Mở quán trà sữa take away đang trở thành lựa chọn khởi nghiệp hấp dẫn của đông đảo bạn trẻ với hàng loạt ưu điểm ưu việt như: không cần mặt bằng lớn, không tốn quá nhiều ngân sách cho cơ sở vật chất, chi phí đầu tư ban đầu linh hoạt… Mô hình trà sữa take away có thể mang lại khả năng sinh lời vượt trội nếu bạn hoạch định kế hoạch đầu tư đúng hướng và có kinh nghiệm tối đa hiệu quả chi phí vận hành. Bài viết dưới đây, Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn xoay quanh việc mở quán trà sữa take away, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước giúp bạn có thêm hành trang vững chắc để bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình.
Kinh doanh mô hình trà sữa take away ngày càng trở nên phổ biến với nhiều ưu thế vượt trội (Ảnh: Internet)
Tổng Quan Chi Phí Mở Quán Trà Sữa Take Away Hiện Nay
Tổng chi phí mở quán trà sữa take away sẽ không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào mô hình và quy mô kinh doanh của bạn. Theo đó, chi phí trung bình để mở một xe trà sữa mang đi dao động ở mức từ 30 đến dưới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu có ý định kinh doanh thương hiệu trà sữa nhượng quyền thì số vốn có thể lên đến 300 triệu đồng đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu.
Những chi phí cố định và quan trọng hàng đầu mà bạn nhất thiết phải đầu tư là:
- Chi Phí Mặt Bằng: Với mô hình trà sữa take away thì các mặt bằng “đẹp” nhất sẽ là: gần trường học, khu chung cư, văn phòng, khu vực đông dân cư, gần nơi vui chơi giải trí… Ước tính, chi phí trung bình để thuê địa điểm bán trà sữa là khoảng 3 – 10 triệu đồng, tùy thuộc vào nơi và khu vực kinh doanh.
- Thiết Kế, Thi Công Cho Quán: Chi phí cố định cho cơ sở vật chất của quán như: xe đẩy trà sữa, mái che, trang trí quán, bàn ghế… có thể lên đến 8 – 15 triệu đồng.
- Mua Máy Móc, Nguyên Vật Liệu Pha Chế: Hạng mục này thông thường sẽ mất nhiều chi phí đầu tư nhất, có thể tiêu tốn khoảng 10 – 20 triệu đồng. Máy móc pha chế bao gồm những dụng cụ cơ bản như: bình ủ trà, máy xay, máy ép chậm, tủ đá, tủ lạnh, bình xịt kem, máy đánh trứng… Nguyên vật liệu pha chế bao gồm: trà các loại, kem béo, bột sữa, sữa tươi, sữa đặc, siro, các loại topping và ly nhựa, ống hút, muỗng, bao bịch…
- Tiền Thuê Nhân Viên: Nếu không trực tiếp đứng bán, bạn cần thuê ít nhất 1 nhân viên fulltime hoặc tuyển nhân viên parttime với mức chi phí khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.
- Chi Phí Khác: Những chi phí trong quá trình vận hành như: khai trương, giấy phép kinh doanh, điện, nước, hư hỏng thiết bị…, bạn cần dự trù thêm ngân sách khoảng 5 – 10 triệu để chủ động xử lý những vấn đề phát sinh.
Chi phí mở quán trà sữa take away phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của nhà đầu tư (Ảnh: Internet)
Tư Vấn Chi Phí Mở Quán Theo Từng Mô Hình Trà Sữa Take Away
Mô Hình Quán Trà Sữa Với Số Vốn 10 Triệu Đồng
Ở mức vốn này, 2 chi phí quan trọng nhất mà bạn cần chú tâm đến là chi phí mua xe đẩy và tiền nguyên liệu, công dụng cụ pha chế.
Các chi phí cho mô hình này như sau:
- Xe đẩy trà sữa: Khoảng 5 – 6 triệu đồng, gồm xe và các phụ kiện kèm theo. Để tối ưu chi phí, bạn có thể mua lại xe trà sữa đã từng sử dụng, giúp tiết kiệm đến 50% ngân sách.
- Nguyên liệu pha chế: Bạn cần bỏ ra khoảng 3 triệu đồng để mua sắm các nguyên liệu pha chế trà sữa cơ bản như: các loại trà, bột sữa, sữa đặc, topping, siro…
- Công dụng cụ pha chế: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ pha chế như: bình ủ trà sữa, ca đong, ly nhựa, thìa, ống hút, bao bịch…, hạng mục này có thể mất khoảng 2 triệu đồng.
Bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp kinh doanh trà sữa với số vốn chỉ từ 10 triệu đồng (Ảnh: Internet)
Mô Hình Quán Trà Sữa Với Số Vốn 50 Triệu Đồng
Với số vốn 50 triệu đồng, bạn có thể nâng cấp quy mô và mở rộng không gian quán, thậm chí là có thể bổ sung vào menu một số món nước thịnh hành và đồ ăn vặt đơn giản như: bánh tráng trộn, cá viên chiên…
Các chi phí cần đầu tư cho mô hình quán trà sữa 50 triệu đồng như sau:
- Xe đẩy, bàn, ghế, quạt gió, wifi: Khoảng 20 – 25 triệu đồng cho toàn bộ quán trà sữa.
- Chi phí mặt bằng: Dao động từ 5 – 8 triệu đồng cho không gian quán khoảng 20 – 30m2.
- Máy móc pha chế: máy xay sinh tố, máy ép chậm, máy dập nắp ly… có thể tiêu tốn từ 10 – 15 triệu đồng nếu quán có tích hợp thêm các món nước như sinh tố, nước ép, trà trái cây…
- Dụng cụ pha chế: thùng đá, ca đong, bình lắc, ly thủy tinh, ly nhựa, ống hút, bao bịch… sẽ tốn khoảng 2 – 3 triệu đồng.
- Nguyên liệu pha chế: Các loại trà, siro, đường, sữa tươi, sữa đặc, bột sữa, trái cây tươi, các loại topping… có thể lên đến 10 triệu đồng khi mua sắm lần đầu.
- Chi phí khác: Trang trí, sửa sang quán, vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành cần được lên trước ngân sách khoảng 5 triệu đồng.
Quán trà sữa take away với chi phí khoảng 50 triệu đồng là mô hình được nhiều người lựa chọn (Ảnh: Internet)
Mô Hình Quán Trà Sữa Với Số Vốn Từ 100 – 200 Triệu Đồng
100 – 200 triệu là số vốn lý tưởng để bạn đầu tư hoàn chỉnh và chuyên nghiệp cho một quán trà sữa mang đi. Với số tiền này, bạn có thể thuê một mặt bằng nhỏ để kinh doanh mà không cần mua xe đẩy bán lề đường. Theo đó, một số chi phí “đinh” mà bạn cần đầu tư như:
- Tiền thuê mặt bằng: Khoảng 15 – 20 triệu đồng cho các vị trí thuận lợi kinh doanh, có không gian rộng rãi khoảng 25 – 50m2.
- Nội thất: Với mô hình này, việc đầu tư nội thất sẽ là khoảng tốn nhiều chi phí nhất, khoảng 30 triệu để mua sắm các vật dụng như: tủ trà sữa, bàn ghế, đồ trang trí, wifi, quạt gió/điều hòa…
- Dụng cụ và máy móc pha chế: Hạng mục này sẽ tiêu tốn khoảng 15 – 25 triệu để mua các thiết bị như: tủ lạnh, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy ép chậm…
- Nguyên liệu: Với mô hình này, bạn có thể tích hợp nhiều thức uống để đa dạng menu hoặc có thể bán thêm đồ ăn vặt để tăng doanh thu. Trung bình, chi phí mua nguyên liệu sẽ rơi vào khoảng 20 triệu đồng cho các loại trà, bột sữa, các loại sữa, cà phê, đường, topping, siro, nguyên liệu bán đồ ăn vặt…
- Thuê nhân công: Với mô hình quán cà phê 100 triệu, bạn cần thuê ít nhất 1 nhân viên để hỗ trợ vận hành quán với mức lương khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.
- Chi phí khác: Khoản chi phí còn lại sẽ là số tiền bạn chuẩn bị cho các vấn đề như: khai trương, giấy phép kinh doanh, hoạt động quảng cáo, điện nước, máy móc hư hỏng, thiết hụt nguyên vật liệu…
Số vốn 100 – 200 triệu đồng đủ để bạn setup một mô hình kinh doanh cơ bản,
menu đa dạng và có không gian ngồi lại tại quán (Ảnh: Internet)
Khởi nghiệp với quán trà sữa take away là một hành trình kinh doanh thú vị, dễ đạt được lợi nhuận cao nhưng cũng không kém phần thử thách. Hy vọng, những thông tin hữu ích từ bài viết sẽ giúp bạn nắm vững tất tần tật chi phí và kinh nghiệm khi mở quán trà sữa take away.
Nếu bạn muốn học đa dạng công thức pha chế trà sữa và topping để kinh doanh thì khóa học Pha Chế Trà Sữa cấp tốc trong 2 – 3 buổi tại Học Viện Pha Chế – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ là lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ ngay đến số hotline 1800 6148 (MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI) để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết hơn về khóa học.
Ý kiến của bạn