content của bạn hấp dẫn, nhiều người muốn chia sẻ, giúp tăng traffic cho landing page (earned media). Và để content thành công hơn nữa, bạn phải trả phí chạy trên Facebook để tiếp cận nhiều khách hàng hơn (paid media).

Dĩ nhiên, bạn không cần cùng lúc kết hợp cả ba kênh này. Nếu owned media và earned media của bạn vốn dĩ đã thành công thì sẽ không cần đến paid media nữa.

4. Lên kế hoạch cho chiến dịch của kênh truyền thông sở hữu

Trọng tâm của digital marketing là kênh truyền thông sở hữu. Mỗi thông điệp mà thương hiệu truyền tải trên owned media đều được xem là content, từ trang “Về chúng tôi”, mô tả sản phẩm cho tới ebook, infographic… Content sẽ giúp chuyển đổi người truy cập website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự. Do đó, để lập kế hoạch marketing online chi tiết, bạn phải chú tâm đến cái gọi là content.

Điều cần làm trước tiên là hệ thống lại content bạn đang có, xác định content nào hiệu quả nhất, có tiềm năng đáp ứng mục tiêu bạn đặt ra. Sau đó, dựa trên chân dung khách hàng, hãy xác định content bạn còn vướng “lỗ hổng” nào. Cuối cùng, tìm cách cải thiện content theo một kế hoạch cụ thể bao gồm chỉnh sửa title, format, mức độ ưu tiên, vì sao lại tạo content này…

Phần này bạn có thể triển khai đơn giản trên spreadsheet, và nên có luôn thông tin về ngân sách nếu bạn muốn outsource để làm content, hoặc dự tính luôn thời gian nếu bạn muốn tự làm content.

5. Lên kế hoạch cho chiến dịch của kênh truyền thông lan truyền

Dựa trên đánh giá kết quả trên các earned media trước đó và so sánh với mục tiêu hiện tại, bạn sẽ biết được nên dành thời gian vào phần nào. Quan sát traffic và lead đến từ đâu và xếp hạng nguồn earned media đem lại hiệu quả từ cao nhất đến thấp nhất.

Cách làm này cho bạn thấy được bức tranh tổng quan kênh earned media sẽ hỗ trợ bạn mặt nào và hạn chế mặt nào dựa trên dữ liệu có sẵn. Nếu muốn thử phương án nào mới thì đừng ngần ngại đổi mới.

6. Lên kế hoạch cho chiến dịch của kênh truyền thông trả phí

Các bước lập kế hoạch marketing online nên bao gồm cả phần cho kênh paid media. Quy trình này cũng tương tự như hai quy trình trên, tức bạn rà soát lại hiệu quả trên các paid media hiện có như Google AdWords, Facebook, Twitter… để xác định kênh nào đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu kênh nào không hiệu quả thì thay đổi hướng mới.

7. Kết hợp tất cả với nhau

Như vậy, bạn đã hoàn thành các bước lập kế hoạch marketing online cho digital. Điều bạn cần làm hiện tại là kết hợp chúng với nhau, bởi lên kế hoạch digital marketing là chuỗi các hoạt động giúp bạn đạt kết quả cuối cùng khi sử dụng nền tảng marketing online.

Bên cạnh đó, khi lên kế hoạch marketing online chi tiết, bạn cũng nên thiết lập theo cho khoảng thời gian dài (ví dụ 12 tháng và đặt hạng mục công việc cho các tháng). Bằng cách này, bạn sẽ có timeline cụ thể để dễ theo dõi tiến độ công việc.

Trên đây là các bước lập kế hoạch digital marketing. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hình dung ra cách xây dựng kế hoạch digital marketing là như thế nào. Chúc bạn thành công cho những chiến dịch sắp tới.

Điểm: 4.8 (44 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn