3 phương pháp Keyword Tracking để theo dõi hiệu quả của từ khóa

Từ khi các máy tìm kiếm được ra đời, từ khóa luôn là nền tảng vận hành của mọi hoạt động tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO). Cách thức xếp hạng cho các từ khóa đã có nhiều sự thay đổi đáng kể trong hàng chục năm qua, và cách thức theo dõi chúng cũng thế. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Khóa học SEO Á Âu tìm hiểu về hoạt động “keyword tracking” này nhé.

(Nguồn ảnh: Internet)

Keyword tracking là gì?

Keyword tracking (tạm dịch: theo dõi từ khóa) là thuật ngữ dùng để mô tả việc sử dụng các phần mềm để giám sát, theo dõi hiệu quả của một tập hợp các từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian định kỳ.

keyword-tracking-la-theo-doi-hieu-qua-cua-tu-khoa

(Nguồn ảnh: Internet)

Có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc theo dõi từ khóa. Tuy nhiên nội dung hôm nay sẽ không tập trung hướng dẫn bạn sử dụng công cụ nào. Thay vào đó, nó sẽ giúp bạn xác định phương pháp tốt nhất để quản lý từ khóa khi thực hành keyword tracking.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để kiểm tra tình trạng Keyword Cannibalization – các trang nào đang cùng xếp hạng cho một từ khóa trên website.

Tại sao cần phải theo dõi từ khóa?

Phần lớn những người đầu tư vào SEO đều nghĩ về hai việc:

  • Thứ hạng của tôi là bao nhiêu?
  • Khoản đầu tư có đang làm doanh thu tăng lên không?

Với vai trò là những digital marketer, thì công việc của chúng ta là giúp vẽ ra một bức tranh tổng thể với đầy đủ dữ liệu để chứng minh rằng các nỗ lực SEO của chúng ta đang giúp cho doanh nghiệp phát triển từ những nguồn tự nhiên.

Một trong những cách đó chính là cho họ thấy được sự tăng trưởng trong thứ hạng của từ khóa, từ đó lượng truy cập và chuyển đổi tự nhiên cũng sẽ gia tăng.

Các chỉ số nào dùng để đánh giá?

Khi theo dõi từ khóa, có 3 chỉ số phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy chính là:

  • Độ hiện diện (visibility):ước tính về xu hướng của độ hiện diện tự nhiên (organic visability) của website đối với một nhóm các từ khóa mục tiêu đang được theo dõi trong chiến dịch. Thường thì chỉ số này sẽ có thang đo từ 0-100%. Nếu bạn có độ hiện diện tự nhiên là 100%, thì có nghĩa là tất cả từ khóa được theo dõi sẽ đang có thứ hạng ở vị trí số 1.
  • Vị trí (position): chỉ ra bạn đang xếp thứ mấy trên Google, hoặc một máy tìm kiếm nào đó.
  • Lượng tìm kiếm (Volume): lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng. Thường thì những từ khóa có lượng tìm kiếm cao sẽ cần được theo dõi sát sao hơn, nhưng thỉnh thoảng thì việc theo dõi các từ khóa có volume nhỏ cũng quan trọng không kém.
  • Page: Địa chỉ của trang đang được xếp hạng đối với một từ khóa cụ thể. Việc biết được những trang nào trên website đang được xếp hạng cao nhất là rất quan trọng.

Bạn có thể linh hoạt lựa chọn phối hợp những chỉ số mình thấy quan trọng nhất khi trình bày với nhà đầu tư, chỉ cần đảm bảo là chúng hỗ trợ cho việc mô tả về kết quả của bạn.

cac-chi-so-de-danh-gia-keyword

(Nguồn ảnh: Internet)

3 phương pháp theo dõi từ khóa

Theo dõi bằng danh sách từ khóa (keyword list)

Phương pháp truyền thống để làm keyword tracking chính là sử dụng một danh sách bao gồm các từ khóa. Đây đã từng là cách làm phổ biến nhất khi các máy tìm kiếm chưa phức tạp như hiện nay. Khi cơ chế của hệ thống tìm kiếm trở nên tinh vi hơn, thì các công cụ keyword tracking cũng thế. Họ đưa ra những tính năng mới để bắt kịp với bối cảnh phát triển không ngừng trong lĩnh vực tìm kiếm.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mà chỉ cần một danh sách đơn giản bao gồm các từ khóa cũng có thể rất hiệu quả. Ví dụ như:

  • Doanh nghiệp của bạn kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ duy nhất
  • Bạn là một nhà hàng, một quán bar hoặc một đơn vị kinh doanh ẩm thực tại một địa điểm duy nhất (single location)
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có mức độ cân nhắc thấp (low consideration)

Bên cạnh đó, một báo cáo đơn giản về danh sách từ khóa của bạn có thể tích hợp thêm biểu đồ thể hiện xu hướng về độ nhận diện cùng với một bảng biểu trình bày hiệu quả xếp hạng của các từ khóa.

Theo dõi đa địa điểm (multi-location tracking)

Nếu doanh nghiệp của bạn đang nhắm mục tiêu đến nhiều địa điểm thì bạn không cần phải lo lắng. Hầu hết các công cụ keyword tracking hiện tại đều có khả năng theo dõi thứ hạng tại nhiều địa điểm khác nhau. Bạn có thể triển khai một danh sách từ khóa thông thường, và đưa vào thêm các cụm từ khác có liên quan đến khu vực địa lý (geography-related) trong một danh sách khác.

Theo dõi từ khóa theo danh mục (category split)

Khi các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp mở rộng, thì một danh sách từ khóa bình thường sẽ tỏ ra kém hiệu quả. Bạn có thể thấy danh sách lúc này đã lên đến 100 hoặc 1.000 từ khóa, và rất khó để có thể thấy được bức tranh toàn cảnh.

Bên cạnh đó, khi bạn theo dõi các từ khóa đối với nhiều dịch vụ và nhiều thương hiệu khác nhau, thì việc đo lường hiệu quả chỉ bằng một chỉ số về độ nhận diện sẽ không phù hợp.

Lý do là vì việc đo lường mức độ hiện diện tự nhiên đối với nhiều từ khóa khác nhau bằng một chỉ số duy nhất không giúp bạn khám phá ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nó giống như việc bạn chỉ nhìn vào tổng thể lưu lượng truy cập tự nhiên, mà bỏ qua tính hiệu quả của các SILO nội dung vậy.

Khi bạn báo cáo với những nhà quản trị, hãy thể hiện chỉ số về độ hiện diện theo những nhóm danh mục cụ thể, điều này cho phép bạn trình bày cụ thể hơn về tính hiệu quả thu được thông các dữ liệu organic từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách làm rất đơn giản, hãy bắt đầu bằng việc gắn thẻ cho các từ khóa bằng một cái tên định danh riêng. Đây có thể là tên danh mục của sản phẩm/dịch vụ, hoặc tên thương hiệu. Sau đó, hãy lọc lại báo cáo sao cho kết quả chỉ hiển thị mức độ hiện diện và bảng thứ hạng từ khóa đối với những thẻ này.

Theo dõi bằng phễu từ khóa (keyword funnel)

Đây là phần nội dung thú vị và có rất nhiều giá trị trong thực tiễn, tuy nhiên nó cũng phức tạp hơn so với 2 phương pháp ở trên. Cơ chế ở đây chính là kết hợp dữ liệu từ các từ khóa và các chỉ số analytics của website để theo dõi tương tác người dùng (user engagement) tại từng giai đoạn trong vòng đời mua hàng (purchase cycle) của khách hàng. Do vậy, cách làm này khác biệt hẳn so với phương pháp keyword tracking truyền thống và đào sâu hơn vào hành vi tìm kiếm (search behavior) của người dùng.

Tại sao cần theo dõi từ khóa theo mô hình phễu?

Những người làm SEO trong nhiều ngành khác nhau đang dần nhận ra rằng người dùng tìm kiếm những gì mà họ muốn biết theo nhiều cách hơn, không còn giới hạn trong một danh sách từ khóa nữa. Thực tế thì, có 15-20% lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày là những tìm kiếm chưa được thực hiện trước đó. Việc liên tục theo dõi các truy vấn long-tail theo cách cũ có thể khiến bạn bỏ lỡ mất những insight quan trọng.

Thêm vào đó, có nhiều loại hình doanh nghiệp phức tạp đòi hỏi báo cáo phải chuyên sâu hơn là một danh sách từ khóa đơn giản bởi vì chúng không thể hiện được chính xác bức tranh về hành trình tương tác của một khách hàng.

Cách xây dựng phễu từ khóa

Trước tiên, hãy quay lại các khái niệm marketing cơ bản. Sau đây là mô hình phễu marketing truyền thống, gồm 3 giai đoạn (càng xuống dưới đáy phễu thì khả năng chuyển đổi càng cao):

  • Đầu phễu: Nhận biết (Awareness)
  • Giữa phễu: Cân nhắc (Consideration)
  • Đáy phễu: Hành động (Action)

marketing-funnel-la-gi

(Nguồn ảnh: Internet)

Vậy điều này có liên quan gì đến hoạt động SEO và website của bạn?

Để vẫn giữ được tính linh động và hiệu quả trong SEO, chúng ta cần điều chỉnh những hoạt động digital dựa trên những gì mà khách hàng đang tìm kiếm. Khi bạn bắt đầu nhìn vào những cách khác nhau mà người tìm kiếm tương tác với những lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ học được cách tiếp thị hiệu quả hơn đến họ.

1. Phân bổ các web page vào các giai đoạn của phễu

Để dễ hình dung, chúng ta thử lấy ví dụ về một website về dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vậy các trang có trên website này sẽ được phân bổ lên mô hình phễu như thế nào?

  • Đầu phễu:các trang blog & nội dung tham khảo (blogs & resource content). Để mọi người biết đến sự hiện diện và tồn tại của chúng ta.
  • Giữa phễu:trang về các chứng bệnh được chữa trị (conditions treated), trang thông tin về bảo hiểm (insurance info), trang giới thiệu về công ty (company about page). Giai đoạn này khuyến khích người dùng tìm hiểu thêm về trang, từ đó đưa ra các cân nhắc có lựa chọn hay không.
  • Đáy phễu:các trang dịch vụ (services pages), trang địa điểm (location pages), trang liên hệ (contact pages). Đưa ra các thông tin cần thiết, thúc đẩy người dùng thực hiện chuyển đổi bằng một hành động cụ thể.

Một số chỉ số quan trọng mà chúng ta cần phải theo dõi, bao gồm:

  • Số lượng chuyển đổi (conversions)
  • Giá trị của các chuyển đổi (conversions value)
  • Các chuyển đổi kèm theo, nếu có (assisted conversions)
  • Các phiên truy cập tự nhiên (organic sessions)

2. Đồng bộ và tích hợp các dữ liệu từ các từ khóa trong Google Search Console vào các giai đoạn của phễu

Bước này sẽ khó hơn một chút vì nó yêu cầu phải có phần mềm theo dõi hiện đại để phân loại được các từ khóa theo tag trong Search Console dựa trên các bộ lọc. Bạn có thể sử dụng công cụ Funnel và sau đó đồng bộ tất cả dữ liệu này vào Google Data Studio (là một sản phẩm của Google giúp hỗ trợ các danh nghiệp trong việc trình bày và hệ thống hóa dữ liệu) để xây dựng nên một mô hình phễu trực quan.

Có một vài loại hình tìm kiếm cơ bản (type of search) được thực hiện khi người dùng trải qua các giai đoạn trong phễu marketing. Nếu bạn áp dụng một trong số những bộ lọc từ khóa này khi làm báo cáo, thì bạn có thể phân bổ những từ khóa đó vào trong các giai đoạn của phễu.

Một số bộ lọc từ khóa mẫu mà bạn có thể sử dụng (HNAAu xin phép giữ nguyên những từ tiếng Anh trong nội dung sau, cách tổ chức cho các từ khóa tiếng Việt cũng hoàn toàn tương tự):

  • Đầu phễu (Các từ khóa bắt đầu bằng):What (dùng để tìm câu trả lời cho kiểu câu hỏi là gì), How (kiểu câu hỏi tìm cách làm, hướng dẫn thực hiện), When (tìm thời điểm, khi nào), Can (đặt ra câu hỏi về khả năng, liệu có thể hay không), Does (đưa ra câu hỏi nghi vấn về một vấn đề nào đó), Why (tìm hiểu lý do).
  • Giữa phễu (Các từ khóa chứa):Best (tốt nhất), Top (hàng đầu), Review (đánh giá), Benefits (lợi ích/giá trị), Vs (hay, so với).
  • Đáy phễu (Các từ khóa chứa):Brand (thương hiệu), Location (địa điểm), Near Me (gần tôi, ở gần đây), Specific Service (một dịch vụ cụ thể).

Chỉ số cần đưa vào ở bước này là organic impressions (số lần xuất hiện tự nhiên, là số lần mà một địa chỉ URL của website xuất hiện trong SERPs và được người dùng nhìn thấy) từ công cụ Search Console.

3. Đồng bộ danh sách từ khóa vào trong phễu

Như đã đề cập đến trong phần nội dung trước, việc trình bày kết quả của toàn bộ từ khóa bằng một con số duy nhất sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả về mặt organic của bạn.

Trong bước 3, bạn cần phải phân loại những từ khóa được theo dõi vào một giai đoạn cụ thể trong phễu marketing. Hãy sử dụng một số bộ lọc từ khóa gợi ý từ bước 2 hoặc nhìn xem những page nào đang xếp hạng đối với những từ khóa này.

Chỉ số bạn cần tích hợp vào bước này chính là visibility (mức độ hiện diện).

Kết quả

keyword-funnel

(Nguồn ảnh: Internet)

Khi bạn tạo ra mô hình phễu như trên, bạn nên cấu trúc phễu thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn cần bao gồm các chỉ số sau:

  • Conversions (số lượng chuyển đổi)– dữ liệu được lấy thông qua Google Analytics
  • Conversions value (giá trị của các chuyển đổi)– Google Analytics
  • Assisted conversions(các chuyển đổi kèm theo, nếu có) – Google Analytics
  • Organic Sessions(phiên truy cập tự nhiên) – Google Analytics
  • Organic Impressions (số lần hiển thị tự nhiên)– Google Search Console
  • Visibility (mức độ hiện diện)– thông qua phần mềm theo dõi từ khóa

Với mô hình phễu theo dõi từ khóa mới mẻ này, bạn sẽ gây được ấn tượng với các nhà quản trị bằng một góc nhìn trực quan, tăng tính thuyết phục cho những hoạt động và quyết định SEO của mình. Khi bạn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược SEO, bạn cũng sẽ có thể theo dõi hiệu quả ở ở cả cấp độ tổng quát và cấp độ chi tiết. Đây là một phương pháp tuyệt vời để trình bày về kết quả hoạt động cho những nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp của bạn.

Ngoài ra, để tạo ra những kết quả đột phá hơn nữa, bạn có thể áp dụng 9 Kỹ Thuật Hack Từ Khóa Tăng Thứ Hạng Nhanh Trong Năm 2020.

Bạn đang theo dõi hiệu quả của từ khóa theo phương pháp nào trên đây, hãy chia sẻ với Hướng Nghiệp Á Âu trong phần bình luận nhé!

Điểm: 4.9 (44 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn