Kinh doanh trà sữa vẫn đang là “mảnh đất màu mỡ” chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí là ngày càng bùng nổ hơn. Với sức hút mạnh mẽ của thị trường F&B hiện tại, mô hình quán trà sữa nhỏ gọn nhưng hiệu quả trở thành lựa chọn ưu tiên trong bản đồ khởi nghiệp của đông đảo bạn trẻ. Theo đó, câu hỏi đang được quan tâm hàng đầu chính là mở 1 quán trà sữa nhỏ cần bao nhiêu vốn. Nếu bạn cũng đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh và muốn nắm rõ các khoản chi phí mở quán trà sữa, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Trà sữa là mô hình kinh doanh giàu tiềm năng ở thời điểm hiện tại (Ảnh: Internet)
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Mở Quán Trà Sữa Cần Bao Nhiêu Vốn?
Mô Hình Kinh Doanh
Mô hình kinh doanh là yếu tố hàng đầu, ảnh hưởng mật thiết đến tổng số vốn ban đầu bạn cần bỏ ra khi mở quán trà sữa. Theo đó, một số mô hình phổ biến tại Việt Nam như: nhượng quyền thương hiệu, quán trà sữa tự xây dựng thương hiệu, quán trà sữa check in, quán trà sữa take away, quán trà sữa vỉa hè, bán trà sữa online…
Vị Trí Thuê Mặt Bằng
Một yếu tố khác cũng quan trọng không hề kém cạnh đó là vị trí thuê địa điểm kinh doanh. Giá thuê mặt bằng sẽ cao hơn khi mở quán tại các khu trung tâm hoặc những vị trí đắc địa như: gần trường học, khu chung cư, văn phòng…
Ngoài ra, vùng ngoại ô tuy có ưu điểm là mặt bằng rẻ nhưng vị trí lại không thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch thiết kế quán theo phong cách riêng và tạo các chiến dịch marketing ấn tượng thì vẫn có tiềm năng kinh doanh tốt.
Chi phí thuê mặt bằng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn đầu tư và doanh thu của quán trà sữa (Ảnh: Internet)
Đối Tượng Khách Hàng Mục Tiêu
Việc xác định tệp khách hàng tiềm năng là yếu tố cốt lõi giúp bạn xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý và lên menu, giá bán, concept hiệu quả. Một số nhóm đối tượng phổ biến có thể kể đến như:
- Giới trẻ, học sinh, sinh viên: Insight của nhóm đối tượng này là giá thành rẻ, không gian đẹp, các món trà sữa hot trend, đang tạo cơn “sốt” trên mạng xã hội.
- Nhân viên văn phòng: Đây là nhóm khách hàng có tiềm năng dài hạn mà bạn nên tìm cách để thu hút sự chú ý của họ. Đặc điểm khi thiết kế mô hình quán trà sữa đáp ứng nhu cầu của các đối tượng này là: không gian rộng rãi, thoáng mát, hiện đại, menu tích đa dạng các món, thức uống đảm bảo chất lượng, tăng cường liên kết với các app giao hàng…
- Nhóm đối tượng gia đình: Lựa chọn ưu tiên của nhóm khách gia đình là mô hình quán trà sữa sân vườn, rộng rãi, có khu vui chơi dành cho trẻ em, menu phù hợp với mọi lứa tuổi…
Tổng Cộng Chi Phí Mở Quán Trà Sữa Bao Nhiêu?
Theo nhiều chủ quán kinh doanh mô hình trà sữa nhỏ, tổng chi phí đầu tư ban đầu mà họ bỏ ra sẽ rơi vào khoảng 50 – 100 triệu đồng (tùy thuộc vào quy mô kinh doanh).
Dĩ nhiên, những mô hình sang trọng hơn như: thương hiệu nhượng quyền, quán trà sữa check in thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều, thậm chí là vài tỷ đồng.
Không ít chủ quán chia sẻ, bản thân đã đi từ xe trà sữa nhỏ rồi mới dần dần chi mạnh tay để mở rộng thêm quy mô kinh doanh. Theo đó, chi tiết các nguồn tiền mà bạn cần đầu tư khi bắt đầu kinh doanh một tiệm trà sữa nhỏ bao gồm:
Chi Phí Mặt Bằng
Thành bại của một thương hiệu trà sữa liên quan mật thiết đến địa điểm kinh doanh. Trung bình, mức chi phí sẽ rơi vào khoảng 5 – 20 triệu đồng tại các thành phố và dao động mức 2 – 5 triệu ở khu vực ngoại ô, nông thôn.
Một tips nhỏ là bạn nên cân nhắc chi phí thuê mặt bằng không nên vượt quá 30% tổng chi phí đầu tư để có thể duy trì hoạt động của quán. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị ít nhất số tiền từ 3 – 6 tháng để cọc tiền thuê mặt bằng nhằm tránh gặp phải những vấn đề rắc rối về sau.
Địa điểm kinh doanh quán trà sữa thuận tiện nhất là ở gần khu vực trường học, chung cư, văn phòng, các địa điểm vui chơi…
Mặt bằng mở quán trà sữa là mức chi phí đáng để xem xét đầu tiên (Ảnh: Internet)
Chi Phí Máy Móc, Công Cụ Dụng Cụ Pha Chế
Sau mặt bằng thì chi phí cơ sở vật chất sẽ là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Để đảm bảo quán trà sữa được hoạt động một cách chỉn chu và chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất bao gồm: hệ thống điện nước, quầy pha chế, tủ lạnh, tủ đựng nguyên liệu, thùng đá, bình ủ trà sữa, dụng cụ pha chế, ly nhựa, ống hút, bàn ghế, menu…
Dưới đây là chi phí trung bình cho các thiết bị quan trọng mà bạn cần mua trước khi mở quán trà sữa:
- Quầy pha chế: 8 – 12 triệu đồng
- Máy pha chế chuyên dụng (máy xay sinh tố, máy ép chậm, máy đánh trứng…): 10 – 15 triệu đồng
- Két đựng tiền, máy ép miệng ly, máy order, laptop, giấy in, mực in: 10 – 20 triệu đồng
- Thiết bị pha chế (bình lắc, ca đong, cân, thìa, bình xịt kem…): 1 – 2 triệu đồng
- Tủ lạnh: 10 – 15 triệu đồng
- Ly thủy tinh, ly nhựa, ống hút, muỗng, bịch nilon số lượng lớn: 4 – 6 triệu đồng
Theo đó, tổng cộng chi phí cơ bản mà bạn cần phải đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất cho quán trà sữa của mình sẽ dao động trong khoảng 30 – 40 triệu đồng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị pha chế là khoản đầu tư quan trọng ban đầu (Ảnh: Internet)
Chi Phí Mua Nguyên Liệu
Để giữ chân khách hàng trong kinh doanh thì chất lượng nguyên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế, bạn cần tham khảo, lựa chọn nguồn cung nguyên liệu uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được kiểm định rõ ràng để yên tâm kinh doanh.
Nguyên liệu làm trà sữa cơ bản là: các loại trà, bột kem sữa, kem tươi, sữa tươi, sữa đặc, siro các loại, đường, topping… Trung bình, mức chi phí nguyên liệu bạn cần đầu tư để kinh doanh đợt đầu sẽ rơi vào khoảng 5 – 10 triệu đồng.
Ngoài ra, với những nguyên liệu tươi mới như: trái cây, các loại thạch, trân châu… bạn nên mua mới hoặc làm mới mỗi ngày để đảm bảo chất lượng.
Cốt trà sữa và đa dạng topping đang được giới trẻ đặc biệt yêu thích
Chi Phí Decor Quán Trà Sữa
Các chi phí thiết kế không gian quán, trang trí nội thất như: bàn ghế, tranh ảnh, cây xanh, đồ trang trí, rèm cửa… cũng sẽ rất tốn kém, tiêu tốn ít nhất khoảng 20 – 30 triệu đồng phụ thuộc vào diện tích và concept mà bạn lựa chọn cho mô hình kinh doanh của mình.
Chi Phí Thuê Nhân Viên
Trung bình hiện nay, một quán trà sữa sẽ cần từ 1 – 3 nhân viên để vận hành quán. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển quy mô kinh doanh ở mức vừa và lớn thì bạn phân bổ nhiều vị trí nhân sự trong quán như: nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ, quản lý, bảo vệ…
Đây cũng là khoản chi phí cố định mà bạn cần chuẩn bị từ trước và cần dự trù ngân sách trong khoảng 3 – 6 tháng để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru của quán.
Ngân sách dành cho nhân viên cũng là một khoản đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng từ trước (Ảnh: Internet)
Chi Phí Vận Hành
Ngoài những chi phí kể trên thì bạn cần dự trù thêm một khoản chi phí dành cho quá trình vận hành như: điện nước, khai trương, hoạt động quảng cáo, giảm giá, wifi, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, đồng phục nhân viên…
Tổng ngân sách cho hạng mục này có thể nằm ở mức 20 – 30 triệu đồng cho tháng đầu tiên và càng về sau, chủ quán sẽ có mức điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình hoạt động của cửa hàng.
Chi phí vận hành sẽ phụ thuộc vào tình hình hoạt động của quán (Ảnh: Internet)
Hy vọng, những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về câu hỏi mở quán trà sữa nhỏ cần bao nhiêu vốn. Mong ý định kinh doanh trà sữa của bạn sẽ sớm thành công trong thời gian ngắn nhất.
Học Viện Pha Chế – Hướng Nghiệp Á Âu đang chiêu sinh liên tục khóa học Pha Chế Trà Sữa cấp tốc trong vòng 2 – 3 buổi, nơi sẽ giúp bạn làm chủ đa dạng công thức trà sữa chuẩn bị kinh doanh, thơm trà béo sữa cùng nhiều món topping hấp dẫn, đang được ưa chuộng mạnh mẽ trên thị trường.
Bạn có thể điền thông tin vào form đăng ký bên dưới hoặc gọi điện đến số tổng đài 1800 6148 (MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI) để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất về khóa học.
Ý kiến của bạn