Pha chế đã và đang là nghề nằm trong “top” xu hướng ngày càng được giới trẻ yêu thích và lựa chọn. Nếu hỏi nghề pha chế có tương lai không thì hãy cùng khám phá xem cơ hội việc làm ngành pha chế, mức lương và lộ trình thăng tiến mà các sinh viên ngành pha chế CET có thể đạt được như thế nào nhé!
Sinh viên học kỹ thuật pha chế đồ uống tại CET
Cơ hội và những tiềm năng phát triển của nghề pha chế hiện nay
Thật dễ nhận thấy hiện nay, các mô hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực, đồ uống ngày càng nhiều, đa dạng và phát triển rầm rộ. Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu của thực khách trong và ngoài nước, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh hơn. Tại các thành phố lớn và nhiều tỉnh thành trên cả nước, các nhà hàng, khách sạn, bar, Club, pub, quán cà phê, điểm kinh doanh đồ uống… xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều. Do đó, môi trường làm việc cho những người làm nghề pha chế mà cụ thể là các bartender, barista không chỉ ngày càng mở rộng mà còn lý tưởng và chuyên nghiệp hơn.
Là một ngành nghề năng động và còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên nguồn lao động nghề pha chế cũng còn hữu hạn. Đặc biệt là những bartender, barista có tay nghề, được đào tạo bài bản càng khan hiếm, không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng thực tế. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ và những người đam mê, yêu thích nghề pha chế đã có những hướng đi thông minh là học nghề, học trung cấp ngành pha chế để trang bị nền tảng kiến thức, kỹ năng nghề chuyên nghiệp, vững chắc nhằm dễ dàng nắm bắt các cơ hội việc làm đang vô cùng hấp dẫn này.
Nghề pha chế ngày càng phát triển với môi trường làm việc đa dạng và cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Ảnh: Internet
Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Du lịch, dịch vụ, ẩm thực nước ta cũng là những tiềm năng thuận lợi, giúp cho các mô hình kinh doanh đồ uống ngày càng “ăn nên làm ra”. Trước xu hướng yêu thích thưởng thức những món uống mới mẻ, hấp dẫn hay nhu cầu trải nghiệm, khám phá những quán cà phê, bar, pub… độc, lạ, đẳng cấp, sang trọng… của nhiều tầng lớp xã hội hiện nay, kinh doanh các mô hình đồ uống đang trở thành hướng làm giàu cực thịnh cho những người theo nghề pha chế.
Lộ trình thăng tiến nghề pha chế -Kim chỉ nam cho người mới vào nghề
Với những ai lựa chọn và bắt đầu bước chân vào nghề pha chế, việc nắm và hiểu rõ lộ trình phát triển trong nghề sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng mục tiêu học tập và có động lực cố gắng. Có thể nói đó là “kim chỉ nam” cho những người làm nghề pha chế theo đuổi.
Theo đó, công việc nghề pha chế là có tính chất sáng tạo, năng động và thú vị cùng lộ trình thăng tiến rộng mở gồm:
- Phụ Bar (Help Bar).
- Pha chế (Bartender/Barista).
- Bar trưởng (Head Bartender).
- Giám sát thức uống (Beverage Supervisor).
- Quản lý thức uống (Beverage Manager).
- Quản lý nhà hàng – Bar (Manager) hay Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager)
- Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (Director Of F&B).
Ở mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau và tăng cao dần theo cấp bậc. Do đó, nếu luôn chủ động trang bị kiến thức, học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, tiếng Anh cùng các kỹ năng mềm khác theo định hướng này, bạn sẽ có cơ hội phát triển rõ ràng. Càng lên vị trí cao hơn, bạn càng có thu nhập tốt hơn và cũng càng khẳng định được năng lực của bản thân trong nghề.
Càng lên vị trí cao, bạn càng có thu nhập tốt và thể hiện được năng lực trong nghề pha chế tốt hơn. Ảnh: Internet
Lương nghề pha chế hiện nay cao không?
So với nhiều ngành nghề khác nói chung và trong ngành F&B nói riêng, lương của nhân viên pha chế chuyên nghiệp hiện nay đang ở mức khá cao và mức lương này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Tùy vào năng lực và kỹ năng chuyên môn mà mức lương có thể dao động, nhưng càng được đào tạo bài bản và có kỹ năng mềm tốt, mức lương của các bartender và barista càng hấp dẫn. Vậy Bartender lương bao nhiêu? Lương Barista bao nhiêu?
Bartender là những người pha chế các loại thức uống có cồn như: cocktail, rượu… tại các quầy Bar của nhà hàng khách sạn, quán Bar, Pub, Club… Các bartender chuyên nghiệp thường dùng shaker (lắc dụng cụ pha chế) và kỹ năng bartending (biểu diễn pha chế) của mình để thể hiện năng lực, cá tính, phong cách cũng như tạo hứng thú với khách hàng. Còn Barista là những người pha chế cà phê tại các thương hiệu đồ uống lớn như: Starbucks Coffee, The Coffee House, Highlands, The Coffee Beans and Tea Leafs, Cheese Coffee… hay những quán cà phê độc đáo – điểm đến yêu thích của những người yêu thích cà phê… Thành phẩm của họ không chỉ đơn giản là những món uống như: Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso con panna, cafe Americano… mà đó còn là những “tác phẩm nghệ thuật đầy mê đắm.
Các bartender chuyên nghiệp thường có thu nhập khá cao. Ảnh: Internet
Mức lương của Bartender/Barista phụ thuộc vào vị trí công việc của bạn. Bắt đầu vào nghề, bạn có thể làm ở vị trí Phụ bar, Barista cơ bản tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn với mức lương dao động trong khoảng từ 4 – 5,5 triệu đồng/ tháng. Công việc vừa để bạn kiếm thu nhập vừa học hỏi kinh nghiệm, bí quyết từ các Bartender/Barista đi trước, rèn kỹ năng trước khi đảm nhận các vị trí cao hơn. Sau một thời gian làm Phụ bar, năng lực và kinh nghiệm tăng dần, bạn có thể đảm nhận vị trí pha chế chính với thu nhập khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Với những Bartender/Barista lâu năm, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ được thăng tiến lên các vị trí quan trọng ở quầy Bar như Bar trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý thức uống, Quản lý nhà hàng – Bar với thu nhập có thể lên đến 1.200 USD/ tháng.
Barista lâu năm, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn không chỉ lương cao mà còn dễ dàng thăng tiến. Ảnh: Internet
Các mức thu nhập này đều chưa tính tiền thưởng, tip, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác tùy vào môi trường làm việc của nhân viên pha chế.
“Làm thợ rồi mới làm thầy”. Nghề nào cũng vậy, để có được thành công cùng với vị trí thăng tiến cao, thu nhập hấp dẫn, bạn cần trải qua để học hỏi từ những vị trí thấp nhất. Không ai vừa học xong hoặc mới đi làm là đã có thể đặt chân được tới các vị trí cao. Thế nhưng, bằng những kiến thức, kỹ năng được trang bị vững chắc trước cùng tinh thần học hỏi, cầu thị, bạn sẽ rút ngắn nhanh nhất khoảng cách và thời gian trong lộ trình nghề pha chế của mình, đồng thời thỏa sức thể hiện đam mê, tài năng của bản thân.
Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về nghề pha chế, từ đó đưa ra định hướng và lựa chọn phù hợp với bản thân. Nếu bạn muốn học trung cấp nghề pha chế để rèn luyện chuyên môn vững chắc, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể nhé!
Ý kiến của bạn