13 cách hiệu quả để tăng subscriber cho kênh Youtube

Cách để tăng subscriber cho Youtube luôn là một chủ đề được quan tâm nhiều nhất nhì hiện nay. Có lẽ không cần phải giới thiệu thêm về Youtube nữa. Một tỉ giờ đồng hồ là thời lượng nội dung được xem mỗi ngày trên nền tảng đa phương tiện này! Tương đương với khoảng thời gian 46,000 năm. Và một điều tuyệt vời khác về Youtube đó là lượng thời gian mà người dùng bỏ ra để tiêu thụ trên đây.

cach-tang-subscriber-cho-youtube-channel

(Nguồn ảnh: Internet)

Dù tin hay không, thì thời lượng phiên trung bình trên Youtube là 40 phút. Và điều này đã làm thay đổi cơ cấu thời gian mà mọi người dành cho những trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter…

average-daily-time-spent-on-social

(Nguồn ảnh: Internet)

Tiếp đến hãy nói về lượng tương tác của người dùng. Sau đây là một số dữ liệu rất bất ngờ về tiềm năng của Youtube:

so-lieu-thong-ke-ve-tiem-nang-cua-youtube

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu đã xem qua thống kê trên thì bạn có thể thấy rằng đây là một sân chơi rộng lớn cho bất kỳ content marketer nào muốn nhảy vào. Hiện nay, số lượng người đi theo con đường trở thành nhà sáng tạo nội dung Youtube hay Youtuber cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng nếu chỉ lập ra một tài khoản Youtube, quay một số video nào đó và tải lên thì cũng không đủ để làm cho mọi người nhấn vào nút “Subscribe” và theo dõi bạn trên Youtube.

Bạn cần phải nghĩ ra một số chiến lược mạnh mẽ để thu hút người xem và thuyết phục họ bạn là một nhân vật dáng để theo dõi và đón chờ những sản phẩm video của mình.

Nếu bạn chưa có ý tưởng nào, hãy cùng Khóa học Digital Marketing Á Âu tìm hiểu qua 13 cách làm dưới đây, bạn sẽ có được gợi ý để thúc đẩy lượng subscriber cho kênh của mình và củng cố sức mạnh cho thương hiệu trên Youtube.

1. Theo dõi điểm chú ý từ người dùng (attention score) để đánh giá khả năng storytelling

Chuyên gia Youtube Bing Chen đã phát biểu rằng “Một yếu tố không thể thay thế được chính là khả năng kể chuyện tốt (storytelling). Chúng tôi khuyên bạn nên nhìn vào dashboard và chú ý đến điểm số chú ý từ người xem (attention score).”

Vậy attention score của bạn đang ở mức nào? Điểm số này sẽ cho bạn biết mức độ chú ý và thời lượng mọi người bỏ ra để xem các video của bạn.

attention-score

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu mức điểm của bạn ở vùng màu đỏ, nghĩa là bạn đang làm rất tốt. Nhưng nếu nó rơi xuống một khu vực khác, bạn cần cố gắng cải thiện thêm.

Có 2 loại nội dung chính trên Youtube: đó là nội dung giải trí (entertainment) và nội dung cung cấp thông tin (information).

Các video giải trí thu hút người xem bằng những tiêu đề hay hoặc những hình thumbnail hấp dẫn, vì vậy mức độ chú ý ban đầu có thể cao nhưng sẽ giảm dần về cuối.

Sau đây là những yếu tố làm nên một video giải trí tuyệt vời:

  • Quy tắc 5 giây– Một video giải trí tốt phải thu hút người xem trong vòng 5 giây đầu tiên. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi hoặc đặt bạn vào trong một tình huống kì quặc và đừng quên tạo ra các điểm mâu thuẫn khiến cho người xem cảm nhận được sự hồi hộp ngay lập tức.
  • Kỹ thuật kể chuyện (Storytelling)– Đây là trọng tâm thiết yếu của video. Hãy học cách lồng một câu chuyện tốt vào trong video để người xem sẽ ở lại với bạn đến cuối. Bạn có thể sử dụng những mẹo áp dụng trong quảng cáo hoặc tạo sự đối lập để đạt được mục tiêu này.
  • Ngắn gọn– Các video giải trí không nên quá dài, từ 1-3 phút là lý tưởng nhất. Lúc này, việc quan sát điểm attention score rất cần thiết. Mọi người thường dừng xem ở đâu? Có phải là ở phần đỉnh trên của quãng chú ý (attention span) không?

Loại video thứ hai là video trình bày thông tin, ví dụ như các clip hướng dẫn quy trình, cách làm, DIY (do-it-yourself)… Trái ngược với kiểu video giải trí ở trên thì điểm chú ý của  những video thông tin này có xu hướng ngược lại.

  • Điểm attention score ban đầu thấp– Hầu hết lượng truy cập sẽ rời bỏ ở phần đầu này. Mọi người nhanh chóng quyết định xem họ có muốn tìm hiểu về vấn đề mà họ muốn khám phá từ một video hay không.
  • Điểm attention score về cuối cao– Những ai ở lại xem qua mốc 2-3 phút thường sẽ xem đến hết video.
  • Các bước thực hiện– Các video thông tin xuất sắc sẽ giữ mọi người ở lại bằng cách đưa ra những bước theo trình tự để hoàn thành một công việc nào đó. Thực tế là, mọi người thường có xu hướng tạm dừng video lại để ghi chú hoặc làm theo. Hãy nghĩ về cách bạn học theo một video hướng dẫn gấp giấy hay sử dụng một phần mềm nào đó.
  • Thời lượng– Độ dài của video cung cấp thông tin cũng không quá quan trọng miễn là bạn đưa ra câu trả lời mà người xem cần.

2. Sử dụng chú thích (annotations)

youtube-annotations

(Nguồn ảnh: Internet)

 “Annotation” của Youtube chính là các ghi chú đặt trên video của bạn. Bạn có thể sử dụng chúng để tăng thêm lượng người xem bằng những kỹ thuật sau đây:

  • Kêu gọi hành động (Call to action)– Tạo một ghi chú đính cố định vào video gợi ý mọi người nhấn theo dõi kênh của bạn.
  • Spotlight annotation– Chức năng này cho phép bạn tạo ra một chú thích có thể nhấp vào được nằm trên video, từ đó thúc đẩy người xem đến trang landing page hoặc trang sản phẩm cụ thể.
  • Liên kết đến những video khác– các chú thích này cũng cho phép bạn trỏ link đến những video có liên quan (của bạn hoặc của người khác).

Bạn là người quyết định xem các chú thích này sẽ xuất hiện ở đâu trên video. Bạn cũng kiểm soát được thời điểm mà chúng xuất hiện và biến mất. Khi có người xem video, thì những chú thích này sẽ được hiển thị, nhưng người xem có thể vào menu của trình phát và tắt chúng đi.

3. 4 yếu tố hỗ trợ để có một video tốt

Phía sau một video tốt luôn có sự đầu tư rất kỹ lưỡng. Hãy cùng xem qua 5 yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho một video chất lượng:

  1. Nghiên cứu từ khóa (Keyword research)– Bạn sẽ không có traffic, chưa bàn đến traffic chất lượng cao, nếu bạn không thực hiện nghiên cứu từ khóa để biết xem những từ nào có lượng tìm kiếm cao hoặc đang là xu hướng, hãy cố gắng tránh những từ khóa long-tail trong xây dựng video.
  2. Transcript– Sau khi bạn đã ghi hình video, hãy tổng hợp lại bản transcript (văn bản trình bày những câu thoại, nội dung âm thanh có trong clip) và tải chúng lên Youtube. Việc làm này sẽ cung cấp cho Google ngữ cảnh rõ ràng hơn, hỗ trợ cho việc index và giúp cho người xem có thêm được các từ ngữ có liên quan đến nội dung để tìm kiếm thuận tiện hơn.
  3. Quản lý các kênh mạng xã hội– Hãy tận dụng mạng lưới mạng xã hội. Chia sẻ video 2-3 lần một tuần trên Facebook, Twitter và các nền tảng khác. Bạn càng chia sẻ nhiều thì khả năng video được xếp hạng cao càng lớn.
  4. Trang của bạn – Sau khoảng một tuần, hãy nhúng (embed) video đó lên website của bạn. Sau đó bạn lặp lại quy trình chia sẻ nó lên các nền tảng khác một lần nữa.

Nhìn chung thì tất cả những nội dung trên đều xoay quanh việc tạo và chia sẻ video. Hãy khám phá thêm một số cách thức khác để chia sẻ nội dung của mình.

4. Thêm widget Youtube vào trang

widget-youtube-on-website

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể tạo ra traffic cho video của mình nếu bạn đã có một trang web nhận được nhiều lượng truy cập bằng cách đặt thêm một widget lên đó. Sau đây là các bước thực hiện:

  1. Nhúng các video vào trang của bạn– như vậy bạn sẽ không “đẩy” traffic ra bên ngoài trang mà giữ họ tiếp tục tương tác trên trang của mình. Nếu người xem đang xem video của bạn trên Youtube, có khả năng cao là họ sẽ bị phân tán sự chú ý bởi các video khác.
  2. Sử dụng widget để mời đăng ký theo dõi– Hãy mời những người truy cập trang của bạn đăng ký theo dõi kênh Youtube của mình từ biểu tượng widget ở thanh bên (sidebar). Việc thiết lập này vô cùng dễ dàng và bạn có thể làm theo các bài hướng dẫn có trên Internet.
  3. Các biểu tượng/hình ảnh kèm lời kêu gọi hành động Thậm chí bạn có thể chèn vào 2 nút kêu call-to-action trong khi video đang phát (giống hình minh họa ở trên). Nút “Click Here to Subscribe” sẽ dẫn người xem đến trang xác nhận, còn nút “Click Here to Watch More of Me” sẽ dẫn họ đến những video khác. Bạn có quyền thay đổi những câu từ này theo ý muốn.

featured-channels

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn cũng có thể gia tăng lượng người theo dõi của mình bằng cách cộng tác với những nhà sáng tạo nội dung khác trên Youtube. Bạn có thể tìm thấy tùy chọn này trên channel page của mình.

  • Nhấp vào “Modules”, chọn “Other channels” và nhấp “Save changes (This will make “Other Features” available on your channel.)”
  • Thêm (các) kênh vào và lưu lại.

Hãy chắc chắn rằng bạn lựa chọn những content creator có liên quan và phù hợp với lĩnh vực của mình, cũng như những nhân vật mà bạn nghĩ là người xem sẽ nhận được giá trị từ họ.

Khi bạn đã tìm được những “đối tác” sáng tạo nội dung phù hợp, hãy thêm họ vào chức năng “Featured Channels”. Một thời gian sau, bạn sẽ nhận được traffic từ những kênh này bởi vì họ cũng lựa chọn bạn trở thành “Featured Channel” của họ.

6. Tạo ra những video có tính cá nhân hóa

Bạn có biết rằng thương hiệu Old Spice (chuyên về các sản phẩm khử mùi, chăm sóc cá nhân cho nam giới) đã tạo ra hơn 162 video dài 2 phút chỉ từ một video gốc “Smell Like a Man” của họ không? Các video này mất 2 ngày để quay, nhưng điều quan trọng nhất chính là chúng được cá nhân hóa dựa trên những nhân vật như Kevin Rose, Demi Moore và Alyssa Milano.

Mỗi video này được hoàn tất trong 7 phút và bạn có thể thấy không quá khó để tạo ra các video chất lượng. 3 yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm chính là:

  • Thiết bị đèn (lightning)
  • Camera
  • Microphone

7. Tương tác với tâm thế học hỏi từ cộng đồng xung quanh

Một điều nữa mà Bing Chen đã trình bày đó là việc xây dựng một thương hiệu và tệp đối tượng người xem vững mạnh trên Youtube xoay quanh việc tương tác với cộng đồng (community engagement).

Nhưng điều này không chỉ liên quan đến việc phản hồi lại các bình luận của họ. Nhiều hơn thế, bạn cần:

  • Đặt câu hỏi– Hãy đào sâu vào cuộc sống của những người để lại bình luận, hỏi họ tại sao họ thích những video này và họ muốn xem thêm những nội dung nào khác.
  • Tiếp thu từ những Youtuber khác– Chỉ cần dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để xem một số video của những người khác, nhấn “like” và để lại bình luận. Và nếu bạn tìm thấy cảm hứng để học hỏi từ họ, hãy nhấn “subscribe”. Bạn cũng có thể tạo nên những video mà trong đó bạn giới thiệu từ 3-4 kênh hay nhân vật mà bạn nghĩ là người xem của mình nên theo dõi, giống như trào lưu #followFriday trên Twitter vậy.
  • Khuyến khích phản hồi bằng video– Khi hỏi ý kiến của người xem về ý tưởng cho những video tiếp theo, hãy cho phép họ tạo ra các câu trả lời bằng video (video replies hay video response). Nhưng đừng dừng lại ở đó, cần khuyến khích họ phản hồi bằng cách lồng ghép thương hiệu của bạn vào. Ví dụ, Youtuber Michael Buckley nhờ người đọc đưa ra những câu hỏi, nhưng họ phải bắt đầu bằng cụm từ “Dear Buck”, từ đó giúp củng cố nhận diện cho thương hiệu đang được đề cập.

Tóm lại, quy tắc của “community engagement” rất đơn giản, chỉ cần cho đi (give), bạn sẽ được nhận lại (get).

8. Đưa ra một góc tiếp cận độc đáo

Một trong những kênh Youtube phổ biến nhất chính là Epic Rap Battles of History (ERB). Kênh này đăng tải những video về những cuộc đấu rap giữa nhiều nhân vật khác nhau, chẳng hạn Steve Jobs và Bill Gates (dù họ chưa thực sự có một trận rap battle nào).

steve-jobs-vs-bill-gates

(Nguồn ảnh: Internet)

Video của họ thật sự rất hài hước và kênh ERB đã thực sự thành công, nhận được số lượng người theo dõi khổng lồ. Vào giữa năm 2017, số lượng subscriber của họ tăng lên mức 14 triệu.

epic-rap-battles-channel

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn không cần phải giống ERB, nhưng cần có góc nhìn sáng tạo hay độc đáo cho những video trên kênh của mình.

Để xác định được góc tiếp cận đó, trước tiên bạn phải nhận diện được:

  • Đối tượng người xem cốt lõi của mình là ai?
  • Loại nội dung nào sẽ thu hút họ?
  • Họ có thích những video hài hước hay châm biếm không?

Trong số những kênh hàng đầu thì họ đều đi theo xu hướng vui vẻ – hài hước ở một mức độ nào đó. Youtube cũng là một nơi mà mọi người rất thoải mái về sự kì quặc hay quái đản của mình, vậy nên không có vấn đề gì nếu chúng ta thử nghiệm một chút với phong cách này cả.

Hoặc bạn cũng có thể đi theo hướng chuyên nghiệp, bài bản và tiếp cận dưới góc độ thiên về giáo tục và học thuật hơn, tùy thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học của tệp đối tượng mục tiêu cùng với thị hiếu của họ là gì.

Hãy dành thời gian tìm hiểu ý tưởng cùng với càng nhiều người càng tốt để quyết định xem nên chọn đi theo một hướng cơ bản nào. Tất nhiên là phong cách có thể dần thay đổi theo thời gian, nhưng bạn cần thiết lập một đặc điểm nhận diện đặc trưng trước và đó nên là một dấu ấn nổi bật.

Ngoài ra hãy ghi nhớ rằng hầu hết người xem đều dùng Youtube cho một hoặc hai lý do: để giải trí hoặc để tìm hiểu thông tin (hoặc cả 2).

9. Tạo ra một “home video” chinh phục người xem

Khi tìm hiểu về một thương hiệu hay một kênh trên Youtube, có một hình mẫu mà hầu như phần lớn người dùng đều thực hiện giống nhau.

Đầu tiên họ sẽ truy cập vào một video nào đó. Sau khi xem, nếu họ cảm thấy thích thú và muốn tìm hiểu thêm về bạn, họ sẽ nhấp vào đường link trỏ đến trang profile kênh của bạn.

link-dan-den-profile-page

(Nguồn ảnh: Internet)

Và trên trang này, sẽ có một “home video” tự động được phát.

home-video

(Nguồn ảnh: Internet)

Về cơ bản thì đây sẽ là nội dung giúp bạn có thêm hoặc mất đi cơ hội mở rộng lượng subscriber của mình. Hoặc là họ sẽ bị thu hút và nhấn theo dõi kênh của bạn, hoặc họ sẽ rời đi nơi khác.

Do vậy, bạn cần phải hoàn toàn “đánh gục” họ bằng home video này. Cụ thể hơn, nó cần gói gọn những gì thương hiệu và kênh của bạn nói đến. Có một vài cách để thực hiện việc này, bạn có thể:

  • Tạo ra một video dành riêng cho trang chủ, mô tả về kênh của mình và nói cho người xem biết rằng họ sẽ nhận được những gì;
  • Đưa một trong những video hàng đầu nắm bắt được tinh thần cốt lõi của thương hiệu/kênh lên làm home video;
  • Tạo ra bản tổng hợp các video nổi bật nhất trong số những video trước đây.

Dù bạn lựa chọn cách làm nào, chỉ cần đảm bảo rằng bạn phải làm cho những người xem lần đầu tiên nắm bắt được họ sẽ nhận được những nội dung như thế nào nếu họ nhấn subscribe bạn.

10. Tận dụng đối đa khu vực “About”

Mỗi kênh Youtube đều có một phần “About” giới thiệu về ý tưởng và những giá trị của kênh. Nhiều người xem lần đầu tiên sẽ nhấp vào đây để tìm hiểu thêm về bạn. Thông tin mà bạn đưa vào sẽ ảnh hưởng đến việc họ có nên lựa chọn subscribe bạn hay không.

Đừng tùy tiện hoặc điền sơ sài vào phần này. Bạn cần phải giải thích chi tiết và đưa ra những điểm nổi bật mà những subscriber tiềm năng cần biết. Bạn có thể tham khảo những trang có lượng subscriber “khủng” để tham khảo cách viết của họ.

about-section

(Nguồn ảnh: Internet)

Lưu ý rằng phần giới thiệu này cần rõ ràng, súc tích và nếu có thể hãy đưa vào lịch trình đăng nội dung để họ theo dõi những video mới nhất.

Đừng xem nhẹ phần “About”, nó sẽ mang đến thêm một cơ hội nữa để bạn xây dựng nên một bản sắc thương hiệu đồng nhất cũng như khơi gợi nên hứng thú của những người không biết về bạn.

11. Tạo sự nhất quán

“Cần đến 5-7 lần xuất hiện để một người nhớ được một thương hiệu.”

Để làm cho thương hiệu của mình vừa được người xem nhận biết vừa được nhớ đến, điều quan trọng đó là kênh của bạn cần có sự nhất quán. Có 2 cách để đạt được yếu tố này:

Đầu tiên, kênh cần có các nhân vật và chủ đề xuất hiện định kỳ. Bạn nên làm cho người xem cảm thấy quen thuộc với mình cũng như phát triển dần mối quan hệ với họ theo thời gian.

Thứ hai, bạn nên cố gắng vận hành theo một lịch trình đăng nội dung nhất định.

Để giữ cho người xem hứng thú và truy cập vào kênh, bạn nên cho họ biết được mốc thời gian ra mắt sản phẩm mới. Người dùng sẽ cảm thấy mất hứng thú với những trang đột nhiên không có “động tĩnh” gì trong một thời gian. Nhìn chung thì nhịp độ đăng tải video tốt nhất nên ở mức tối thiểu 1 video mới/tuần. Nhưng nếu có được 2-3 video thì hiệu quả còn tốt hơn nữa. Từ 1-3 là một mức vừa phải giữ được sự quan tâm của người theo dõi nhưng không làm cho họ cảm thấy bị “ngộp” bởi tình trạng thừa mứa nội dung.

Ngoài ra, có một nghiên cứu từ Tube Filter đã trình bày các khung giờ tốt nhất để đăng tải Video vào các ngày trong tuần:

khung-gio-dang-youtube-cac-ngay-trong-tuan

(Nguồn ảnh: Internet)

Cũng có nhiều người gợi ý rằng lượng người xem thường bắt đầu gia tăng vào thứ 5 sau đó tăng mạnh vào thứ 7.

bieu-do-viewership

(Nguồn ảnh: Internet)

Thật ra điều này cũng hợp lý. Không giống như phần lớn các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và Instagram, nơi bạn có thể lướt qua các nội dung liên tục mà không cần phải bỏ ra quá nhiều thời gian để xem, còn Youtube đòi hỏi mức độ nán lại lâu hơn, người dùng thường phải dành nhiều thời gian xem một video để biết được nội dung của nó.

Và do đó, cuối tuần là thời điểm thích hợp để dành thời gian lướt Youtube.

Ngoài ra, nhiều người có thể vừa làm việc tại công sở vừa lướt Facebook, nhưng để xem video Youtube thì sẽ khó khăn hơn. Nên họ thường dành thời gian ngoài giờ làm để “chìm đắm” vào đó.

Hãy lưu ý đến những điều này khi lên lịch đăng cho những video của bạn.

12. Sử dụng live video

“Live stream” là một khái niệm tương đối mới mẻ trên YouTube.

Nhưng hiện nay xu hướng này đã bắt đầu lan rộng ra trên toàn cầu. Theo Mediakix, “Lượt xem các video trên kênh Youtube Live đã tăng lên 80% và số lượng livestream đã tăng lên 130% từ năm 2015 đến năm 2016.”

youtube-live-video

(Nguồn ảnh: Internet)

Live video rất phù hợp để xây dựng thương hiệu. Trải nghiệm của người xem có một mức độ gần gũi nhất định với thương hiệu khi đang livestream. Tạo cảm giác thân mật hơn, gắn kết hơn.

Bạn cũng có thể trả lời các câu hỏi và phản hồi lại các bình luận theo thời gian thực cũng như tương tác với người xem theo cách không giống với bất kỳ phương tiện nào khác.

Một nghiên cứu từ công ty Livestream cũng nhận thấy rằng:

“Live video có tính hấp dẫn hơn đối với những người xem: 80% sẽ lựa chọn xem live video hơn là đọc trang blog của thương hiệu, và có 82% người nói rằng họ ưa chuộng live video mà thương hiệu đăng tải hơn là các bài đăng trên mạng xã hội.”

Đây chắc chắn là điều cần phải thử nghiệm nếu bạn chưa từng thực hiện qua trước đây. Tuy nhiên, có một điều kiện đó là bạn cần phải có ít nhất 1,000 subscriber mới có thể thực hiện các live video này.

13. Cộng tác với các Youtuber liên quan đến lĩnh vực hiện tại

Một trong những cách nhanh nhất để gia tăng mức độ hiện diện của trang blog/website và mang về luồng truy cập tức thời là gì?

Chính là guest-posting.

Việc hợp tác với những Youtuber tuyệt vời khác về bản chất cũng giống với hoạt động guest-posting, nhưng được thực hiện bằng video, và cách làm này sẽ giúp thúc đẩy thương hiệu của bạn đáng kể.

guest-posting-collaborating-videos

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu bạn thực sự muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của thương hiệu trên Youtube, bạn nên tiếp cận đến những Youtuber khác trong lĩnh vực của mình. Thật ra việc này cũng không quá khó. Hãy tìm thông tin liên hệ trên trang About của họ và nhấp vào “Send message” (gửi tin nhắn).

send-message-button

(Nguồn ảnh: Internet)

Giới thiệu về bản thân, cho họ biết bạn thích kênh của họ ra sao và trình bày về ý tưởng làm một video chung với nhau.

trinh-bay-y-dinh-hop-tac-lam-video-chung

(Nguồn ảnh: Internet)

Thậm chí bạn cũng không nhất thiết phải gặp mặt mới làm được video với nhau, bạn có thể ghi hình lại những cảnh trong video, tương tác từ xa thông qua các ứng dụng liên lạc như Facetime hay Skype… Bằng cách này, bạn có thể tận dụng nền tảng subscriber một kênh khác đã có để nhanh chóng gia tăng lượng người theo dõi cho mình.

Kết luận

Youtube rõ ràng là một nền tảng xây dựng thương hiệu vô cùng mạnh mẽ. Lượng khán giả khổng lồ cùng với sự gần gữi mà các video mang lại là công thức hoàn hảo để gây dựng thương hiệu từ cột mốc ban đầu.

Không chỉ là việc xây dựng mạng lưới người xem, bạn còn có thể xây dựng nên một thương hiệu thành công, với bản sắc riêng duy nhất mà không đối thủ nào có thể sao chép lại được. Điều bí mật ẩn sau bí quyết tăng trưởng subscriber chính là hãy nhất quán.

Tất cả những Youtuber thành công đều có chung quan điểm này: họ cố gắng tuân thủ theo một lịch trình đã đề ra và sản xuất những video chất lượng dựa theo lịch trình đó.

Một số người trở nên nổi tiếng chỉ sau vài ngày hay vài tuần, đối với những người khác thì có thể lên đến vài tháng howcj lâu hơn. Nhưng tất cả đều có chung định hướng đó và dần đạt được những thành công cho riêng mình.

Vậy nên, hãy bắt đầu tạo ra một số video, đo lường hiệu quả và mở rộng lượng subscriber của mình.

Điểm: 4.8 (44 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn