Tổng hợp các hoạt động hiệu quả trong Instagram Marketing (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của bài viết về chủ đề các hoạt động Instagram Marketing hiệu quả, hãy cùng Digital Marketing Á Âu khám phá tiếp phần 2 với 14 hoạt động còn lại nhé!

12. Triển khai các cuộc thi và giveaway

Các cuộc thi và giveaway để xúc tiến thương hiệu là hai trong số những chiến lược rất được ưa thích để lôi kéo sự quan tâm của nhiều đối tượng trên MXH.

Các cuộc thi là một cách tuyệt vời để nâng cao độ hiện diện cho thương hiệu, nâng cao mức độ nhận biết và thúc đẩy tỉ lệ tương tác một cách đáng kể. Bởi vì nó sẽ khuyến khích những nội dung được tạo ra bởi người dùng. Hãy tạo ra một hashtag riêng cho mỗi cuộc thi, đây là công cụ để bạn theo dõi và quản lý tất cả những bài dự thi của follower. Và hashtag riêng biệt này cũng là một cách để người khác nhìn thấy thương hiệu của bạn cùng mức độ phổ biến của nó. Càng nhiều người nhìn thấy thì khả năng tương tác, follow, thực hiện hành động càng lớn.

Một loại hình khác rất phổ biến nữa chính là các chương trình giveaway. Nếu bạn có thể học cách triển khai một chương trình giveaway giúp mang lại lợi nhuận, thì các nỗ lực và giá trị mà bạn bỏ ra sẽ dẫn đến nhiều doanh thu hơn.

Nhiều người có thể đang tự hỏi rằng, làm thế nào mà chúng ta có thể kiếm tiền từ việc tặng sản phẩm miễn phí cho khách hàng? Hãy cùng xem qua một ví dụ dưới đây, Lander đã sử dụng chiến lược này trong một bài đăng trên Instagram:

giveaway-lander-account

(Nguồn ảnh: Internet)

Công ty này đang tổ chức chương trình giveaway với phần thưởng là một chiếc hộp thông minh, pin sạc dự phòng, ốp lưng điện thoại và dây cáp lightning. Làm thế này sẽ giúp tăng mức độ hiện diện của page. Nó cho mọi người một lý do để theo dõi profile và tương tác với thương hiệu.

Bạn cũng có thể nhận thấy giveaway này hơi khác một chút so với những gì mà bạn đã từng thấy. Lander đã cộng tác cùng với các thương hiệu khác để tài trợ cho giveaway lần này.

Một lần nữa, chiến lược này sẽ thúc đẩy nhiều người dùng hơn cho trang của họ. Các tài khoản khác này cũng sẽ đăng tải thông tin về giveaway và hướng dẫn người dùng hãy follow tài khoản của Lander để có cơ hội thắng cuộc.

cong-tac-voi-thuong-hieu-khac

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể sáng tạo theo nhiều cách khác nhau với hình thức này. Thay vì tặng các sản phẩm một cách ngẫu nhiên cho các follower với yêu cầu đơn giản chỉ là nhấn thích và theo dõi tài khoản của bạn, bạn có thể xây dựng một cuộc thi bài bản hơn và yêu cầu có một số kỹ năng nhất định.

Các cuộc thi khuyến khích các nội dung do người dùng tạo ra sẽ hiệu quả nhất. Để tham gia, hãy yêu cầu follower của bạn đăng tải một bức hình và gắn thẻ thương hiệu của bạn vào. Chiến lược này sẽ đưa công ty của bạn tiếp cận đến với những follower của người dùng này.

Nếu có ai đó thấy bạn của họ đang quảng bá cho một thương hiệu, họ sẽ có xu hướng sẵn sàng theo dõi tài khoản của thương hiệu và có khả năng tham dự luôn cuộc thi.

Một khi bạn đã làm cho những người dùng này quan tâm đến sản phẩm của mình, bạn có thể sử dụng những chiến lược khác để khiến họ mua hàng. Thậm chí nếu họ không phải là người thắng cuộc, thì sản phẩm mà bạn tặng trong giveaway vẫn nằm trong tâm trí của họ.

13. Tận dụng tính năng “swipe up” (vuốt lên để xem)

“Swipe up” là một tính năng mang lại nhiều sự thay đổi mới cho các doanh nghiệp.

Nhiều năm nay, bạn có thể đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm cho người dùng trên Instagram điều hướng đến website của mình từ một đường link cụ thể. Bạn sẽ đăng tải một đoạn nội dung và sau đó hướng dẫn người dùng nhấp vào liên kết trong phần thông tin bio của bạn.

Nhưng cách làm này tồn tại rất nhiều khuyết điểm.

Đầu tiên, người dùng phải thực hiện nhiều bước hơn. Họ phải điều hướng đến trang profile của bạn sau đó thực hiện thêm một cú nhấp chuột nữa. Và người dùng thường sẽ không muốn “mất công” như vậy.

Ngoài ra, nếu bạn muốn quảng bá 2 trang landing page khác nhau thì thế nào? Hoặc có thể là 3? Là 4 trang?

Bạn không nên đặt nhiều link vào phần bio của mình, điều đó sẽ làm người đọc bị rối.

Và tính năng “swipe up” sẽ giúp loại bỏ những vấn đề này. Hiện tại bạn có thể sử dụng các story trên Instagram để thúc đẩy traffic trực tiếp đến những trang landing page cụ thể. Sau đây là một số ví dụ.

tinh-nang-vuot-len-de-xem-swipe-up

(Nguồn ảnh: Internet)

Lưu ý là khi doanh nghiệp của bạn có profile đạt 10,000 follower thì bạn mới có quyền truy cập vào tính năng này. Khi đó bạn có thể quảng bá một sản phẩm hay dịch vụ trên story, và thêm vào chức năng “swipe up” (vuốt lên để xem) kèm một liên kết trỏ đến landing page tương ứng.

Nếu bạn đang quảng cáo một sản phẩm nào đó, thì trang landing page phù hợp nên là trang mô tả về sản phẩm trên website của bạn. Tại đó, người dùng có thể xem thêm các hình ảnh khác và thêm sản phẩm vào giỏ hàng.

Cách làm này có thể xem là một thỏi nam châm “hút” lead (các khách hàng tiềm năng) và là một cách tuyệt vời để tạo ra nhiều traffic hơn đến website với mục tiêu cuối cùng là gia tăng các chuyển đổi.

14. Sử dụng các bài đăng cho phép mua sắm (shoppable post)

Nếu thương hiệu của bạn có một trang thương mại điện tử, bạn cần khai thác và tận dụng loại hình shoppable post (là những bài đăng có chứa những sản phẩm hay dịch vụ mà người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ đó). Chiến lược này cho phép bạn bán sản phẩm trực tiếp thông qua nền tảng Instagram.

Lý do cách làm này được nhiều người ưa thích là vì nó gia tăng tỉ lệ làm cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng mua một món gì đó.

Hiện tại, bạn đang chủ yếu dựa vào việc khách hàng điều hướng đến website của mình để mua sản phẩm. Khách hàng này có thể đến từ lượng truy cập tự nhiên, qua các quảng cáo trả phí hoặc điều hướng trực tiếp. Vấn đề là những người này có thể không thực hiện việc đó mỗi ngày, nhưng họ đều sử dụng Instagram hằng ngày. Theo thống kê, số lượng người dùng hằng ngày của Instagram là 500 triệu. Sau đây là một ví dụ về loại bài shoppable post từ thương hiệu Patara Shoes:

shoppable-post

(Nguồn ảnh: Internet)

Nội dung cũng khá đơn giản. Bài đăng này chỉ là một hình ảnh thông thường về một trong những sản phẩm của thương hiệu đó. Bạn cũng thấy trên hình có tag sản phẩm chứa tên, mức giá và một link để mua hàng. Tất cả những việc cần làm chỉ là nhấp vào tag đó, và họ sẽ được chuyển đến website.

Việc này dễ dàng hơn so với việc tìm kiếm thủ công một sản phẩm nào đó từ trình duyệt. Các bài đăng cho phép mua sắm này cũng giúp gia tăng chuyển đổi.

Ngoài ra, hãy kiểm tra phần caption. Cố gắng tạo nên hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out – tâm lý sợ bỏ lỡ) bằng cách bảo với người dùng rằng sản phẩm chỉ còn với số lượng ít hoặc chỉ được bán trong thời gian giới hạn… để thúc giục họ mua hàng ngay.

15. Đăng lại cùng một sản phẩm

Nếu bạn chỉ đăng sản phẩm một lần duy nhất và không quảng bá lại cho nó, thì mọi người có thể sẽ không nhớ đến sản phẩm đó. Hãy nghĩ về hành vi của người dùng trên Instagram. Họ lướt qua bảng tin rất nhanh.

Lần đầu tiên họ trông thấy sản phẩm, họ có thể không có lý do để mua nó. Nhưng nếu họ thấy nó nhiều hơn một lần, nó có thể bắt đầu khơi gợi sự hứng thú của họ.

Theo một nghiên cứu từ Sprout Social, có hơn 60% người cần thấy một thứ gì đó trên MXH từ 2-4 lần trước khi họ mua hàng.

so-lan-can-nhin-thay-truoc-khi-mua-hang

(Nguồn ảnh: Internet)

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên post cùng một hình ảnh nhiều lần khác nhau. Điều này cực kỳ nhàm chán và có thể làm người khác bỏ theo dõi bạn.

Hãy sáng tạo. Bắt đầu bằng bài đăng chỉ bao gồm hình ảnh của sản phẩm. Một vài ngày sau, bạn có thể chia sẻ một hình ảnh khác về sản phẩm trên story. Tuần tiếp theo, hãy triển khai một cuộc khi để quảng bá cho sản phẩm đó. Vài tuần sau, bạn có thể chia sẻ một video hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Việc đăng tải cùng một sản phẩm nhiều lần có thể gia tăng khả năng mua hàng của người xem.

16. Phản hồi các bình luận và tin nhắn

Việc phản hồi lại những follower trên Instagram là vô cùng cần thiết, dù nó có thể làm bạn chán nản hoặc mất rất nhiều thời gian.

Thông qua việc trả lời trực tiếp các bình luận bên dưới bài đăng của bạn, bạn sẽ làm cho thương hiệu của mình có yếu tố “con người” và cá nhân hơn, đây là điều mà mọi người thực sự đánh giá cao.

Hoạt động này đặc biệt quan trọng nếu khách hàng đang đặt câu hỏi hoặc lên tiếng phàn nàn về doanh nghiệp của bạn. Hãy phản hồi lại những bình luận này nhanh nhất có thể để đưa ra cách xử lý kịp thời. Nó cũng cho những người dùng khác thấy được phản hồi của bạn và biết rằng thương hiệu có sự quan tâm đúng mực đến dịch vụ khách hàng (customer service).

Các khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả thêm cho dịch vụ tốt. Với việc giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng trên MXH, bạn có thể kỳ vọng doanh số sẽ tăng lên.

17. Sử dụng story để giới thiệu sản phẩm

Những nội dung ở phía trên đã đề cập đến việc đăng tải nội dung lên story Instagram. Hiện tại bạn có thể sử dụng tính năng story này để bán sản phẩm giống cách làm với những bài đăng cho phép mua sắm (shoppable post).

Vào tháng 06/2018, Instagram đã áp dụng tính năng mua hàng vào story. Bên dưới là một ví dụ từ thương hiệu Madewell:

tinh-nang-ban-hang-tren-story-instagram

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có thể thấy story này đang quảng bá cho sản phẩm “Silk button-down cami” và vì tính năng mua hàng trên story vẫn còn mới mở, nên thương hiệu này đã chèn thêm một dòng văn bản cho người dùng biết họ có thể nhấp vào được.

Nếu bạn nhấp vào nút như hướng dẫn, bạn sẽ được chuyển hướng đến website của thương hiệu. Tại đây bạn sẽ có thể thực hiện việc mua hàng đối với sản phẩm xuất hiện trên story đó:

vi-du-san-pham-silk-button-down-cami

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu bạn có một trang kinh doanh online, hãy sử dụng chiến lược này. Như đã đề cập trước đó, mọi người cần phải thấy một sản phẩm nhiều lần trên MXH trước khi họ quyết định mua hàng. Hãy thêm các story cho phép mua sắm (shoppable story) vào danh sách những hoạt động dùng để quảng bá cho sản phẩm của mình.

18. Kết nối follower đến fanpage trên Facebook

Nếu công ty của bạn có một profile Instagram, thì có khả năng bạn cũng có Facebook fanpage. Hai nền tảng này có cùng một đơn vị sở hữu nên có nhiều tính năng có thể đồng bộ với nhau. Bạn có thể kết nối những người theo dõi trên Instagram với trang Facebook doanh nghiệp của mình.

Khi quá trình này đã hoàn tất, bạn có thể sử dụng chatbot trong messenger để “nuôi dưỡng” những người dùng này. Có hơn 300,000 chatbot hoạt động hằng tháng trong Facebook Messenger. Rõ ràng các doanh nghiệp khác cũng đã và đang áp dụng chiến lược này rồi.

Hãy nhanh chóng triển khai trước khi khách hàng của bạn bị đối thủ cướp mất.

Mở rộng ra, để có thêm nhiều follower, bạn cần quảng bá profile Instagram của mình trên tất cả kênh phân phối:

  • Chèn link trỏ đến tài khoản Instagram trong các email gửi khách hàng
  • Chia sẻ thông tin về các bài đăng Instagram trên website
  • Viết blog về nó
  • Sử dụng các profile khác trên nhiều nền tảng MXH để quảng bá cho nội dung trên Instagram

19. Đưa ra các ưu đãi giảm giá cho follower

Mọi người đều thích các ưu đãi. Hãy chia sẻ các chương trình giảm giá với follower trên Instagram để khuyến khích họ mua hàng.

Instagram là một nền tảng tuyệt vời để chạy các chương trình flash sales (khuyến mãi bất chợt). Vì story của bạn sẽ biến mất sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng loại bài đăng này để chia sẻ một mã giảm giá nào đó.

Điều này sẽ làm cho các follower cảm thấy như thế họ đang nhận được một ưu đãi mà những người khác không biết. Cảm giác độc quyền đó cũng sẽ khuyến khích họ mua hàng.

Dưới đây là một ví dụ:

su-dung-ma-giam-gia-cho-follower

(Nguồn ảnh: Internet)

Bạn có nhận thấy điều khác biệt ở đây không? Ví dụ này được lựa chọn vì nó cũng sử dụng thêm một chiến lược khác đã được trình bày trong bài viết này. Đây là một quảng cáo nhắm mục tiêu.

Đừng nghĩ mã giảm giá chỉ nên giới hạn trong phạm vi bài đăng hay story của profile. Việc kết hợp ưu đãi đó với hình thức quảng cáo nhắm mục t iêu có thể cực kỳ hiệu quả. Đó là vì các quảng cáo của bạn sẽ có kèm thêm nút kêu gọi hành động CTA dẫn người dùng đến website của bạn.

Nếu có ai đó nhấp vào nút “Shop Now” trong quảng cáo ở trên, họ có thể sử dụng đoạn mã giảm giá ngay. Việc này sẽ dễ dàng hơn là phải mở lên một cửa sổ mới.

20. Thêm phụ đề vào các video

Bạn chắc hẳn đã biết định dạng video có thể giúp mang lại nhiều tương tác hơn. Nếu bạn có sử dụng nội dung dạng video, hãy thêm phụ đề cho clip của mình. Phụ đề sẽ giúp gia tăng thời gian xem lên 12%. Ngoài ra có một số liệu đáng chú ý đó là trên Facebook, có 85% video thường được phát mà không mở tiếng. Và vì những người sử dụng Facebook cũng có khả năng cao sẽ sử dụng Instagram nên sẽ có sự tương đồng ở đây.

21. Thời điểm vàng để đăng bài

Để có được nhiều tương tác, bạn cần đảm bảo các đối tượng của mình nhìn thấy được bài đăng. Do đó việc quyết định thời điểm đăng bài rất quan trọng. Dưới đây là kết quả rút ra được từ một nghiên cứu của CoSchedule:

thong-ke-ve-thoi-diem-dang-bai-instagram

(Nguồn ảnh: Internet)

Họ nhận thấy rằng thứ 2 và thứ 5 là những ngày tốt nhất để đăng trong tuần, chỉ số của các ngày hành chính còn lại khá giống nhau và của ngày chủ nhật là thấp nhất. Đó có thể là vì mọi người đều sẽ đi ra ngoài và bận rộn với những dự định của họ vào cuối tuần, họ sẽ không có nhiều thời gian để lên mạng xã hội.

Thời gian để đăng cũng được quyết định dựa trên đối tượng mục tiêu của bạn. Ví dụ, thương hiệu của bạn đang nhắm vào những khách hàng sống tại Mỹ. Một điều cần phải lưu ý đó là 80% dân số Mỹ tập trung ở khu vực múi giờ miền Đông (Eastern Time Zones) và múi giờ Trung Tâm (Central Time Zones).

22. Tận dụng hình thức tiếp quản tài khoản (takeovers)

Những người ảnh hưởng trên MXH cũng là một đối tượng phù hợp với hình thức tiếp quản tài khoản (account takeover). Influencer có thể cho phép bạn tiếp quản tài khoản của họ trong một khoản thời gian nhất định. Bạn có thể đăng nội dung lên story của họ hoặc thậm chí phát sóng một video trực tiếp.

Hoặc ngược lại, influencer có thể tiếp quản tài khoản của thương hiệu. Dưới đây là một ví dụ từ Shopify:

tiep-quan-tai-khoan-takeover-tren-instagram

(Nguồn ảnh: Internet)

Amber Mac không chỉ tiếp quản tài khoản của Shopify tạm thời mà còn quảng cáo về sự kiện này trên profile của cô ấy. Và những follower của Amber Mac sẽ tò mò ghé qua profile của Shopify để xem cô ấy có hoạt động gì ở đó. Việc này sẽ thúc đẩy các chỉ số tương tác trong thời gian tài khoản được tiếp quản.

Ngoài ra, nếu những người dùng này thích thú với nội dung bạn đăng tải lên tài khoản của người khác dưới vai trò khách, họ có thể sẽ follow trang của bạn.

23. Đăng ảnh/video có mặt của người thật

Bạn cần biết là phải đăng tải nội dung đều đặn, nhưng nên đăng những loại ảnh nào? Nhiều người được gợi ý là hãy đăng ảnh có mặt của người thật bởi vì chúng sẽ nhận được lượt thích nhiều hơn 38% so với các bức ảnh khác. Hãy nhìn cách Nike áp dụng cách làm này trên profile Instagram của họ:

dang-anh-video-co-mat-nguoi-that

(Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên đừng hiểu lầm rằng bạn chỉ nên đăng loại hình ảnh này. Nhưng khi không biết nên lựa chọn hình nào, hãy thử chia sẻ một bức ảnh có hình gương mặt của một ai đó.

24. Gắn thẻ địa điểm

gan-location-tag

(Nguồn ảnh: Internet)

Trước khi đăng hình ảnh lên, bạn nên gắn thẻ địa điểm cho chúng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bài đăng có gắn thẻ địa điểm sẽ có tỉ lệ tương tác nhiều hơn 79%. Bạn vẫn có thể gắn location tag dù cho mình không thật sự ở đó. Sau đây là một ví dụ từ thương hiệu Lululemon:

25. Thông báo về bài viết mới trong story

Bạn cần học cách khai thác story hiệu quả để quảng bá cho thương hiệu của minfg. Khi bạn thêm một bài đăng mới vào tài khoản, hãy thông báo lên story. Điều này sẽ làm các chỉ số tương tác của bạn tăng nhanh hơn.

Đầu tiên, bạn sẽ có được một lượt xem và lượt hiển thị trên story. Sau đó, người dùng sẽ được kích thích để nhấp vào xem bài đăng mới. Sau đó, bạn có thể khuyến khích họ nhấn thích hoặc để lại bình luận bằng cách triển khai những chiến lược khác đã được trình bày trong bài viết.

Kết luận

Để bán được sản phẩm thì bạn không chỉ phụ thuộc vào lượng truy cập của website. Hãy tận dụng thêm những kênh phân phối khác.  Và MXH là nơi có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Và vì Instagram hiện đang là MXH có tốc độ phát triển cực kỳ mạnh mẽ nên sẽ việc sử dụng nền tảng này làm phương tiện chính để thúc đẩy doanh số là một lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, như bạn có thể thấy trong những nội dung phía trên, Instagram có các tính năng cho phép doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trực tiếp thông qua nền tảng của họ. Nếu bạn cần thêm gợi ý để hoàn thiện chiến lược marketing trên Instagram của mình, hãy tham khảo bài viết này. Tất cả những cách làm trên đây đều sẽ giúp bạn gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu và từ đó nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.

Điểm: 4.8 (46 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn