banner Gen z chọn nghề đi làm
banner mobile gen z chọn nghề đi làm

01

Trong bối cảnh Internet tràn ngập thông tin, cha mẹ và nhà trường có tác động nhiều đến định hướng nghề nghiệp của bạn? Quá nhiều thông tin online có khiến bạn bị “rối”?

“Hồi trước khi chọn ngành, mình lên mạng tìm kiếm thông tin, sau đó khảo sát trường nào dạy ngành đó, rồi xin ý kiến ba mẹ để định hướng thêm. Bước đầu tự tìm hiểu, mình cũng ‘rối’ chứ, nhưng việc đọc nhiều giúp mình hình thành mạng lưới thông tin chặt chẽ nên cũng được ‘khai sáng’ nhiều hơn”, Thiên Anh cho biết.

Thanh Duy chia sẻ: “Từ cấp 2 – 3, do đã xác định rõ từ đầu mình thích gì, có lợi thế gì nên mình chỉ tìm hiểu trên Google đúng ngành đó, sau đó tham khảo xem trường nào đào tạo tốt rồi đăng ký vào. Mọi quyết định do mình tự chủ nên ba mẹ không tác động nhiều”.

Tận dụng sức mạnh của social media, Thùy Dương chủ động tham gia vào các group trên Facebook để xem các review thực tế về ngành, trải nghiệm tốt xấu của người làm nghề: “Thực ra nhiều thông tin quá cũng khiến mình bị ‘rối’, không biết đâu là tin chính thống nên vẫn phải nhờ người có kinh nghiệm để tư vấn”.

banner02 gen z chọn nghề đi làm

02

Điều gì là yếu tố quan trọng nhất khi bạn chọn nghề và nơi làm việc? Lương cao, môi trường làm việc nhiều thách thức hay được tự do sáng tạo?

banner03 gen z chọn nghề đi làm

Với Thiên Anh, mức lương là tiêu chí quan trọng nhưng bạn ưu tiên tính sáng tạo trong công việc hơn: “Trước đó, mình chỉ muốn học rồi làm đúng ngành. Nhưng sau dịch Covid-19 thì mình lại muốn được tự do đổi mới, sáng tạo và được nói lên ý tưởng”.

Bản thân Dương lại thích một môi trường “lành tính” và dễ hòa nhập. Theo Dương quan sát, gen Z rất thích sáng tạo, muốn được lắng nghe ý tưởng và phản hồi liên tục, có thể chịu áp lực cao nhưng ngại bị chỉ trích…

banner04 gen z chọn nghề đi làm

03

Môi trường làm việc thoải mái về mọi mặt như không cần chấm công, trang phục tự do, có thể work from home nếu muốn… liệu có ảnh hưởng chất lượng công việc?

“Mình nghĩ là không. Nhờ có Internet, ta hoàn toàn có thể làm việc trực tuyến và kết nối từ xa, miễn hoàn thành đúng deadline và yêu cầu công việc. Xen kẽ work from home 1 tuần – lên công ty 1 tuần cũng là một ý tưởng khá hay”, Duy chia sẻ quan điểm.

banner05 gen z chọn nghề đi làm
banner06 gen z chọn nghề đi làm

Trái ngược đôi chút với Duy, Dương nghĩ rằng dù gen Z dễ thay đổi cảm xúc và quyết định nghề nghiệp nhưng môi trường kỷ luật vẫn rất cần thiết: “Bản thân mình vẫn muốn thấy một người sếp cùng chấm công, cùng mặc đồng phục… Sự tự do tuyệt đối có thể ban đầu rất thú vị, nhưng sau đó mình cảm thấy thiếu an toàn”.

04

Môi trường làm việc thế nào là không tốt cho mental health (sức khỏe tinh thần)?

banner07 gen z chọn nghề đi làm

Thiên anh

“Làm việc quá khuya, đồng nghiệp khó trò chuyện, không được tự do bày tỏ ý tưởng và sếp không đóng góp mang tính xây dựng”.

banner08 gen z chọn nghề đi làm

Thùy Dương

“Thiếu sự kết nối giữa con người, bị kìm hãm sức sáng tạo, môi trường không cho phép đánh dấu bản sắc cá nhân của mỗi thành viên”.

banner09 gen z chọn nghề đi làm

Thanh Duy

“Deadline dồn dập và gấp rút, đồng nghiệp không hỗ trợ nhau, sếp không phản hồi về ý tưởng”.

05

Peer pressure (Áp lực đồng trang lứa) có khiến bạn muốn nhảy việc để tìm công việc “sáng giá” hơn?

Cả ba bạn đều thừa nhận bị áp lực từ thành công của bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt khi nhìn thấy những gì bạn bè đăng tải lên mạng xã hội. Tuy nhiên, Dương cho biết tâm lý này chỉ xuất hiện tại một vài thời điểm trong cuộc sống, còn Thiên Anh cho rằng nhảy việc liên tục sẽ khiến bản thân phần nào bị giảm giá trị.

“Nhảy việc nhiều đang là xu hướng của gen Z, do các bạn còn trẻ và muốn có trải nghiệm phong phú. Mặt tích cực là các bạn có kiến thức, kỹ năng của nhiều ngành nghề, nhưng mặt tiêu cực là tốn thời gian và cảm thấy bị lạc lối, không biết thực chất bản thân muốn gì”, Duy chia sẻ.

06

Bạn có đang tự xây dựng “thương hiệu cá nhân” trên các nền tảng social media? Mục đích có phải để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá hơn?

“Thương hiệu cá nhân của mình được đánh dấu bằng các dự án cộng đồng mà mình tham gia. Mình sẽ đăng tải thành quả lên mạng xã hội để người khác nhìn vào và tin tưởng. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao và chính xác hơn”, Thùy Dương bày tỏ.

banner06 gen z chọn nghề đi làm
banner07 gen z chọn nghề đi làm

Tán đồng với Thùy Dương, Thiên Anh cũng chăm chút hình ảnh bản thân trên mạng xã hội: “Mọi người nhìn vào hoạt động và quan điểm của mình trên Facebook sẽ thấy rằng mình có giá trị. Chia sẻ thành phẩm, dự án cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá đúng về năng lực của mình.”

07

Internet và nền tảng social media hỗ trợ gì cho bạn khi chọn nơi làm việc?

08

Được nhận xét là “thế hệ bản địa về kỹ thuật số”, bạn có thể mô tả một ngày digital của bạn không?

Với tính cách sôi nổi và thích chia sẻ, Thiên Anh chủ động quay video, đăng stories khoảnh khắc, chia sẻ hình ảnh cuộc sống thường ngày lên Instagram, TikTok hay Facebook: “Cuộc sống mình cần tươi mới, high-key chứ không low-key”.

“Hiện tại mình phụ trách ba hạng mục chính trên social media. Đó là sáng tạo content trên fanpage của công ty, đăng tải hình ảnh những dự án mình đang tham gia và đảm nhận kênh thông tin cho các bạn học viên”, Dương chia sẻ.

09

Nếu đang học/làm một ngành nghề khác, bạn có muốn tìm hiểu về digital marketing để hỗ trợ công việc không?

Nói về tầm quan trọng của digital marketing, cả ba bạn đều đồng tình đây là kỹ năng “BẮT BUỘC PHẢI CÓ” của gen Z trong thời đại số.

“Digital marketing là công cụ không thể thiếu để quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng”, “Digital marketing là xu hướng mới nhất của marketing”, “Kinh doanh gì cũng cần digital marketing. Trước sau gì cũng phải học thôi”…, các bạn khẳng định.

Cảm ơn những lời chia sẻ thực tế và thú vị của các bạn.

banner13 gen z chọn nghề đi làm