Google Hummingbird

Google Hummingbird Là Gì? Ảnh Hưởng Của Thuật Toán Lên Kết Quả Tìm Kiếm? Thuật toán Google Hummingbird là gì? Đối với kết quả tìm kiếm hiện nay, ưu tiên hàng đầu của các SEO-er là thỏa mãn mục tiêu của người dùng và điều này chắc chắn không thể tách rời khỏi thuật toán Hummingbird.

Google Hummingbird là gì?

Khác với những bản cập nhật trước là PandaPenguin (đóng vai trò như phần bổ sung cho thuật toán hiện có của Google), thì Hummingbird được xem là một bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới hoàn toàn.

Thuật toán Hummingbird chính là dấu hiệu cho thấy Google bám sát hơn việc thấu hiểu mục tiêu truy vấn của người dùng (vốn đang dần phức tạp hơn) để đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.

(Nguồn ảnh: Internet)

Google công bố thuật toán Hummingbird vào ngày 26/9/2013, nhưng thực chất nó đã được đưa vào hoạt động tầm một tháng trước. Trong khi những cập nhật tiền nhiệm là Panda và Penguin gây ra sự sụt giảm rõ rệt về traffic và thứ hạng, thì Hummingbird dường như không tạo ra tác động tiêu cực đáng kể đến tình hình web.

Hummingbird được nhiều người cho rằng có ảnh hưởng tích cực đến tính chính xác của cơ sở tri thức Google, còn gọi là knowledge graph. Tuy nhiên, cộng đồng local SEO lại đưa ra giả thuyết rằng Hummingbird có tác động đến kết quả của bộ máy tìm kiếm địa phương.

Để hiểu rõ sứ mệnh của Hummingbird là gì, trước hết cần làm quen với hai yếu tố của bộ máy tìm kiếm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thuật toán này: Semantic search (Tìm kiếm ngữ nghĩa) và Knowledge graph (Sơ đồ tri thức).

Một năm trước khi Hummingbird ra đời, Google cho ra mắt knowledge graph. Đó thực chất không phải là một sơ đồ, mà là một chuỗi tính năng SERP được thiết kế nhằm đưa ra câu trả lời nhanh, chính xác cho truy vấn người dùng về con người, nơi chốn và sự vật.

Cùng quan sát thử knowledge graph cho từ khóa “chocolate chip cookies” trong ví dụ bên dưới. Trang kết quả không chỉ chứa kết quả tìm kiếm tự nhiên và link dẫn về website phù hợp, mà còn bao gồm dữ liệu của knowledge graph chứa answer box hướng dẫn công thức chế biến, thông tin thành phần dinh dưỡng có trong món bánh…

Knowledge graph

(Nguồn ảnh: Internet)

Làm thế nào Google xác định những kết quả trên đang phản ánh mục tiêu của người dùng và xác minh nhu cầu của họ? Đó là nhờ vào semantic search.

Semantic search đóng vai trò đưa ra kết quả tìm kiếm trên SERP khớp với ngôn ngữ mà người dùng Internet sử dụng cho truy vấn, đặt mọi thứ vào bối cảnh rộng lớn hơn chứ không chỉ dựa vào ý nghĩa của từng từ khóa riêng lẻ, ngay cả khi đó là mục tiêu tìm kiếm “ngầm” của người dùng.

XEM THÊM:  LSI Keyword: Định Nghĩa Và Vai Trò Từ Khóa LSI Trong SEO

Quay lại ví dụ “chocolate chip cookies” bên trên, mặc dù truy vấn chỉ nhắc riêng đến món cookies, nhưng với semantic search, kết quả cho ra không chỉ đơn thuần là định nghĩa và hình ảnh về chiếc bánh cookie. Semantic search nhận thấy mục tiêu ẩn đằng sau khác với ngôn ngữ mà người dùng sử dụng. Vì thế, Google đã hiển thị kết quả thỏa mãn mục tiêu của người dùng thay vì ngôn ngữ của người dùng, bao gồm công thức chế biến, thành phần dinh dưỡng và những chủ đề khác liên quan đến cách làm hoặc thưởng thức món cookie.

Với semantic search, Google hiểu hơn về “các thực thể trong thế giới thực và mối quan hệ giữa chúng với nhau”. Trọng tâm của Hummingbird là đưa ra kết quả phù hợp với bối cảnh truy vấn dựa trên trí thông minh của công nghệ Google – khả năng phân tích mục tiêu.
Semantic search là một chủ đề phức tạp. Hãy phân tích thêm một ví dụ khác về cách thức hoạt động của nó trên web. Khi người dùng gõ truy vấn “best place for Chinese”, chỉ cần hiểu mục tiêu và ngữ cảnh của truy vấn mà Google có thể xác định “place” chỉ nhà hàng và “Chinese” chỉ loại hình ẩm thực của nhà hàng.

Một trong những mục tiêu chính của Hummingbird là diễn giải semantic search từ khái niệm thành thực tế. Với ví dụ trên, người dùng sẽ nhận được danh sách các nhà hàng món Hoa lân cận để lựa chọn, thay vì những kết quả về nơi tốt nhất để sinh sống ở Trung Quốc hay các thông tin không phù hợp khác.

semantic search

(Nguồn ảnh: Internet)

Nhìn lại trước đây, bản cập nhật Hummingbird có thể được xem là một bước tiến của Google đối với sự phát triển của voice search (tìm kiếm bằng giọng nói). Khi Hummingbird ra đời vào năm 2013, “conversational search” (tìm kiếm dạng đối thoại) đã khiến cộng đồng SEO dậy sóng, bắt buộc Google phải được cải tiến để hiểu trọn vẹn ngôn ngữ tự nhiên trong những tìm kiếm như “Nhà hàng món Mexico nào rẻ nhất ở gần tôi?”.

Nói tóm lại, sự ra đời của semantic search và bản cập nhật Hummingbird đã vận hành một cách hiệu quả trong thế giới của ngôn ngữ tự nhiên.

Trong khi cộng đồng SEO organic cố gắng phân tích ảnh hưởng của Hummingbird lên website thì cộng đồng SEO local phải đối mặt với tác động không mong muốn từ bản cập nhật này do hầu hết các SEO-er đều suy đoán Hummingbird có thể tác động đến kết quả tìm kiếm địa điểm tự nhiên.

Làm sao để biết Hummingbird có ảnh hưởng đến bạn không?

Trong khi các chủ doanh nghiệp địa phương chịu ảnh hưởng tạm thời từ Hummingbird (giảm khả năng hiển thị trên bộ máy tìm kiếm địa phương) thì hầu hết các website khác ít bị tác động tiêu cực từ cập nhật này.

cách google humming bird hoạt động

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu website của bạn bị giảm traffic hoặc tụt hạng mà bạn nghi ngờ có liên quan đến Hummingbird thì hãy thận trọng xem lại toàn bộ các bản cập nhật hoàn chỉnh từ Google. Có thể sự thay đổi trên website của bạn là do bản cập nhật khác như Panda hoặc Penguin.

Kết

Khi đã biết thuật toán Hummingbird là gì, bạn cần hiểu Hummingbird đang đưa ra dấu hiệu cho các chủ sở hữu website biết rằng Google đang dần tập trung vào việc thấu hiểu mục đích thật sự của người dùng đằng sau các tìm kiếm, bằng cách phân tích toàn bộ truy vấn dựa trên ngữ cảnh, thay vì trên từng keyword.

Ứng dụng thực tế nhất của Hummingbird đối với các chủ sở hữu website đó là đảm bảo ngôn ngữ tự nhiên được phản ánh trên nội dung của site. Thuật toán Hummingbird được xem như cầu nối giữa các chiến thuật SEO cũ kỹ và đổi mới, bám sát ngôn ngữ của độc giả và sử dụng ngôn từ của họ.

Website cung cấp câu trả lời cho những truy vấn phổ biến nhất của cộng đồng có thể được Google chọn làm nguồn thông tin thích hợp cho một số chủ đề nhất định. Nếu nội dung của bạn thỏa mãn mục tiêu của người dùng, đó là cơ hội để tăng hạng một cách tự nhiên và có mặt trong answer box hoặc knowledge panel trên SERP.

Điểm: 4.8 (49 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn