Xu hướng Digital Marketing 2021: 25 gợi ý triển khai thực tế (Phần 2)

Ở Phần 1 của bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về 8 gợi ý đầu tiên dựa trên những xu hướng Digital Marketing trong năm 2021. Hãy cùng Khóa học Digital Marketing Á Âu khám phá những xu hướng còn lại trong bài viết dưới đây!

digital-marketing-trends-2021-part-2-featured-image

ACT: Gia tăng tương tác trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các trải nghiệm và nội dung kỹ thuật số

Gợi ý 9. Xem xét việc áp dụng các hệ thống thiết kế (phù hợp nhất với các doanh nghiệp lớn)

Inside Design nhận thấy xu hướng ngày càng tập trung vào các hệ thống thiết kế (design system) mà trang này giải thích nó như là “một tập hợp các thành phần có thể tái sử dụng, được định hướng bởi các tiêu chuẩn rõ ràng, có thể được kết hợp lại với nhau để xây dựng nên bất kỳ ứng dụng nào.”

Các lợi ích về tính hiệu quả cho các doanh nghiệp để cắt giảm chi phí và tăng tỉ lệ chuyển đổi thông qua các thành phần web design phổ biến, và cho các người dùng ít có nhu cầu tìm hiểu các giao diện khác nhau, là rất rõ ràng. Nhưng nó thực sự đặt ra vấn đề về sự khác biệt giữa một hệ thống thiết kế (design system) với một hướng dẫn về tiêu chuẩn (style guide) hay một thư viện mẫu (pattern library). Một điều cần xem xét đến ở đây là phạm vi (scope); các hệ thống thiết kế có thể rộng lớn hơn nhiều so với các mẫu trang web và các hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế như nhà thiết kế Siw Grinaker có giải thích:

“Một hệ thống thiết kế duy trì các yếu tố về mặt thị giác (visual) và chức năng (functional) của tổ chức của bạn ở một nơi, để thực hiện các nguyên tắc thương hiệu thông qua thiết kế, việc thực hành và phát triển các sản phẩm và dịch vụ. Nó có thể bao gồm một thư viện phác thảo (sketch library), bản hướng dẫn tiêu chuẩn thiết kế (style guide), thư viện mẫu (pattern library), các nguyên tắc tổ chức (organization principle), những phương pháp tốt nhất (best practice), các mẫu có sẵn (template), các đoạn mã (code)…”

Dưới đây là một case study thú vị về design system đến từ một nhà thiết kế tại Airbnb giải thích các lợi ích và phương pháp tiếp cận thực tế:

https://airbnb.design/building-a-visual-language

Chúng ta cũng nên dành một sự tuyên dương cho website Airbnb Design vì các nhà thiết kế của họ đều chia sẻ cách làm của họ để đưa ra các đổi mới về mặt thiết kế.

https://airbnb.design/

UX-design-airbnb

Airbnb Design là nơi tìm nguồn cảm hứng sáng tạo và đổi mới từ các nhà thiết kế (Nguồn: Internet)

Gợi ý 10: Đảm bảo các thiết kế thị giác phù hợp với “hệ tư tưởng của thời đại”

Xuyên suốt qua tất cả các kênh truyền thông, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, vì vậy các xu hướng thiết kế đồ họa và hình ảnh có thể tác động đến việc hình thành nên sự ưa thích đối với một thương hiệu. Chắc chắn, dù có ý thức hay vô thức, tất cả chúng ta đều có thể kể ra ít nhất một mẫu thiết kế web lỗi thời mà mình đã gặp qua.

Thường thì, các bài viết về xu hướng web design được viết bởi các nhà thiết kế web hoặc trên website của các agency đều thúc đẩy việc phá vỡ giới hạn bằng cách áp dụng các công nghệ thiết kế mới – và dù cho những phương pháp này có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các website của thương hiệu và công ty, nhưng thường thì sẽ không như vậy. Do đó, chúng ta phải xem xét những xu hướng thiết kế thị giác trên những website phổ biến nhất mà đối tượng của mình cảm thấy quen thuộc. Trang Venngage đã liệt kê ra các xu hướng thiết kế web-graphic có khả năng sẽ tiếp tục phát triển mạnh vào năm 2021:

1. Các bảng màu lặng (muted color palettes)

muted-color-palette

Ví dụ về các màu lặng (Nguồn: Internet)

muted-color-palette-apple

Apple cũng đã ứng dụng bảng màu lặng cho các SP của mình trong năm nay (Nguồn: Internet)

2. Các dải màu sắc chuyển tiếp (color gradients)

gradient-colors

Màu gradient tiếp tục là xu hướng trong 2021 (Nguồn: Internet)

gradient-effect

Các hiệu ứng thị giác tuyệt đẹp mà màu gradient mang lại (Nguồn: Internet)

3. Các hình ảnh minh họa trừu tượng & mơ mộng (abstract & dreamy illustrations)

abstract-dreamy-illustrations

Các hình ảnh minh họa trừu tượng rất ấn tượng (Nguồn: Internet)

truong-phai-abstract-mang-lai-su-an-tuong-trong-design

Đây tiếp tục là một xu hướng thị giác độc đáo trong 2021 (Nguồn: Internet)

4. Những font chữ đậm đơn giản (heavy simple fonts)

heavy-simple-fonts

Các thương hiệu lớn cũng sử dụng những font chữ đơn giản đậm nét (Nguồn: Samsung)

don-gian-nhung-hieu-qua

Phong cách thiết kế này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả (Nguồn: Internet)

5. Các đường nét & hình khối chảy (flowing lines & shapes)

flowing-shapes

Những hình dạng thế này được gọi là “flowing shape” (Nguồn: Internet)

flowing-shapes-lines-illustrations

Xu hướng này được áp dụng rất nhiều trong các hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

6. Các hình ảnh stock chân thực & thực tế (genuine & authentic stock photos)

genuine-stock-photos

Các hình ảnh stock hiện nay cần phải có tính chân thực (Nguồn: Internet)

nhung-hinh-anh-chan-thuc-giup-mang-den-do-tin-cay-cho-buc-anh

Những bức ảnh này giúp mang đến tính thực tế và tin cậy hơn cho bức ảnh (Nguồn: Internet)

7. Các trang landing page phong cách tối giản (minimalist landing pages)

minimalist-landing-pages

Một ví dụ về landing page theo phong cách minimalist (Nguồn: Internet)

landing-page-example-buffer

“Tối giản” để người dùng có thêm không gian tập trung vào nhiều yếu tố khác (Nguồn: Internet)

8. Các hoạt ảnh thương hiệu đẹp hơn, hiệu quả hơn (better branded animations)

better-branded-animations

Các animation mang đến sự sinh động và bắt mắt hơn (Nguồn: Internet)

better-branded-animations-2

Nhiều thương hiệu ngày càng đầu tư để sáng tạo nên những animation đẹp hơn, chất lượng hơn (Nguồn: Internet)

Gợi ý 11. Xem xét các đổi mới trong thiết kế và video tương tác để tăng chuyển đổi

Dưới đây là một số tổng kết về các xu hướng thiết kế UX mới nhất có tính tương tác mà chúng ta có thể sẽ tiếp tục nhìn thấy trong năm 2021. Các nhà marketer nên lưu ý đến những loại hình sau đây:

1. Các tương tác vi mô (micro-interactions)

Các tương tác vi mô tồn tại khá nhiều trong mỗi ứng dụng hay website. Bạn có thể nhìn thấy chúng mỗi khi mở lên ứng dụng yêu thích – chẳng hạn như Facebook có đến vô vàn các tương tác vi mô khác nhau và tính năng “Like” chính là một ví dụ hoàn hảo. Đôi khi những tương tác này thậm chí còn không được biết đến bởi vì chúng quá “rõ ràng”, quá tự nhiên và “hòa lẫn” vào các giao diện người dùng. Nhưng nếu bạn loại bỏ chúng ra khỏi sản phẩm, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình mất đi một thứ gì đó rất quan trọng.

menu-toggle-close

“Micro-interaction” chuyển đổi “Menu” thành nút “Close” (Nguồn: UX Design)

tab-bar-active

“Micro-interaction” cho thấy tab đang được chọn (Nguồn: UX Design)

2. Các hình ảnh minh họa động (Animated illustrations)

Các hình ảnh illustration đã xuát hiện trong thiết kế sản phẩm digital từ rất lâu. Quá trình phát triển của xu hướng này trong những năm qua thật sự rát ấn tượng. Các hình minh họa là yếu tố thiết kế rất phổ biến giúp mang lại cảm nhận tự nhiên và “con người” đến trải nghiệm người dùng tổng thể trong toàn bộ sản phẩm của chúng ta. Illustration cũng là một công cụ thu hút sự chú ý rất mạnh mẽ: và có thể hơn thế nữa nếu chúng ta bổ sung thêm các chuyển động cho những hình ảnh này, làm cho sản phẩm của mình trở nên sống động hơn và làm chúng nổi bật – có thêm các chi tiết và cá tính.

animated-illustrations

Một lần nữa, xu hướng animated illustration lại được nhấn mạnh trong design (Nguồn: UX Design)

onboarding-animation

Một animation giới thiệu cho KH làm quen với sản phẩm (Nguồn: UX Design)

3. Xu hướng thiết kế “New skeuomorphism” hay “Neumorphism”

Xu hướng này bao gồm các thành phần thiết kế được tạo nên theo phong cách thực tế để mô phỏng lại các đối tượng trong môi trường thực. Điểm đặc trưng của lối design này là định hướng các thành phần dựa vào bóng đổ bên trong và bên ngoài để tạo cảm giác mềm mại.

xu-huong-neumorphism

“Neumorphism” được ứng dụng ngày càng nhiều vì rất “futuristic” (Nguồn: UX Design)

su-mem-mai-trong-phong-cach-thiet-ke

Sự mềm mại và ấn tượng là đặc điểm dễ nhận thấy ở phong cách thiết kế này (Nguồn: Internet)

4. Đồ họa 3D cho giao diện mobile và web (3D graphics for mobile & web UI)

Đồ họa 3D xuất hiện ở rất nhiều nơi – trong phim ảnh, trò chơi điện tử, các quảng cáo trên đường… Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu hàng thập kỷ trước đây, 3D đã có một bước tiến dài ấn tượng. Các công nghệ trên nền tảng web và mobile cũng phát triển với tốc độ rất nhanh. Các khả năng mới của trình duyệt web đã mở ra cánh cửa “chào đón” đồ họa 3D, cho phép các nhà thiết kế sáng tạo và thực thi các yếu tố 3D tuyệt vời trên những giao diện web và mobile hiện đại.

3d-flip-menu

3D flip menu (Nguồn: Minh Pham)

apple-airpods-pro

Apple Airpods Pro landing page (Nguồn: Apple)

5. Công nghệ thực tế ảo & thực tế tăng cường (virtual & augmented reality)

Năm vừa qua là một năm có nhiều thành tựu trong mảng thực tế ảo/thực tế tăng cường, chúng ta đã thấy được nhiều sự tiến triển và hào hứng với các thiết bị VR-AR, nhiều nhất là trong ngành công nghiệp game. Chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng game chính là lĩnh vực thường xuyên mang đến những công nghệ đổi mới và sáng tạo cho các thiết kế sản phẩm digital mà chúng ta đang ứng dụng. CEO Mark Zuckerberg của Facebook cũng đã thử nghiệm tính năng tương tác bằng tay (có thể loại bỏ hoàn toàn controller) và chính thức thông báo về tính năng “hand-tracking” (theo dõi cử động của đôi tay qua camera) cho thiết bị kính thực tế ảo Oculus Quest.

oculus-quest-hand-tracking-feature

Kính thực tế ảo Oculus Quest với tính năng điều khiển bằng tay (Nguồn: UX Design)

Tiếp tục, Apple cũng đã thúc đẩy sự đổi mới cho những người dùng iOS với bộ toolkit thực tế tăng cường ARKIT phiên bản 4 giúp cho các nhà thiết kế và nhà phát triển xây dựng các sản phẩm dựa trên nền tảng AR.

house-of-plants-AR-concept

Một concept ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR – “House of plants” (Nguồn: UX Design)

6. Bố cục bất đối xứng (asymmetric layouts)

Từ nhiều năm nay, thiết kế đối xứng đã được ứng dụng rất rộng rãi trong thiết kế lưới (grid design) cùng với các responsive web design trên mobile, vậy nên “bất đối xứng” là một xu hướng rất khác biệt. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự nổi lên đầy mạnh mẽ của các bố cục bất đối xứng trong các thiết kế sản phẩm digital. Các layout theo khuôn mẫu truyền thống đang dần bị “lãng quên”. Và năm 2021 chắc chắn sẽ t iếp tục chứng kiến sự bùng nổ của xu hướng này. Việc sử dụng bố cục bất đối xứng một cách hợp lý sẽ tạo thêm nhiều nét đặc sắc, năng động và cá tính cho thiết kế, và chúng không dựa trên một hình mẫu nào.

limnia-fine-jewery-grid

Bố cục Grid trong thiết kế của thương hiệu trang sức Limnia (Nguồn: Internet)

asymmetric-layout-carine

Một concept ứng dụng layout bất đối xứng của cửa hàng thời trang Carine (Nguồn: Internet)

7. Kể chuyện qua các yếu tố thị giác (visual storytelling)

Những câu chuyện đóng một vai trò rất quan trọng trong trải nghiệm người dùng tổng thể trong một thiết kế sản phẩm digital. Bạn có thể thường thấy chúng rất thường xuyên trên các landing page với vai trò là phần giới thiệu cho thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ mới. Nghệ thuật kể chuyện, hay “Storytelling” nói về việc truyền tải dữ liệu đến cho người dùng theo một cách thức sáng tạo, có tính thông tin và khả thi nhất có thể. Điều này có thể đạt được thông qua việc kết hợp giữa kỹ năng copywrite cùng hệ thống phân cấp thị giác ấn tượng có sự hài hòa (typography, các hình ảnh illustration, các hình ảnh có chất lượng cao, những màu sắc đậm, các hoạt ảnh animation cùng các yếu tố có tính tương tác).

A+WQ-storytelling-landing-page

Minh họa về landing page với một câu chuyện của A+WQ / Young Lab (Nguồn: Internet)

free-sketch-template

Một ví dụ khác với lối kể chuyện bằng yếu tố thị giác đến từ thương hiệu Mimini (Nguồn: Internet)

Tuy video không được liệt kê ở trên đây một cách cụ thể, nhưng nó sẽ tiếp tục là một phương tiện được sử dụng ngày càng nhiều để gia tăng chuyển đổi.

Gợi ý 12. Phát triển phương pháp quản lý content marketing để phù hợp hơn với chiến lược content dành cho các khách hàng

Trang Content Marketing Institute là một nguồn tham khảo tuyệt vời để khám phá và tìm hiểu về các xu hướng trong mảng quản trị content marketing nhờ vào những khảo sát thường niên được thực hiện đối với các lĩnh vực B2B, B2C và các lĩnh vực liên quan.

Một kết quả trong nghiên cứu mới nhất về quản trị content marketing được thực hiện bởi CMI đó là sự thiếu tập trung vào khách hàng trong hoạt động content marketing. Nghiên cứu này cho thấy rằng phần lớn content hiện tại được tạo nên từ các dự án/chiến dịch mà bỏ qua tầm quan trọng thường trực của các tương tác giúp tạo ra và thúc đẩy lead thông qua các content ở giai đoạn đầu của phễu (top-of-funnel) và sau đó nuôi dưỡng thông qua các content ở giữa và cuối phễu (middle-of-funnel và bottom-of-funnel).

content-creators-approach

Phương pháp tiếp cận điển hình của các Content Creator (Nguồn: Smart Insights)

Tuy nhiên, xu hướng hiện tại đang thiên nhiều về các content tập trung vào chân dung (persona) & hành trình khách hàng (journey). Bạn có thể phân tích các mô hình này và bắt đầu tối ưu hóa chiến lược digital marketing của mình dựa trên đó.

Gợi ý 13. Influencer marketing vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng việc sử dụng các influencer sẽ có tính mục tiêu cao hơn

Trong vài năm nay, có sự quan tâm ngày càng tăng đối với hoạt động tiếp thị sử dụng người ảnh hưởng (influencer marketing) để tìm kiếm các cơ hội tự nhiên vì hoạt động phân phối nội dung thông qua các mạng xã hội và tìm kiếm đã suy giảm. Bên cạnh đó, influencer marketing cũng mang đến tiềm năng gia tăng lượng tương tác của đối tượng khán giả và tạo ra sức mạnh cho các lời xác nhận hoặc đề xuất mà chúng ta đều đã biết đây là một trong những lý do chính cho quyết định của người dùng.

influencer-marketing

Hoạt động tiếp thị qua người ảnh hưởng có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ (Nguồn: NoGood)

Công ty phân tích Altimeter đã nhấn mạnh xu hướng này trong báo cáo “The Power of Influence” của họ: Các doanh nghiệp chi tiêu 25% ngân sách digital marketing cho hoạt động tiếp thị qua người ảnh hưởng, và ước tính con số này đến 2020 đã đạt đến 10 tỉ đô-la, tăng gấp 5 lần.

Dưới đây là một số xu hướng influencer marketing chính từ Forbes Agency:

  • Sự gia tăng của các micro-influencer (người ảnh hưởng ở quy mô nhỏ)
  • Tập trung nhiều hơn vào tính hiệu quả với performance marketing
  • Influencer luôn là một chiến lược thường trực trong hoạt động doanh nghiệp
  • Xây dựng các mối quan hệ dài hạn với các influencer
  • Từ những “người khuếch đại” (amplifier) đến những “nhà truyền tải” (communicator)

Với sự tập trung nhiều hơn vào tính hiệu quả và ROI, các công cụ influencer marketing sẽ tiếp tục phát triển với việc loại bỏ các phương pháp đo lường dựa trên người theo dõi trên Twitter. Ví dụ, Onalytica gần đây đã thông báo rằng họ sẽ kết hợp danh sách những influencer của lĩnh vực B2B trong tương lai dựa trên Twitter API với những influencer truyền thống có thể bao gồm:

  • Những người ảnh hưởng trên MXH (Social influencers)
  • Các nhà sáng tạo nội dung (Content creators)
  • Các diễn giả sự kiện (Event speakers)
  • Các nhà phân tích trong ngành (Industry analysts)
  • Các nhân viên của thương hiệu (Brand employees)
  • Các thương hiệu và ấn phẩm (Brands and publications)

Đây là một xu thế rõ ràng vì việc chỉ tập trung vào các người nổi tiếng hay micro-influencer cũng sẽ bỏ ra rất nhiều cơ hội để thiết lập mối quan hệ dài hạn với những loại đối tượng khác mà thật ra những đối tượng này có thể lại sở hữu tính ảnh hưởng nhiều hơn!

CONVERT: Tăng chuyển đổi thành doanh số thông qua các kênh online & offline

Gợi ý 14. Xem xét đến việc tối ưu hóa một cách bài bản, có cấu trúc

Các tùy chọn trong việc thử nghiệm là một trong những điểm mạnh lớn nhất của hoạt động digital marketing, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp lại chưa khai thác hết những cơ hội này. Từ báo cáo Digital Marketing Optimization 2020 của Smart Insights, có thể thấy rằng có khoảng 1/3 các doanh nghiệp không có hoạt động thử nghiệm hoặc thử nghiệm rất hạn chế trong khi chỉ có 1/5 là tiếp tục khai thác các chương trình testing liên tục, và có cấu trúc rõ ràng.

muc-do-testing-va-toi-uu-hoa-cua-cac-doanh-nghiep

Mức độ thử nghiệm và tối ưu hóa theo chương trình bài bản của các doanh nghiệp (Nguồn: Smart Insights)

Gợi ý 15. Đánh giá lại việc sử dụng conversational marketing (tiếp thị đối thoại) để tăng chuyển đổi

Khi trình bày về chu kỳ kỳ vọng của Gartner ở phần đầu bài viết, chúng ta cũng đã đề cập qua về tầm quan trọng của conversational marketing. Hoạt động này, ở quy mô hẹp, đôi khi được hiểu là các chatbot dùng để giao tiếp với người dùng, nhưng chúng cũng chưa thật sự thay thế được hoàn toàn người thật với các người dùng cuối bởi vì nhìn chung thì, công nghệ AI vẫn chưa đủ thông tin và sự hỗ trợ – tư vấn từ những nhân viên vẫn được xem là hiệu quả hơn trong thực tế. Trong các lĩnh vực B2B, sự phát triển của conversational marketing và các nền tảng sales như Drift, Intercom và Lyft có vẻ như vẫn sẽ tiếp tục trong năm tới.

Việc triển khai và ứng dụng các tương tác vi mô không đòi hỏi phải có một cuộc trò chuyện dài và hoàn chỉnh, nó có thể chỉ là một đoạn đối thoại đơn giản dựa trên một tương tác được tích hợp như thế này từ Grammarly nhằm mục đích phân khúc hành trình của khách hàng:

grammarly-micro-interaction

Một ví dụ về micro-interaction từ Grammarly (Nguồn: Internet)

Gợi ý 16. Các mô thức đen tối (Dark patterns): Xem xét các hệ quả đạo đức và luật pháp

“Dark Patterns” là các kỹ thuật marketing thuyết phục dựa trên việc “đánh lừa” mọi người bằng cách sử dụng các thiết kế và giao diện tinh tế để làm cho “lời chào mời” trở nên hấp dẫn hơn nhằm làm tăng chuyển đổi và doanh thu.

dark-patterns-la-gi

“Dark Patterns” là gì? (Nguồn: Infinum)

Các thiết kế “Dark Pattern” nổi lên từ tư duy “hack tăng trưởng” (growth-hacking) – trong đó đội ngũ CRO có những mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi và những “người bảo hộ” của thương hiệu không tham gia vào việc này. Với nhiều thắng lợi và kết quả đạt được từ CRO, có thể sẽ có nhiều thử nghiệm hơn với sự “đánh tráo” này, nhưng điều này phản ánh những sự tiêu cực cho thương hiệu và các đạo luật rõ ràng hơn về quyền riêng tư và việc mua bán từ xa cũng đã bắt kịp với thực trạng này.

Có thể nhiều người sẽ cho rằng “Dark Patterns” chỉ có thể sử dụng cho những kế hoạch “ăn xổi ở thì”, nhưng chúng cũng mang đến những lợi ích lớn cho các thương hiệu lớn thử nghiệm kỹ thuật này. Econsultancy đã đưa ra những ví dụ sử dụng “Dark Patterns” gần đây của những thương hiệu lớn, chẳng hạn như Airbnb không bao gồm các khoản chi phí phát sinh, bao gồm phí dọn dẹp và phí dịch vụ và Amazon thì “nhắc nhở” các khách hàng mới thanh toán với một đơn hàng mặc định đủ điều kiện để được giao hàng miễn phí.

Tuy có tính mỉa mai nhưng đây là một vấn đề mà Tim Allen VP – Nhà thiết kế tại Airbnb nhìn nhận và gợi ý rằng các Thương hiệu nên ủng hộ việc đưa vào. Ông nói: “Các nhà thiết kế, lãnh đạo doanh nghiệp và kỹ sư sẽ tiếp tục nắm bắt tính bình đẳng toàn diện và nhu cầu phản ánh nhiều quan điểm đa dạng. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng cường ủng hộ mối quan tâm của con người trong lĩnh vực công nghệ; sự tích hợp có chủ đích hơn về tính đạo đức, tính vô tư, và sự công bằng trong việc ra quyết định thiết kế; và loại bỏ sự thiên vị từ trước đến nay trong các thuật toán, sản phẩm và dịch vụ “.

Gợi ý 17. Đánh giá lại mức độ tinh vi của yếu tố cá nhân hóa trên website

Theo SmarterHQ, 72% người tiêu dùng nói rằng giờ đây họ chỉ quan tâm đến các thông điệp marketing được cá nhân hóa và “đo ni đóng giày” cho những mối quan tâm của họ.

Dù vậy thì trong báo cáo cũng tiết lộ rằng có đến 86% người dùng quan ngại về tính bảo mật dữ liệu của họ. Trong số này, thì thế hệ Baby Boomers và Gen X là những người tiêu dùng ít tin tưởng nhất, trong khi Millennials và Gen Z có mức độ tin cậy cao hơn 47% so với những thế hệ lớn hơn này.

khach-hang-quan-ngai-ve-data-privacy

Phần lớn khách hàng cho rằng họ quan ngại về tính bảo mật dữ liệu (Nguồn: SmarterHQ)

80% những người tự xem mình mua sắm thường xuyên sẽ chỉ mua hàng của những thương hiệu cá nhân hóa trải nghiệm cho họ. Vậy nên, điều quan trọng là phải giải thích được giá trị của việc thu thập dữ liệu để làm cho các khách hàng an tâm về tính bảo mật và hiểu được những yếu tố nào sẽ được xem trọng nhất.

ly-do-khach-hang-san-sang-chia-se-du-lieu

Các lý do mà khách hàng sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ (Nguồn: SmarterHQ)

Ngoài mảng thương mại điện tử bán lẻ, thì việc áp dụng tính cá nhân hóa đối với những nội dung đề xuất vẫn còn thấp ở mức bất ngờ, nhưng điều này sẽ được cải thiện trong tương lai khi các nhà phát triển của các platform biến nó trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn như bộ tiêu chí Smart Content của HubSpot để cá nhân hóa cho các web page và email. Nhưng nhiều người sử dụng nền tảng WordPress cho hệ thống CMS sẽ không có plugin để hỗ trợ công cụ này. Đây cũng là trường hợp diễn ra với Smart Insights, và họ đã sử dụng cơ chế cá nhân hóa dựa trên quy tắc (rules-based personalization) để thay thế, nhưng nó cũng rất mất thời gian.

Gợi ý 18. Hoạt động thương mại đồng bộ đa kênh (omnichannel commerce) cũng bao gồm hoạt động thương mại trên mạng xã hội (social commerce)

Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy hoạt động thương mại thông qua mạng xã hội sẽ còn tiếp tục phát triển. Agency Absolunet đã xác định những dấu hiệu chính cho thấy mức độ phổ biến của social commerce:

  • 87% những người mua hàng thương mại điện tử cho rằng các mạng xã hội là nơi giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.
  • Cứ 4 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp đang bán hàng qua Facebook.
  • 40% những người bán sử dụng mạng xã hội để tạo ra doanh số.
  • 30% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội.

ENGAGE: Cải thiện hoạt động truyền thông cho khách hàng để nâng cao lòng trung thành và sự ủng hộ cho thương hiệu

Gợi ý 19. Sử dụng nhiều kỹ thuật hơn để thấu hiểu và nâng cao tính hiệu quả trong hành trình khách hàng (customer journey)

Một nghiên cứu của Smart Insights về Digital Marketing Optimization đã cho thấy mức độ phổ biến của hoạt động thử nghiệm phân tách A/B Testing để tăng cường chuyển đổi, nhưng các kỹ thuật dùng để đánh giá “tiếng nói” của khách hàng (voice of customer) lại hiếm khi được sử dụng.

ky-thuat-nao-ma-cac-doanh-nghiep-ap-dung-de-research-va-improve-customer-journey

Kỹ thuật nào mà các doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu và cải thiện hành trình khách hàng? (Nguồn: Smart Insights)

Gợi ý 20. Xem xét lại mức độ liên quan và phù hợp của các cộng đồng vi mô (micro-communities)

Đề cập đến cộng đồng các nhà thiết kế, UX Design đã đưa ra một đánh giá về các cộng đồng online mà nhiều marketer có thể sẽ liên quan đến:

“Lời hứa hẹn về các cộng đồng online lớn nơi mà các nhà thiết kế có thể tự do trao đổi và học hỏi từ những người khác đã không thành hiện thực… Thực tế của các cộng đồng online khác biệt khá nhiều so với những gì ban đầu đã được hứa hẹn.

Các hội nhóm với hàng ngàn nhà thiết kế hoặc là trở nên thụ động khi các thành viên nhận ra rằng họ có rất ít điểm chung, hoặc vẫn hoạt động nhưng kết cục là biến tướng trở thành một nơi tự quảng bá bản thân và tự tiếp thị content marketing vô tận.

Các chuyên mục thảo luận trên Reddit hay DesignerNews không đào sâu vào một chủ đề vì chúng bị “cản trở” bởi những giao tiếp “sai lệch” giữa những người tham gia.

Thay vào đó là sự nổi lên của các cộng đồng vi mô. Hãy lựa chọn một đến hai đồng nghiệp đáng tin cậy, chọn ra một vài người cố vấn ngoài “vùng an toàn” của bạn nếu bạn đang muốn có những cuộc đối thoại chân thành và chuyên sâu hơn.

Gợi ý 21. Đánh giá mức độ tương thích của các nền tảng insight cộng đồng (community insights platforms)

Đối với các thương hiệu, các cộng đồng hỗ trợ chỉ liên quan và tương thích với một số lĩnh vực chẳng hạn như viễn thông (telecoms), vậy nên, xu hướng mà chúng ta đang nhìn thấy ở các thương hiệu lớn đó là tập hợp các insight của khách hàng bằng cách phát triển nên một hệ thống thông tin chi tiết về người tiêu dùng được vận hành và hỗ trợ bởi các nền tảng như Qualtrics hay Vision Critical.

Gợi ý 22. Cải thiện tính cá nhân hóa trong email thông qua quá trình phân khúc hành vi và vòng đời khách hàng

Infographic về việc nhắm mục tiêu theo vòng đời khách hàng trong hoạt động email marketing dưới đây cho thấy tiềm năng tuyệt vời đối với việc cá nhân hóa email marketing để truyền thông một cách hiệu quả hơn trong suốt vòng đời của khách hàng.

Email-marketing-lifecycle-communications

Mô hình truyền thông email marketing theo vòng đời của khách hàng (Nguồn: Smart Insights)

Việc xem xét lại các case study về cách mà các doanh nghiệp đang sử dụng email marketing automation (email marketing tự động hóa) đã cho thấy nhiều dấu hiệu của các kỹ thuật tinh vi hơn, nhưng những khả năng của công nghệ tự động này đã xuất hiện được hơn 15 năm nên nó cũng không có gì quá bất ngờ… Giờ đây chúng ta đang nói về “lifecycle email marketing” (tiếp thị qua email theo vòng đời) và “nhịp độ” bán hàng (sales cadence) trong quá trình nuôi dưỡng B2B. Những điều này làm nổi bật xu hướng tăng cường sự tích hợp giữa các kênh và hoạt động email marketing đến các đối tượng tiềm năng và khách hàng giờ đây được xem như là một kênh tích hợp hiệu quả hơn cùng với web, social, các quảng cáo hiển thị (display ads) và các quảng cáo cá nhân (personal ads).

Tuy nhiên thì những kỹ thuật này sẽ mang lại sự hứng thú cho các doanh nghiệp và marketer nếu nó mang tính mới mẻ và nên mang lại những cải tiến về mặt tương tác và doanh số. Dưới đây là một case study về việc ứng dụng lifecycle email marketing của Nike tại Hồng Kông:

https://emarsys.com/why-emarsys/success-stories/nike-hk/

Quá trình tự động hóa 10 chiến dịch theo vòng đời mới cùng với sự cải thiện về tính phù hợp và hoạt động nhắm mục tiêu đã làm tăng lượt truy cập website thêm 32,5% và doanh thu tự động hóa thêm 110% (các chiến dịch “abandoned basket” để nhắm vào những giỏ hàng chưa được thanh toán mà bị bỏ qua đã được sử dụng). Phân khúc vòng đời (lifecycle segmentation) bao gồm các phân nhóm như nhóm vòng đời mua hàng (purchase lifecycle groups), nhóm người mua lần đầu (first-time buyers), các khách hàng thụ động (inactive customer) và khách hàng đang rời bỏ thương hiệu (defecting customer).

Gợi ý 23. Áp dụng phân tích Big Data và công nghệ học máy để cải thiện hoạt động nhắm chọn khách hàng qua email (email targerting) và cá nhân hóa cho website (website personalization)

Cách đây 10 năm, thì việc sử dụng những công nghệ hay kỹ thuật này gần như là bất khả thi. Trước đây, nhiều hệ thống email marketing bị giới hạn trong việc báo cáo dựa trên từng thư được gửi đi và các chiến dịch gửi email hàng loạt. Đây vẫn là nền tảng thiết yếu của email marketing đối với nhiều marketer. Tuy nhiên, một phương pháp cao cấp hơn đã được ra đời, đó là việc báo cáo và nhắm mục tiêu dựa trên tương tác trong vòng đời khách hàng. Các phân tích có tính dự đoán có thể được sử dụng để nhận diện:

  • Những khung thời gian tốt nhất để gửi thư nhằm thu hút sự quan tâm của một cá nhân (có thể dựa trên thời điểm ban đầu mà họ mua hoặc đăng ký theo dõi, nhưng thời gian này có thể được tinh chỉnh dần theo thời gian)
  • Thời gian và lời chào mời tốt nhất cho các email follow-up tiếp theo dựa trên phân tích về độ trễ (khoảng thời gian phản hồi trung bình)
  • Các kết hợp tốt nhất về sản phẩm hoặc danh mục từ phân khúc theo cụm (cluster-based segmentation)

Gợi ý 24. Sử dụng công nghệ học máy để tạo ra nhiều thông điệp truyền thông thu hút và thú vị hơn

Ngoài các kỹ thuật nhắm mục tiêu này, công nghệ học máy đóng một vai trò giúp thúc đẩy yếu tố “relevance” và làm cho thương hiệu có khả năng trình bày với một tông giọng mang tính cá nhân hơn. Persado là một công nghệ thú vị như thế.

Persado sử dụng một khung mô hình phân loại về mức độ ảnh hưởng đến nội dung để áp dụng vào nội dung hiện tại và mô hình này được sử dụng để thiết kế riêng phần copy và call-to-action cho từng cá nhân.

Persado-copy-impact-classification

Mô hình phân loại mức độ ảnh hưởng Persado (Nguồn: Internet)

Ví dụ, nhờ vào việc sử dụng công nghệ Persado Natural Language Generation để triển khai một thí nghiệm, Air Canada đã thúc đẩy được một lượng phản hồi cao hơn với việc sử dụng từ “Anxiety” giúp tăng tương tác lên 3%, so với khi sử dụng từ “Exclusitity” thì tương tác giảm 5% và giảm 3% khi sử dụng từ “Safety”.

Persado-uplift-example

Ví dụ về hiệu quả của mô hình Persado (Nguồn: Internet)

Một ví dụ khác về ứng dụng của AI đó là nhà bán lẻ các sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe Holland & Barrett sử dụng AI để mang đến những email được nhắm mục tiêu hiệu quả hơn. Công nghệ Machine Learning từ Tinyclues này làm được nhiều thứ hơn là chỉ tối ưu cho phần nội dung sử dụng một công cụ như là Persado, thay vào đó, nó còn thực thi việc nhắm mục tiêu dựa trên hành vi của từng cá nhân để tạo ra các chiến dịch được nhắm chọn ở quy mô tinh vi và chi tiết hơn.

Phát biểu tại một phần trình bày ở Hội nghị Email Innovation Summit, Richard Lallo – Trưởng bộ phận Digital Marketing đã mô tả về khái niệm “strategic promotions and mono-product pushes” (các ưu đãi có tính chiến lược và quảng cáo sản phẩm đơn lẻ) trong một chiến dịch. Doanh nghiệp của ông đã thành công trong việc thúc đẩy doanh thu mang về từ chiến dịch và tăng tỉ lệ mua hàng lại (re-purchase rate) trong khi gửi đi các email. Doanh thu chiến dịch đã tăng lên 27%, tỉ lệ mở thư tăng 19%, trong khi lượng email gửi đi giảm 23%, và chi phí theo đó cũng được giảm xuống.

Gợi ý 25. Lên kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số (digital transformation)

Nghiên cứu về hoạt động quản trị digital marketing của Smart Insights đã tiết lộ nhiều thách thức trong việc vận hành và triển khai digital marketing trong các công ty ngày nay. Các vấn đề có thể kể đến như thiết sự tập trung vào một chiến lược tích hợp, thiếu thử nghiệm, tối ưu hóa và các vấn đề về mặt cấu trúc như các đội nhóm làm việc theo chuyên môn quá sâu và thiếu các kỹ năng truyền thông tích hợp (integrated communications).

Để xử lý những vấn đề này và khai thác tối đa các cơ hội để tăng trưởng cho doanh nghiệp thông qua digital marketing, nhiều doanh nghiệp đang triển khai một chương trình chuyển đổi số.

muc-do-ap-dung-digital-transformation-cua-cac-doanh-nghiep

Mức độ áp dụng chương trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp (Nguồn: Smart Insights)

Mục tiêu của chuyển đổi số là để phát triển nên một lộ trình (roadmap) nhằm cải thiện các khả năng và kỹ năng số của doanh nghiệp, đồng thời tích hợp vào những hoạt động digital marketing thường trực cùng với hoạt động marketing cho sản phẩm và thương hiệu.

Biểu đồ trên trích ra từ nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi được trình bày trong mô hình dưới đây. Để đánh giá về mức độ sẵn sàng áp dụng kỹ thuật số của bạn, cho các hoạt động digital marketing tích hợp hoặc cho các kênh riêng lẻ, bạn có thể tham khảo thêm mô hình này để có những đánh giá cụ thể về năng lực hiện tại của doanh nghiệp và từ đó hướng tới việc tiến tới những cấp độ cao hơn.

digital-marketing-excellence-capability-smart-insights

Quy trình phát triển năng lực digital marketing của các doanh nghiệp (Nguồn: Smart Insights)

Chúc các bạn sẽ ngày càng phát triển hơn và nắm bắt được những cơ hội hấp dẫn trong năm 2021 và thời gian sắp tới cùng với những xu hướng digital marketing đã được giới thiệu trong bài viết này!

Điểm: 4.9 (45 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn