Disavow link là gì? Cách từ chối các backlink “bẩn” (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của bài viết hôm trước, mời bạn tiếp tục cùng Đào tạo SEO Á Âu tìm hiểu về cách chặn link xấu qua phần 2 dưới đây.

Các vấn đề tiềm ẩn cần lưu ý khi Disavow URL

Mỗi lần bạn từ chối một đường link nào đó thì đều có những kết quả có thể xảy ra. Hoặc là việc làm đó sẽ giúp cho việc xếp hạng trong bộ máy tìm kiếm, hoặc là nó sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực.

Tất nhiên là tất cả mọi người đều muốn rằng việc từ chối một đường link sẽ giúp cải thiện việc xếp hạng. Với mục đích như thế, hãy cùng tìm hiểu về một số vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh từ việc thiếu thận trọng khi quyết định từ chối nhận liên kết trỏ đến từ một địa chỉ URL.

cac-van-de-khi-disavow-url

Việc lựa chọn từ chối liên kết cũng có thể tiềm ẩn một số vấn đề (Nguồn ảnh: Internet)

Từ chối một cách bất cẩn

Tình trạng từ chối một cách bất cẩn (careless disavowing) xảy ra khi bạn không nghiên cứu qua về một đường link trước khi từ chối nhận liên kết từ nó. Nói cách khác, bạn không dành thời gian để kiểm tra xem một liên kết có thực sự là backlink spam hoặc không tự nhiên hay không.

Thậm chí dù cho có dựa trên phần lớn các chỉ số quan sát được từ các công cụ đo lường backlink (chẳng hạn như Monitor Backlinks) đi nữa thì đôi khi vẫn chưa đủ. Bạn luôn phải tìm hiểu thật rõ ràng để đi đến quyết định với sự chắc chắn (thay vì thiếu quyết đoán), rằng một liên kết nào đó là link spam và nó nên bị từ chối.

Từ chối một liên kết vô hại

Vấn đề này liên quan đến việc từ chối một địa chỉ URL mà địa chỉ đó không thực sự làm tổn hại đến việc xếp hạng của bạn.

Bạn có thể sẽ tiếp cận và bắt gặp nhiều thông tin chuyên môn (expert info) sai lệch trên môi trường Internet, ví dụ như các thông tin cung cấp cho bạn những dữ liệu không chính xác về những loại link nào đó có thể làm tổn hại đến thứ hạng trong bộ máy tìm kiếm.

Trước đây, chúng ta đã từng nghe nhiều người làm SEO phát biểu rằng các liên kết no-follow và các liên kết chất lượng thấp có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng, tuy nhiên điều này thật ra không đúng. Và quan niệm này đối với các chỉ số khác cũng vậy.

Chẳng hạn như chỉ vì một đường link có một mức điểm số spam (spam score) cao hơn thì điều đó không có nghĩa là nó sẽ mặc định bị từ chối. Chắc chắn là nó có rủi ro spam cao hơn. Nhưng nếu đây là chỉ số duy nhất dẫn bạn đi đến kết luận đây là một link spam, thì sẽ không có đủ cơ sở cho thấy rằng đường link đó nên bị từ chối.

Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc quan trọng sau đây khi đánh giá về các đường link:

Giá trị của những chỉ số về spam (spammy metrics) của đường link càng lớn, thì nó càng có khả năng cần được từ chối nhiều hơn.

Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?

Lúc nào cũng chỉ từ chối những đường link mà bạn tự tin 100% rằng chúng là những link spam và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng. Nếu bạn cảm thấy không chắc, thì đừng từ chối nhận liên kết từ chúng.

Không disavow domain khi có lý do để làm như thế

Vấn đề này liên quan đến việc chỉ từ chối nhận liên kết từ địa chỉ URL mà không phải cả một tên miền dù có lý do và cơ sở thực tế để làm như vậy.

Ví dụ, giả sử như có một tên miền với 20 liên kết trỏ đến website của bạn. Bạn chắc chắn có 5 trong số đó là những đường link không tự nhiên và 15 liên kết còn lại thì không chắc, vậy nên bạn tiếp tục nghiên cứu về tên miền. Sau khi kiểm tra và đánh giá, bạn biết rõ rằng đây là một website spam. Nhưng bạn không muốn mất đi 15 backlink đó, vậy nên bạn chỉ từ chối nhận liên kết từ 5 đường link không tự nhiên đã được xác định một cách rõ ràng.

Qua vài tháng sau và bây giờ bạn có thêm 15 liên kết nữa trỏ đến từ website đó, nhưng chúng rõ ràng là những đường link spam. Và do đó, thứ hạng của các trang mà những đường link này trỏ đến bị ảnh hưởng nặng nề.

Giờ đây bạn quyết định sẽ disavow domain đó. Nhưng vào lúc này, thì hậu quả đã xảy ra rồi. Trong khi bạn có thể phải chờ nhiều tháng để Google hoàn tất việc từ chối các liên kết.

Vậy chúng ta rút ra được điều gì sau ví dụ này?

Nếu bạn nghiên cứu một website và xác định được rằng nó là một trang spam, đừng tự hỏi bản thân lại lần hai hoặc cố gắng khai thác nó để có thêm được một vài backlink. Hãy chủ động và từ chối nhận liên kết từ cả tên miền.

Hướng dẫn Disavow URL một cách an toàn và dễ dàng

Sau khi tìm hiểu những loại link nào nên bị từ chối và các trường hợp nên từ chối một địa chỉ URL cụ thể thay vì từ chối cả một tên miền, bây giờ, hãy cùng xem qua cách thức disavow URL qua hướng dẫn chi tiết dưới đây:

1. Xác định một địa chỉ URL có cần bị loại bỏ hay không

Các dấu hiệu về spam chính là “kim chỉ nam” để quyết định xem có cần từ chối nhận liên kết từ một URL hay không. Có nhiều công cụ rất hiệu quả giúp phát hiện những dấu hiệu spam này. Trong phạm vi của bài viết, Hướng Nghiệp Á Âu sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ Monitor Backlinks (để sử dụng bạn cần tạo một tài khoản trước).

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Monitor Backlinks và đi đến mục “Your Links”:

your-links-module-monitor-backlinks

(Nguồn ảnh: Internet)

Đây là khu vực liệt kê tất cả các backlink có trên website của bạn, với đầy đủ thông tin giá trị và các số liệu thống kê về từng backlink cụ thể. Và đây chính là những thông tin bạn cần quan sát để xác định xem bạn có cần từ chối một địa chỉ URL nào đó hay không. Bạn có thể xem qua những cột quan trọng nhất được tô khung đỏ trong hình bên dưới:

giao-dien-thong-ke-tat-ca-backlink

(Nguồn ảnh: Internet)

  1. Anchor & Backlink: Cột này hiển thị cho bạn anchor text của đường link và trang nào trên website của bạn mà đường link đó trỏ đến. Anchor text chứa từ khóa chính xác (exact-match anchor text) có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ spam cao hơn.
  2. Status: Cột này hiển thị cho bạn tình trạng lập chỉ mục hiện tại (indexing status) của tên miền và trang chứa đường link.
  3. Spam: Cột này hiển thị cho bạn thấy khả năng mà tên miền của một đường link là spam dựa trên chỉ số Spam Score được tạo ra bởi công ty Moz. Đây là chỉ số thể hiện một website với một tập hợp các đặc tính (features) cụ thể có bao nhiêu phần trăm tương đồng với các đặc điểm của những trang bị phạt hoặc bị cấm bởi Google. Điểm số này càng cao thì khả năng đó là tên miền spam càng lớn. Spam Score được tính toán dựa trên mô hình học máy giúp nhận diện 27 đặc tính phổ biến trong số hàng triệu website bị phạt trong cơ sở dữ liệu mà Moz thu thập được.
  4. Chỉ số Domain Authority và Page Authority: Cột này hiển thị cho bạn thấy điểm số DA (độ uy tín của tên miền) và PA (độ uy tín của trang) của nguồn chứa backlink. Các điểm số này càng thấp thì dấu hiệu spam càng lớn.
  5. TLD/IP: Cột này hiển thị cho bạn thông tin của tên miền cấp cao nhất (top-level domain) – phần mở rộng hay hậu tố của một tên miền (.com, .org, .net, .vn, .uk, .ca…). Thông qua TLD bạn có thể biết được một website sẽ cung cấp loại thông tin gì hay đến từ quốc gia nào. Chẳng hạn như các tên miền kết thúc bằng .gov sẽ là những trang có thông tin liên quan đến chính phủ, hay một tên miền kết thúc bằng .ca sẽ có nguồn gốc từ Canada. Các TLDs đến từ những quốc gia nước ngoài trỏ đến trang của bạn có thể bị Google nhìn nhận là spam.
  6. EXT: Cột này hiển thị cho bạn số lượng các liên kết trỏ ra bên ngoài của trang nguồn chứa backlink. Bất kỳ trang nào có hơn 100 liên kết trỏ ra bên ngoài đều có khả năng spam rất cao.

Một đường link càng có nhiều dấu hiệu spam, thì khả năng đường link đó không tự nhiên càng lớn và cần bị loại bỏ khỏi hồ sơ backlink của bạn.

Nếu một đường link cần bị loại bỏ, thì việc đầu tiên cần làm nên là thử cố gắng loại bỏ nó một cách thủ công. Ngay cả Google cũng đã đề xuất người dùng nên làm thế này:

disavow-backlink-google

(Nguồn ảnh: Google Support)

Cách tốt nhất để loại bỏ thủ công một đường link chính là tiếp cận đến chủ sở hữu của website và yêu cầu họ gỡ bỏ đi đường link đó. Bạn có thể tham khảo qua mẫu email dùng để tiếp cận dưới đây:

Hi [owner’s name],

My name is [your name] and I own/run/work for [website name].

I am trying to clean up my backlink portfolio and noticed a link originating from your site that came from a spam comment.

I would appreciate it if you could remove this comment and link from your site. Doing so would benefit both of our causes.

Here’s the link: [insert link URL here]

Thanks, [owner’s name]. Let me know if you have any questions!

Sincerely,

[your name]

Do phương pháp tiếp cận như trên thường áp dụng đối với những website nước ngoài, trong trường hợp bạn muốn tiếp cận đến một chủ sở hữu trang tại Việt Nam thì có thể xem qua bản dịch tham khảo để biết được những nội dung nào mình cần đề cập và có sự điều chỉnh cho phù hợp:

Xin chào [tên của chủ sở hữu website],

Tôi là [tên của bạn] và tôi là người sở hữu/quản trị/xây dựng trang [tên của website].

Tôi đang kiểm tra và “làm sạch” lại hồ sơ backlink của mình và nhận thấy rằng có một đường link xuất phát từ website của bạn có nguồn gốc từ một bình luận spam.

Tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn có thể gỡ đi bình luận đó cùng đường link trỏ đến từ website của bạn. Việc làm này sẽ có lợi cho cả hai bên.

Đây là địa chỉ của đường link đó: [chèn địa chỉ URL vào đây]

Cảm ơn [tên của chủ sở hữu website]. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nhé!

Trân trọng,

[tên của bạn]

Một số chủ sở hữu trang sẽ sẵn sàng gỡ bỏ đường link đó, nhưng số khác thì không. Nếu họ không đồng ý thì cũng đừng lo lắng. Khi đó, bạn sẽ chính là người từ chối nhận liên kết đó.

3. Từ chối nhận liên kết từ địa chỉ URL

Với sự trợ giúp từ một công cụ như Monitor Backlinks thì việc tạo ra tệp văn bản các địa chỉ muốn từ chối (disavow file) trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sau khi bạn đã tạo được một danh sách các trang trong disavow file, thì việc còn lại chỉ là nộp nó cho Google.

Sau đây là cách làm cụ thể:

Bước 1: Tìm những backlink muốn từ chối và nhấp vào ô chọn bên cạnh mỗi đường link.

backlink-checkbox

(Nguồn ảnh: Internet)

Bước 2: Nhấp vào hộp kiểm “Disavow”, sau đó chọn “Disavow URL” (để từ chối nhận backlink trỏ về từ một địa chỉ URL). Nếu bạn muốn từ chối cả một tên miền thì có thể chọn “Disavow domains”.

disavow-url-option

(Nguồn ảnh: Internet)

Khi bạn đã hoàn thành xong những bước ở trên để chọn ra tất cả những backlink mình muốn từ chối, thì bước tiếp theo là tạo một disavow file cho website của bạn. Để thực hiện việc này, hãy đi đến mục “Disavow Tool”:

disavow-tool-monitor-backlinks

(Nguồn ảnh: Internet)

Trong đó, hãy đảm bảo một lần nữa tất cả địa chỉ URL được liệt kê chính xác là những địa chỉ bạn muốn từ chối:

kiem-tra-lai-backlink

(Nguồn ảnh: Internet)

Sau đó, nhấp vào nút “Export Disavow Rules” ở trên góc phải của trang:

export-disavow-rules-button

(Nguồn ảnh: Internet)

Đợi một vài giây và tệp văn bản disavow file sẽ được tải xuống máy tính của bạn:

disavow-file

Nội dung của disavow file tải xuống từ Monitor Backlinks (Nguồn ảnh: Internet)

Trong trường hợp bạn không sử dụng Monitor Backlinks, thì bạn có thể tạo disavow file thủ công theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Tập hợp những đường link hay tên miền muốn từ chối nhận liên kết vào một tệp văn bản.

Bước 2: Định dạng tệp theo như quy định được trình bày trên trang Google Support:

  • Đặt một URL hoặc một tên miền muốn từ chối trên mỗi dòng (lưu ý là bạn không thể từ chối toàn bộ đường dẫn phụ (subdirectory) như example.com/en/)
  • Thêm “domain:” vào trước một tên miền để từ chối cả tên miền đó, ví dụ: “domain:example.com”
  • Disavow file phải là tệp văn bản được mã hóa theo định dạng UTF-8 hoặc 7-bit ASCII
  • Sử dụng đuôi “.txt” ở cuối tên tệp
  • Bạn có thể bổ sung thêm các dòng văn bản bất kỳ bằng cách đặt ký tự “#” ở đầu mỗi dòng; bất kỳ dòng nào bắt đầu bằng “#” đều sẽ được Google bỏ qua

Disavow file của bạn sẽ có nội dung giống như dưới đây:

vi-du-ve-disavow-file

(Nguồn ảnh: Google Support)

Sau khi tạo được một disavow file, bước cuối cùng chính là truy cập vào công cụ Google Disavow Tool (bạn có thể chuyển thẳng đến đó bằng cách nhấp chuột vào đường link “Send to Google” trong mục “Disavow”)…

tuy-chon-send-to-google

(Nguồn ảnh: Internet)

…chọn website của bạn (còn được gọi là “property” trong trình hiển thị của Search Console).

chon-website-trong-google-disavow-tool

(Nguồn ảnh: Internet)

Nếu website của bạn không hiển thị, thì bạn cần nhập nó vào trong Google Search Console trước. Sau đó hãy nhấp vào nút “Disavow Links” để tải lên tệp disavow file và nộp nó cho Google.

disavow-links-button

(Nguồn ảnh: Internet)

Sau khi hoàn thành những bước trên thì đây là những gì sẽ diễn ra tiếp theo:

  • Trong vòng 48 giờ Google sẽ gửi một thông báo xác nhận rằng bạn đã nộp một disavow file mới.
  • Trong vòng vài tuần sau đó (đôi khi là vài tháng), Google sẽ quét và thu thập lại dữ liệu về các đường link có trong disavow file bạn đã nộp và ghi nhận chúng là những liên kết bị từ chối.
  • Mỗi khi bạn có thêm các backlink cần bị từ chối, bạn có thể dễ dàng bổ sung chúng vào danh sách disavow bằng cách sử dụng công cụ Monitor Backlinks, tạo ra một disavow file mới và nộp nó lại cho Google.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách xác định những backlink vi phạm link scheme của Google và cách disavow các địa chỉ URL. Bài viết này, cùng với bài hướng dẫn về cách disavow domain trong loạt bài sắp tới sẽ giúp bạn có được những kiến thức toàn diện nhất để đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin khi từ chối nhận liên kết từ bất kỳ loại backlink nào. Ngoài ra, hãy khai thác hiệu quả công cụ Link Disavow Tool của Google cùng với những công cụ hữu ích khác giúp bảo vệ thứ hạng của doanh nghiệp, đồng thời ngăn chặn những backlink “xấu” hay các cuộc tấn công từ phía đối thủ.

Điểm: 4.9 (47 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn