Cách Học Nhạc Hiệu Quả: Biến Việc Tập Đàn Thành Thói Quen

Ông bà ta có câu “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, nếu bạn muốn học cách chơi nhạc cụ nhanh tiến bộ nhất, hãy biến nó thành việc làm thường nhật. Khi học và chơi đàn theo thói quen, bạn sẽ không phải đấu tranh tư tưởng hay cố gò ép mình thực hiện. Đó cũng chính là phương pháp học hiệu quả mà nghệ sĩ violin Phạm Tấn Huy – giảng viên Học Viện Âm Nhạc Á Âu luôn căn dặn học trò của mình.

nghệ sĩ violin phạm tấn huy
Nghệ sĩ violin Phạm Tấn Huy

Dưới đây là những chia sẻ của thầy về những trở ngại thường gặp của người mới học nhạc, cách khắc phục và bí quyết để thành công.

Người ta thường nói, không bao giờ quá muộn để bắt đầu học chơi một loại nhạc cụ. Nhưng không thể phủ nhận việc học đàn sớm sẽ giúp quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Quan điểm của thầy như thế nào về vấn đề này?

Học nhạc không lúc nào là sớm cũng không lúc nào là trễ, ta có thể học bất cứ lúc nào mình có thể. Tuy nhiên học nhạc sớm từ lứa tuổi mầm non sẽ kích thích sự sáng tạo của trẻ nhỏ, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về tinh thần, nhận thức, hành vi, cảm giác, tâm lý và cảm xúc. Đặc biệt, trẻ sẽ không thấy lạ lẫm khi tiếp xúc với âm nhạc từ sớm vì đã được nghe nhạc từ trong bụng mẹ rồi đấy thôi.

cho trẻ học nhạc sớm để bộc lộ tài năng
Trẻ học nhạc sớm dễ bộc lộ tài năng

Rất nhiều người khi mới bắt đầu học nhạc thì rất hào hứng và chăm chỉ tập đàn, nhưng càng lên cao lại càng chán nản và dễ bỏ cuộc. Tại sao vậy, thưa thầy?

Không riêng gì âm nhạc, học bất cứ bộ môn nào cũng phải lưu ý hai điều quan trọng này: thứ nhất là sự siêng năng luyện tập của người học và thứ hai là khả năng truyền đạt thật tốt của thầy cô, nói cách khác là thầy cô phải truyền cảm hứng cho học trò khi đến lớp. Trò hứng thú học, thầy hứng thú truyền đạt thì trò càng tiến bộ nhanh, càng tiến bộ nhanh thì thầy càng truyền đạt nhiều.

Là một giảng viên dạy nhạc, theo thầy, để có thể học nhạc tốt thì cần điều gì?

Phải dành thời gian cụ thể trong ngày để tập đàn, dần dần sẽ thành thói quen, mà đã thành thói quen thì khó bỏ và kết quả là việc học đàn sẽ thành niềm vui mỗi ngày của học viên. Hãy xem cây đàn là người bạn thân nhất của mình. Bạn thân là lắng nghe mình và chia sẻ với mình, đồng hành với mình trong cuộc sống.

Lý giải thêm, khi buồn bạn hãy mang đàn ra chơi, âm thanh của đàn sẽ vang lên theo cảm xúc của bạn và ngược lại lúc bạn vui thì nó cũng sẽ phát ra tiếng đàn vui tươi. Càng gắn bó thì càng nâng niu và gìn giữ. Hãy yêu thương nhạc cụ của mình vì chính điều đó sẽ mang lại hạnh phúc cho chính bạn.

Học nhạc là cả một hành trình dài, lời khuyên mà thầy dành cho những học viên, đặc biệt là các bạn trẻ khi bắt đầu?

Không ai ngăn cản bạn học một nhạc cụ mà bạn đã chọn. Bạn cứ học theo đam mê của mình, vì chắc chắn sẽ không có nhạc cụ cuối cùng mà bạn muốn theo học đâu. Học đàn không chỉ học vài tháng hay vài năm mà có khi là cả một đời.

theo học một nhạc cụ là quá trình rèn luyện, theo học không ngừng nghỉ
Học một nhạc cụ là một quá trình không ngừng nghỉ

Đối với người theo đuổi con đường chuyên nghiệp, để đứng trên sân khấu biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng, người học sẽ cần những tố chất gì?

Môi trường biểu diễn chuyên nghiệp thì nhạc công cũng phải chuyên nghiệp. Nhạc công chuyên nghiệp là nhạc công học và tập luyện siêng năng, đặc biệt là phải có tính kỷ luật cao.

Là một người đã trải qua nhiều năm chơi nhạc cụ và giảng dạy, theo thầy, điều gì làm nên thành công của một nghệ sĩ?

Là nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ thì ngoài kỹ năng được trau dồi kỹ lưỡng, tính ổn định, bản lĩnh sân khấu và quan trọng hơn hết là phải chơi hay từ nốt nhạc đầu tiên.

Lợi ích của việc chơi nhạc cụ là không thể bàn cãi, tuy vậy, các bạn trẻ thời nay không mấy “mặn mà” với nhạc cổ điển, mà thường dành nhiều sự quan tâm cho các thể loại nhạc hiện đại, sôi động như Rap, Hip-hop, K-Pop… Theo thầy, làm thế nào để nhạc cổ điển có thể tiếp cận đến giới trẻ nhiều hơn?

Âm nhạc muôn hình vạn trạng nhưng nền tảng vẫn là âm nhạc cổ điển. Việc các bạn chưa mặn mà với âm nhạc cổ điển là do các bạn không được tiếp cận ngay từ đầu hay nói cách khác là chưa gặp người hướng dẫn để học nhạc cổ điển trước.

Một phần là sân chơi còn hạn chế, đa phần các bạn tuy đã học được vài năm nhạc cổ điển nhưng vẫn chưa có cơ hội bước lên sân khấu để trình diễn, mà không có trình diễn thì làm sao khán giả tiếp cận được.

Điểm: 4.8 (26 bình chọn)

Tác giả: Thanh Tâm

Thanh Tâm, người yêu tất cả những gì thuộc về âm nhạc, luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để mang đến những giá trị thiện tâm nhân văn đẹp cho cuộc đời, đơn giản như khái niệm: "Cho đi là hạnh phúc".

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn