Backlink Medium & Cách thức độc đáo để mang lại giá trị to lớn cho Website

Hãy hình dung về một mạng xã hội dành cho việc viết và kể những câu chuyện về doanh nghiệp. Là cộng đồng được duy trì và hoạt động bởi những người viết trẻ, có trình độ và đam mê muốn chia sẻ các ý tưởng của họ với nhiều người. Giống với Instagram, nhưng dùng để kể chuyện và có giá trị cho hoạt động SEO. Ngoài ra, thậm chí nó còn tuyển chọn riêng các xuất bản phẩm hay các nội dung phù hợp để giới thiệu cho các đối tượng độc giả dựa trên mối quan tâm của họ đến những nội dung mà bạn đã viết trước đó. Đây chính là những đặc điểm của nền tảng xuất bản nội dung trực tuyến Medium và bạn hoàn toàn có thể khai thác được những giá trị to lớn thông qua các việc xây dựng các backlink Medium.

Xem thêm: HTML Backlink là gì? Cách tối ưu hóa HTML Backlink cho SEO

Trong bài viết này, Khóa học SEO Á Âu sẽ giúp bạn tìm hiểu xem Medium là gì, những lý do nên (và cả không nên) dùng mạng xã hội này, cũng như đánh giá một số thách thức khi sử dụng Medium để thúc đẩy cho hoạt động SEO của bạn.

Cũng giống như các nền tảng mạng xã hội khác, các backlink từ Medium đều có thuộc tính nofollow. Nhưng liệu điều này có đồng nghĩa những backlink này sẽ không mang lại giá trị nào không?

nofollow-medium-backlink

Các backlink từ Medium đều là nofollow (Nguồn ảnh: Internet)

Chắc chắc không phải là như thế, như bạn có thể đã biết thì các đường link nofollow vẫn có giá trị về mặt SEO.

Ngoài ra thì có hai cách để đặt backlink lên Medium. Cách đầu tiên là sử dụng một hyperlink chuẩn thông thường với anchor text như trong ảnh chụp phía trên. Cách thứ hai là tạo ra các block hyperlink theo dạng khối giống thế này:

block-hyperlink-la-gi

Hyperlink dạng block trên Medium (Nguồn ảnh: Internet)

Ưu điểm của cách làm này đó là chúng sẽ phân chia phần nội dung của câu chuyện được chia sẻ trên Medium ra, trở nên nổi bật hơn thay vì chìm vào giữa rất nhiều từ ngữ khác. Nếu được sử dụng có chiến lược, thì những block hyperlink bắt mắt này có thể tạo ra lượng truy cập từ Medium đến trang blog của bạn. Và sau đó, bạn có thể tận dụng sức mạnh của công cụ Facebook Pixel và retarget (tiếp thị lại) những truy cập này từ Medium để thương hiệu của bạn luôn được người dùng nghĩ đến đầu tiên (top of mind). Hoặc bạn cũng có thể xây dựng một danh sách email khách hàng tiềm năng và khai thác các cơ hội chuyển đổi từ đó.

Hãy nhớ rằng mục đích cuối cùng của SEO không chỉ là tạo ra nhiều truy cập hơn cho website – mà còn phải hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Vậy nên bất cứ công cụ nào có thể giúp mang lại những lượng truy cập phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu và có độ liên quan cao, đều sẽ hiệu quả.

Tại sao nên viết blog trên Medium?

Rõ ràng là các liên kết nofollow không mang lại giá trị trực tiếp. Vậy có nên đầu tư vào hoạt động SEO trên Medium không?

cac-ly-do-nen-va-khong-nen-khi-dung-Medium

(Nguồn ảnh: Internet)

Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn là gì, hãy cùng xem qua một số ưu điểm sau đây:

1. Tiếp cận được với nền tảng độc giả rộng lớn và khả năng được tìm thấy trên Medium

Nếu được thực hiện đúng cách, thì việc đăng tải các nội dung chất lượng lên Medium sẽ giúp bạn có thêm được hàng ngàn độc giả theo từng ngày.

Bên cạnh bản tin tự nhiên (organic feed), có nhiều cách khác nhau để bạn có thể đưa câu chuyện của mình xuất hiện trước các độc giả:

  • Những người theo dõi (followers): Nếu mọi người quan tâm đến những nội dung mà bạn viết, thì họ sẽ theo dõi bạn trên Medium. Họ sẽ nhận được thông báo mỗi khi bạn đăng tải bài viết mới.
  • Các thẻ (tags): Nếu bạn hiểu về cách thức hoạt động của hashtag trên Instagram hay Twitter, thì bạn sẽ hiểu được các thẻ của Medium. Bạn có thể lựa chọn tối đa 5 thẻ cho bài viết của mình, mọi người có thể lướt qua nội dung liên quan đến các thẻ và xem các bài viết nào vừa mới được xuất bản gần đây.
  • Tương tác với các tác giả khác: Vì bản chất của Medium là một nền tảng mạng xã hội, nên việc bình luận bên dưới câu chuyện của một ai đó và tạo ra một cuộc trò chuyện với họ là một cách tuyệt vời để đưa nội dung của bạn tiếp cận đến nhiều người khác, có một điều cần lưu ý là đừng xem Medium giống với Instagram – bạn cần tập trung vào những phản hồi chất lượng và có giá trị.
  • Viết bài cho các tờ báo trên Medium: Các tờ báo (publication) là một tập hợp các bài viết được tuyển chọn về một chủ đề cụ thể nào đó (chẳng hạn như về chủ đề kinh tế thì có tờ The Economist, về chủ đề khởi nghiệp thì có tờ The Startup). Những tờ báo này được quản lý bởi một biên tập viên và bạn phải gửi các bài viết của mình cho họ xét duyệt nếu muốn được đăng tải trên đây. Nhưng các tờ báo thường có đối tượng độc giả rất rộng lớn (cả hai tờ báo được đề cập ở trên đều có hơn 400,000 lượt người theo dõi), nên đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu đầu tư vào sự xuất hiện của bạn trên Medium.

2. Xây dựng mối quan hệ tiềm năng với những nhà sáng tạo và những doanh nghiệp khác

Việc bình luận và viết bài cho các tờ báo là những chiến lược tuyệt vời, nhưng chúng chỉ thực sự đáng giá khi bạn bắt đầu tạo nên những cuộc trò chuyện có ý nghĩa với những tác giả mục tiêu – là những người bạn muốn xây dựng mối quan hệ với họ.

Chắc chắn bạn có thể muốn nhận được một vài backlink tự nhiên từ các bài viết Medium hoặc trang blog của họ vào một thời điểm nào đó, nhưng giá trị thực sự ở đây đến từ tiềm năng của việc hợp tác trong tương lai – hoặc chỉ đơn thuần là bổ sung thêm một tên tuổi có giá trị vào mạng lưới mối quan hệ cá nhân của bạn.

3. Phương tiện hiệu quả để thử nghiệm nội dung

Nếu bạn không chắc liệu một nội dung nào đó có thu hút được đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp hay không, bạn có thể đăng tải chủ đề đó lên Medium và bắt đầu một cuộc trò chuyện để khảo sát thông tin từ cộng đồng. Những ý kiến phản hồi mà bạn nhận được – hoặc không nhận được – đều là những dấu hiệu giá trị cho biết chủ đề này có gây hứng các đối tượng mục tiêu của bạn hay không.

4. Đăng tải lại (syndicating)/đăng tải chéo (cross-posting) trên một nền tảng thứ ba

Bạn có thể chèn trực tiếp các bài viết của mình từ WordPress bằng chức năng chèn của Medium. Medium sẽ tự động gắn thẻ rel=canonical (để thông báo cho máy tìm kiếm biết đâu mới là bài viết chính thống), vậy nên bạn không phải lo lắng về việc cạnh tranh với chính website của mình trong các kết quả tìm kiếm.

Nhược điểm ở đây chính là các nội dung được đăng tải lại này không đủ điều kiện để xuất hiện trên các tờ báo của Medium. Chỉ những người theo dõi hoặc những người tìm kiếm nó một cách tự nhiên trên Medium mới nhìn thấy được.

Vậy tại sao chúng ta lại vẫn lựa chọn đăng tải lại nội dung trên website của một bên thứ ba?

  • Tái sử dụng những bài viết tốt nhất của bạn. Việc cam kết cập nhật bài viết mới hằng tuần cả trên Medium và trên trang blog có thể tốn rất nhiều thời gian.
  • Duy trì hoạt động trên Medium. Để mở rộng trên Medium đòi hỏi phải có tần suất hoạt động đều đặn. Nếu bạn đang thiếu hụt thời gian (hoặc ý tưởng), thì việc đăng tải lại các nội dung cũ sẽ giúp bạn vẫn duy trì được hoạt động khi chưa có kế hoạch kịp thời.

Tất nhiên, cả hai lý do trên đây đều sẽ giúp tạo ra nhiều backlink hơn từ Medium.

xay-dung-backlink-tren-medium

(Nguồn ảnh: Internet)

Tại sao không nên viết blog trên Medium?

Như đã đề cập ở trên, các đường link nofollow không mang lại giá trị trực tiếp và đặt ra câu hỏi về việc liệu có nên sử dụng Medium như là một đòn bẩy tăng trưởng cho hoạt động SEO hay không. Sau đây là một số nhược điểm cần cân nhắc:

1. Chi phí cơ hội (opportunity cost)

Nếu bạn lựa chọn viết blog và đặt mục tiêu thu thập các backlink từ Medium, bạn cần phải đầu tư rất nhiều về thời gian. Vì các bài viết bạn tạo nên trên Medium không đảm bảo sẽ mang về lượng truy cập cho website của bạn, bạn phải chấp nhận dành thời gian cho việc này thay vì tập trung vào một nền tảng khác.

2. Rủi ro về tình trạng từ khóa ăn thịt

Dù Medium tự động gắn thẻ rel=canonical cho các bài viết được chèn vào từ một bên thứ ba, thì nguy cơ từ khóa ăn thịt (keyword cannibalization, là tình trạng các trang khác nhau trên cùng một website xếp hạng cho cùng một từ khóa và cạnh tranh vị trí thứ hạng trên SERPs) vẫn luôn tồn tại.

Medium không có một plugin như Yoast SEO để cảnh báo nếu bạn đã dùng một từ khóa nào đó trước đây (và chắc chắn nó cũng không thể cho bạn biết nếu bạn đã dùng hoặc đang xếp hạng cho từ khóa đó trên WordPress site của mình), vậy nên bạn cần phải chủ động và theo dõi tình trạng này một cách thủ công. Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Monitor Backlinks để kiểm soát dễ dàng hơn với tính năng theo dõi thứ hạng từ khóa.

3. Hạn chế trong việc xây dựng danh sách email khách hàng

Bởi vì bạn không thể chèn một đoạn mã lightbox pop-up vào các bài viết Medium, nên các lựa chọn trong việc xây dựng danh sách email khách hàng tiềm năng cũng bị hạn chế. Bạn chỉ có thể triển khai bằng những biểu mẫu được dàn theo hàng ngang (in-line forms) hoặc những lời kêu gọi hành động (call-to-actions) ở cuối bài viết.

medium-khong-chen-duoc-lightbox-code

Nếu được phép chèn mã lightbox/pop-up thì sẽ có một khung hiển thị cho người dùng đăng ký email, có thêm nhiều không gian tương tác hơn (Nguồn ảnh: Internet).

inline-form-tren-medium

Dạng in-line form theo chiều ngang khá đơn điệu và không có nhiều tùy biến (Nguồn ảnh: Internet).

Nếu hoạt động SEO và content marketing là một trong những đòn bẩy bạn sử dụng để xây dựng danh sách khác hàng và phần lớn những người mới đăng ký theo dõi qua email (email subscriber) đều chuyển đổi nhờ vào các pop-up/lightbox trên website của bạn thì Medium có thể không phải là lựa chọn phù hợp.

4. Những sự cố ngoài ý muốn

Bạn không phải là chủ sở hữu của Medium, vậy nên bạn luôn trong trạng thái bị động và rất dễ bị ảnh hưởng nếu có sự cố xảy ra, chẳng hạn như Medium quyết định bạn đã vi phạm các điều khoản của họ và xóa toàn bộ nội dung cũng như tài khoản của bạn. Tất nhiên rủi ro này vẫn có khả năng xảy ra với Google và hoạt động SEO, nhưng dù sao đây cũng là một vấn đề mà bạn cần cân nhắc.

Cách để xây dựng backlink từ Medium

Ở phần nội dung trên, chúng ta đã thảo luận qua về việc liệu có nên tìm kiếm những backlink từ Medium hay không. Nhưng làm thế nào để có được những backlink này?

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu là việc có được các backlink từ Medium sẽ là một quy trình khác so với cách làm truyền thống.

Lý do là vì các người viết trên Medium không mấy hứng thú lắm với SEO. Họ sử dụng Medium là vì họ muốn viết những câu chuyện của họ. Ít nhất thì, một trong những giá trị của việc viết bài trên Medium đó là bạn có thể làm cho nội dung của mình xuất hiện trước độc giả mà không cần phải băn khăn về vấn đề làm SEO (hoặc phải sử dụng quảng cáo có trả phí).

Vậy nên nếu bạn muốn có được những backlink từ Medium, hãy lựa chọn hình thức tiếp cận gián tiếp.

Phương pháp gián tiếp để có được backlink từ Medium

Ở đầu bài viết, chúng ta đã được đề cập rằng một trong những lợi ích lớn nhất của việc đăng tải nội dung trên Medium chính là nó rất dễ xuất hiện trước một số nhân vật có tên tuổi dành nhiều thời gian lướt Medium và họ cũng sở hữu các website riêng của mình.

Chiến lược ở đây là xây dựng một mối quan hệ thực sự với những người này – những người có quyền trao cho bạn cả những đường link dofollow từ các website của họ và cả những đường link nofollow từ những bài viết có lượt truy cập cao trên Medium.

xay-dung-backlink-medium-qua-phuong-phap-gian-tiep

Xây dựng backlink trên Medium bằng phương pháp gián tiếp (Nguồn ảnh: Internet)

1. Xác định những đối tác tiềm năng

Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm trên Medium. Nhìn qua các tờ báo. Theo dõi mọi người và đọc những bài viết từ họ. Hãy nhấp vào khu vực của những người bình luận và đọc những gì họ đăng lên.

2. Tương tác với nội dung của họ

Hãy viết những dòng bình luận có ý nghĩa và sâu sắc để bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn cũng cần bình luận vào những bình luận của người khác, chú ý đến những gì họ viết. Nếu bạn viết những bài viết roundup trên Medium (là những bài viết tổng hợp những nội dung tốt nhất vừa được ra mắt hàng tháng hoặc hàng tuần), hãy giới thiệu và đề cập đến họ. Nhìn chung thì, hãy làm tất cả mọi việc có thể để tiếp nối cuộc trò chuyện giữa bạn và tác giả đó.

Cách hiệu quả nhất để có được backlink từ một người nào đó chính là tạo nên loại nội dung mà họ đang trỏ liên kết đến đó. Hãy suy nghĩ về câu hỏi: Người này ưa thích các dạng nội dung như thế nào – các tình huống thực tế, các nội dung infographic, những câu chuyện hay những bài luận văn ngắn?

4. Sáng tạo nên loại nội dung đó cả trên trang blog và trên Medium

Việc này phụ thuộc vào cách bạn sử dụng Medium ra sao. Bạn có thể đăng tải lại nội dung trực tiếp lên Medium. Hoặc, bạn có thể sử dụng Medium như là một hình thức mở rộng hơn bài viết mà bạn đã viết trên blog và đặt một đường link trỏ về trang blog có chứa bài viết gốc của bạn.

5. Đưa ra nội dung được sáng tạo riêng cho Medium trước

Đây là bí quyết trong việc quản trị nhiều kênh khác nhau: Đối với mọi kênh, thì mọi người đều muốn (cảm thấy) rằng nền tảng mà mình đang tham gia phải là nơi cập nhật những thứ mới nhất và chứa nhiều giá trị.

Tương tự như thế, thì những người hoạt động trên Medium muốn những nội dung hấp dẫn nhất và đầy đủ nhất phải diễn ra trên Medium, không phải trên website của bạn.

Những công việc cần chuẩn bị đã được hoàn thành ở bước này – bạn đã tạo nên những nội dung tuyệt vời trên trang blog của mình, bạn cũng đã xây dựng được mối quan hệ với tác giả khác. Phần việc còn lại sẽ diễn ra giống với việc xây dựng liên kết bằng phương pháp tiếp cận (link building outreach), bạn sẽ tiếp cận đến tác giả đó thông qua các phương tiện, phổ biến nhất là email và đề xuất những nội dung của mình cùng giá trị mang đến cho họ để nhận được backlink trên cơ sở có lợi cho cả đôi bên.

Quy trình này cũng có thể được áp dụng cho các trang blog thông thường. Tất cả mọi người viết nội dung đều yêu thích việc nhận được những bình luận có ý nghĩa và sâu sắc từ những nội dung mà họ tạo ra.

Tổng kết về các backlink từ Medium

Việc đầu tư và thu thập các backlink từ Medium chắc chắn vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm riêng.

Một mặt, có nhiều lợi ích trong việc xây dựng sự hiện diện trên Medium có thể kể đến như:

  • Bạn có thể tiếp cận đến tệp đối tượng độc giả mới và các chức năng tìm kiếm (search capability) được tích hợp trên Medium.
  • Dễ dàng xây dựng mối quan hệ với các tác giả khác, nhiều trong số họ cũng sở hữu/đăng tải nội dung trên những website doanh nghiệp riêng và có thể trỏ link đến bạn trong tương lai.
  • Nếu bạn còn mới, chưa được nhiều người biết đến và cần xuất hiện ngay trước các độc giả thì đây là một cơ hội tuyệt vời.

Nhưng nếu SEO là mục đích cuối cùng của bạn, thì bạn cần nhận thức được khoản đầu tư đáng kể về thời gian để sáng tác ra những nội dung chất lượng, và cả chi phí cơ hội của việc đăng tải những nội dung gốc lên Medium (chẳng hạn, nội dung đó lẽ ra có thể đã được đăng lên website riêng của bạn và mang lại nhiều giá trị SEO trực tiếp hơn).

Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề với việc phát triển chậm rãi theo từng bước và duy trì các hoạt động đã thực hiện trong dài hạn, thì Medium là một nền tảng giá trị để phát triển các mối quan hệ và xây dựng liên kết một cách gián tiếp.

Điểm: 4.8 (29 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn