Nghề pha chế đồ uống nói chung và Barista, Bartender nói riêng là những nghề nghiệp có thể diễn tả bằng cụm từ “làm dâu trăm họ”. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức thu nhập hấp dẫn, công việc năng động,… được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ nhìn thấy đằng sau bức màn nhung ấy là những nỗi khổ của nghề.
Pha chế là nghề để thành thục các kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập, học tập chăm chỉ
Mỗi nghề đều có sự vất vả, khó khăn, thử thách riêng, cái sướng, cái khổ cũng không nghề nào giống nghề nào. Những ai đã và đang bén duyên với nghề Barista, Bartender, xây dựng sự nghiệp sẽ thấu cảm được những thách thức và khó khăn của công việc này. Tuy nhiên, niềm vui và nỗi buồn trong công việc phần nào giúp tôi rèn bản lĩnh, nghị lực cho người làm nghề pha chế.
Mảnh đất của sáng tạo và khám phá chân trời mới
Barista và Bartender là hai công việc có mối liên quan tới nghệ thuật dùng không cầm bút. Một người dùng tài nghệ của mình để cho ra những ly cà phê đẹp mắt, những hình ảnh ngộ nghĩnh trên mặt ly Latte Art, Cappuccino. Một lại có tài biểu diễn tung hứng đẹp mắt, pha chế những ly cocktail nồng nàn.
Thỏa sức sáng tạo với các loại nguyên liệu, đây là
mảnh đất dành cho những khối óc say mê nghiên cứu
Trong nghề pha chế, việc học hỏi kiến thức mới, tìm tòi những nguyên liệu và cách phối trộn độc đáo chính là điểm thu hút và giúp nó ngày càng phát triển, không bảo hòa. Đối với những Barista và Bartender, việc sáng tạo là cách họ thể hiện cái tôi cá nhân, để lại dấu ấn và tạo nên điểm nhấn cho sự nghiệp của mình – nó vô cùng thích hợp với những bộ óc không ngừng sáng tạo. Và bạn sẽ thật hạnh phúc khi khám phá ra chân trời mới từ công việc. Nhưng bạn biết đó, nơi nào cần nhiều sự sáng tạo thì cũng có sự đào thải ghê gớm.
Làm việc ở nơi sang trọng, được thử nhiều đồ uống thơm ngon
Rất nhiều người cảm thấy Barista và Bartender thật ngầu vì được làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp, năng động, đãi ngộ tốt. Họ còn được thưởng thức những loại đồ uống thơm ngon, mới lạ. Công việc hấp dẫn là thế, nhưng ở đó cũng chứa đựng biết bao gian truân.
Không thể phủ nhận, nghề pha chế có mức đào thải cao nếu bạn không biết tự nâng cao tay nghề
Không chỉ cần thời gian rèn luyện, hoàn thiện khả năng pha chế mà các nhân viên pha chế chuyên nghiệp còn phải trang bị các kiến thức kỹ năng mềm. Thời gian để trang bị đủ các “skill” từ pha chế đến biểu diễn là một quãng đường dài mà các Barista và Bartender phải trải qua. Cái họ đã bỏ ra không chỉ là mồ hôi mà còn nước mắt và cả những vết thương khi luyện tập.
Pha chế ám ảnh ngày lễ, Tết
Những ngày lễ Tết là thời gian để gia đình quây quần bên nhau, đi du lịch cùng bạn bè hoặc tự thưởng cho mình khoảng thời gian thoải mái. Nhưng riêng với những ai làm ngành dịch vụ sẽ bận túi bụi với số lượng khách đổ dồn về các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng…
Vào mùa cao điểm, các Barista, Bartender sẽ không ngừng tăng ca để phục vụ nhu cầu của khách hàng, khá vất vả, đòi hỏi họ phải chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt. Bạn sẽ chóng mặt với số lượng order và thời gian làm việc không ngừng nghỉ.
Liên tục đứng quầy và pha chế hàng đôi khi rút hết sức lực của người nhân viên pha chế
Đây là một trong những đặc thù công việc mà bạn phải chấp nhận nó khi đã bắt đầu hành trình chinh phục nghề nghiệp. Dù vậy, làm việc vào thời gian này bạn sẽ được nhận gấp 2, gấp 3 tiền lương ngày thường – một sự đánh đổi đáng suy ngẫm.
Những ẩm khách trời ơi!
Không phải cứ bạn làm ở nơi chuyên nghiệp sẽ gặp được toàn khách lịch sự, thật ra mà nói, ở bất kỳ đâu bạn đều có thể gặp phải những người khách rất khó chịu mà để chiều lòng họ là một vấn đề lớn.
Phong thái chuyên nghiệp, thái độ bình tĩnh chính là yếu tố
quan trọng giúp Barista và Bartender đi qua “giông bão”
Có nhiều người cho rằng, tiền mình bỏ ra mua dịch vụ, họ là “ông hoàng, bà chúa” mà đưa ra đủ thứ yêu cầu oái oăm. Việc của Barista, Bartender vẫn phải phục vụ họ bằng thái độ chuyên nghiệp nhất có thể, mặc dù đôi lúc nó đem tới những ức chế không hề nhẹ. Tất nhiên, không phải đánh đồng tất cả, vẫn có rất nhiều người hiểu được số tiền họ bỏ ra và những dịch vụ họ được hưởng, rất lịch sự khi được phục vụ. Dù gì, những “tai nạn nghề nghiệp” ấy vẫn không thể tránh khỏi.
Nghề pha chế sướng hay khổ thật ra là cảm nhận riêng của mỗi người vào mỗi giai đoạn khác nhau. Khi gặt hái được thành công bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc, nhưng đài danh vọng này được đắp cao bằng nhiều thời gian thử thách, học nghề, rèn luyện liên tục. Nếu đã đam mê công việc này, chắc chắn bạn sẽ có đủ quyết tâm để vượt qua và thành công với nghề.
Phạm vũ anh thoa
- Cách đây 4 năm trước
Tư vấn e ạ
BTV HNAAu
- Cách đây 4 năm trước
Chào Anh Thoa,
Ad đã nhận được thông tin liên hệ của bạn, bộ phận tư vấn sẽ liên hệ hỗ trợ cho bạn trong vòng 24h nhé. Cảm ơn bạn