Ý Nghĩa Bộ Đồng Phục Đầu Bếp

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao đồng phục của đầu bếp lại nhiều chi tiết đến như vậy không? Mỗi thành phần đều ẩn chứa một công dụng, chức năng và ý nghĩa nói lên những thú vị về nghề bếp. Tất cả giúp hoàn chỉnh tính chuyên nghiệp và phục vụ tốt hơn cho người đầu bếp trong quá trình chế biến món ăn.

Cũng như những ngành nghề khác trong xã hội, nghề đầu bếp cũng có riêng cho mình một bộ trang phục. Nhìn vào bộ đồng phục ấy, bạn có thể phân biệt được vị trí công việc hay cấp độ của từng nhân viên trong gian bếp. Không chỉ đơn thuần là bộ đồng phục bình thường, trang phục của đầu bếp cũng có lịch sử hình thành và ý nghĩa đáng trân trọng. Đó cũng là lý do vì sao, mỗi khi chuẩn bị làm việc, người đầu bếp thường rất chỉnh tề trong bộ đồng phục của mình. Và ngược lại, bất kì một đầu bếp nào khi khoác lên mình bộ đồng phục này đều luôn cố gắng hoàn thành sứ mệnh tạo ra những món ăn thơm ngon, đẹp mắt, bổ dưỡng và làm hài lòng mọi thực khách. Hãy cùng HNAAu tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa cũng như mục đích của từng bộ phận trong đồng phục của một đầu bếp chuyên nghiệp nhé!

Trang phục của đầu bếp

Trang phục của đầu bếp chuyên nghiệp

Mũ đầu bếp

Mũ của người đầu bếp không đơn giản chỉ dừng lại ở chức năng đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến món ăn mà còn biểu tượng đặc biệt cho nghề bếp. Có nhiều giai thoại khác nhau về nguồn gốc của chiếc mũ đầu bếp nhưng trong đó nổi bật chính là câu chuyện những người phục vụ bữa ăn cho vua Henry VIII – Vương quốc Anh. Trong một lần dùng bữa, nhà vua đã tình cờ phát hiện một sợi tóc trong bát súp của ông. Thế là từ đó trở đi, nhà vua bắt tất cả những người làm việc ở bộ phận bếp đều phải đội mũ che kín phần tóc để đảm bảo vệ sinh khi chế biến.

Có 5 loại mũ đầu bếp được sử dụng phổ biến là:

+ Beret: hình trụ ngắn, vành tròn.

+ Skull: cap hình trụ đơn thuần

+ Toque: là mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

+ Flared Toque: có vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

+ Chef wrap: là loại khăn rằn được cột khéo

Mũ đầu bếp

Mũ đầu bếp không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn là biểu tượng của nghề Bếp

Trong đó, mũ Topue được Marie Antoine Careme sáng tạo ra vào giữa những năm 1800 và được sử dụng phổ biến đến tận ngày nay. Số lượng nếp gấp trên mũ đại diện cho số lượng công thức mà người đầu bếp đã sáng tạo ra. Đồng thời, chiều dài của mũ càng cao càng chứng tỏ đầu bếp đó là người dày dạn kinh nghiệm, vững tay nghề.

Áo đầu bếp

Áo đầu bếp truyền thống thường có màu trắng, dài tay, được cấu tạo bằng 2 lớp vải cotton để bảo vệ người đầu bếp khỏi khói, lửa, dầu… trong lúc chế biến món ăn. Vạt áo trong đồng phục đầu bếp có 2 hàng cúc và có thể đổi qua lại để giữ áo luôn sạch sẽ, đảm bảo tác phong chuyên nghiệp. Hiện nay, có một số nhà hàng, khách sạn sử dụng áo màu mà phổ biến nhất là màu đen cho đầu bếp. Ngoài ra, trong thiết kế cũng có những thay đổi như tay ngắn, có logo của nơi làm việc, tên, chức vụ, hàng cúc được ẩn bên trong… tạo cảm giác thoải mái hơn cho người đầu bếp.

Áo đầu bếp truyền thống

Áo đầu bếp truyền thống thường có màu trắng

Khăn đầu bếp

Khăn quàng cổ của đầu bếp thường làm bằng vải mềm, với công dụng chính là thấm mồ hôi, dùng cấp cứu khi cần thiết hoặc đảm bảo thân nhiệt khi bước vào kho đông lạnh thực phẩm.

Ngoài ra, khăn còn thể hiện tính chuyên nghiệp và cấp độ tay nghề thông qua màu sắc. Cách thắt khăn quàng cổ của một đầu bếp chuyên nghiệp:

+ Trải khăn thật phẳng lên bàn, phần mũi ngọn hướng về người thực hiện thắt khăn.

+ Từ điểm nhọn của khăn, bạn gấp lên một phần và cứ thế tiếp tục gấp lên đến hết khăn là được. Chú ý khi gấp, bạn nên vuốt nhẹ để có được nếp gấp thật thẳng và đẹp. Hoặc nếu muốn, bạn có thể dùng bàn ủi để có nếp gấp thẳng, đẹp hơn. Bạn nên đảm bảo phần đường may phải nằm sau dải khăn nhé!

+ Bắt đầu đeo khăn lên cổ. Bạn chỉnh 1 phần khăn ngắn và 1 phần khăn dài hơn. Tiếp theo, đặt phần dài lên phần ngắn. Quấn quanh phần khăn ngắn 1 vòng rồi vòng ra phía trước. Sau đó, bạn luồn phần khăn dài qua điểm gút và kéo xuống phía dưới tạo thành 2 phần đuôi khăn. Hai phần đuôi khăn thừa sẽ được luồn ra sau và nhét vào điểm gút. Làm như thế sẽ giúp cho 2 phần đuôi khăn không bị bung ra ngoài. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong thao tác thắt khăn của một đầu bếp chuyên nghiệp rồi đấy!

Ngoài 3 bộ phận trên, đồng phục đầu bếp còn có thêm quần, giày dép và tạp dề. Tất cả sẽ tạo nên một bộ trang phục hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn cho các thao tác làm việc của đầu bếp. Đồng thời, bộ đồng phục còn thể hiện tính chuyên nghiệp, tạo tư thế gọn gàng và nêu cao trách nhiệm của người đầu bếp trong quá trình chế biến nên những món ăn ngon.

Điểm: 4.9 (40 bình chọn)

Tác giả: Mai Sĩ Khuê

Mai Sĩ Khuê hiện đang là Bếp trưởng tại chuỗi nhà hàng Phố Sài Gòn nổi tiếng tại TP. HCM. Đồng thời, Mai Sĩ Khuê cũng là giảng viên cộng tác tại Hướng Nghiệp Á Âu và một số trường dạy nấu ăn khác. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên cả nước, Mai Sĩ Khuê sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức ẩm thực, kỹ năng nấu ăn chuyên nghiệp thông qua các bài viết.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

4 Bình luận cho bài viết: “Ý Nghĩa Bộ Đồng Phục Đầu Bếp

Ý kiến của bạn

  1. Văn Tấn

    Cho e hỏi làm thế nào để phân biệt cấp thấp, cấp cao, cấp mới làm việc, cấp làm việc đã lâu có kinh nghiệm trong nghề bếp này thông qua bộ trang phục mà người đó mặc?

    Trả lời

    • BTV HNAAu

      Chào Văn Tấn,
      Bạn có thể phân biệt các cập bậc trong bếp thông qua nón. Số lượng nếp gấp trên nón đại diện cho số lượng công thức mà người đầu bếp đã sáng tạo ra và nón càng cao càng chứng tỏ đầu bếp đó là người dày dạn kinh nghiệm, vững tay nghề.
      Cảm ơn bạn.

      Trả lời

  2. hương giang

    cho em hỏi sự khác biệt giữa áo bếp âu với áo bếp á là gì vậy ạ? em cảm ơn !

    Trả lời

    • BTV HNAAu

      Chào Hương Giang,
      Thông thường áo của đầu bếp món Âu và món Á không khác nhau. Nếu có khác thì do nhà hàng, khách sạn thay đổi kiểu dáng hoặc màu sắc để dễ phân biệt.
      Cảm ơn bạn.

      Trả lời