Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chắc hẳn bạn cũng đã từng gặp tình trạng nồi cơm điện bị nhảy sớm khiến cơm trong nồi vẫn còn sống. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Mời bạn theo dõi bài viết, Học Viện Kỹ Thuật Công Nghệ – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ bật mí các cách sửa nồi cơm điện bị nhảy sớm tại nhà, giúp bạn khắc phục một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Nguyên Nhân Nồi Cơm Điện Nhảy Sớm
Khóa Nắp Nồi Cơm Bị Hỏng
Do nắp nồi bị hỏng dẫn đến nồi cơm thoát hơi quá nhiều trong quá trình nấu khiến gạo không hấp thụ đủ nước trong khi nhiệt độ đã đạt đến mức giới hạn, khiến nồi tự tắt quá trình nấu và chuyển sang chế độ hâm nóng khi cơm chưa chín hoàn toàn.
Rơ Le Nhiệt Của Nồi Bị Hỏng
Rơ le nhiệt là bộ phận quan trọng, giúp nồi cơm điện nhảy từ nút “Cook” sang nút “Warm”. Do đó, khi nồi cơm bị nhảy sớm thì nguyên nhân phổ biến nhất là do rơ le đã sử dụng quá lâu dẫn đến kém nhạy, khiến nồi cơm chưa được nấu chín đã chuyển sang chế độ làm ấm.
Do Nút “Cook” Không Còn Nhạy
Khi nhấn nút “Cook” quá nhiều lần sẽ khiến rơ le nhiệt bị lờn, dẫn đến tình trạng nồi cơm chưa kịp chín đã bị nhảy sang nút “Warm”.
Đáy Nồi Bị Biến Dạng
Đáy nồi bị cong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình truyền phát nhiệt khiến nồi cơm bị nhảy nút sớm.
Lượng Nước Trong Nồi Quá Ít
Một trong những nguyên nhân chủ quan khiến nồi cơm bị nhảy sớm là do bạn cho lượng nước quá ít khiến gạo hấp thụ hết nước nhưng vẫn chưa thể chín.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sửa Nồi Cơm Điện Nhảy Sớm Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Thay Thế Khóa Gài Nồi Cơm
Bạn có thể mua mới khóa gài nồi cơm điện tại các cửa hàng điện tử, đồ gia dụng và dễ dàng tự thay thế tại nhà.
Kiểm Tra Và Thay Thế Rơ Le Nhiệt
Trong trường hợp rơ le nhiệt bị mòn hay không còn nhạy, bạn nên thay thế bằng một rơ le mới. Việc thay thế rơ le cũng khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà theo các bước như sau:
- Rút phích cắm điện và tháo rời phần đáy nồi cơm
- Tháo rơ le cũ và lắp đặt rơ le mới vào đúng vị trí
- Lắp lại phần đáy nồi và nấu cơm như bình thường
Hạn Chế Nhấn Nút “Cook” Nhiều Lần
Trong quá trình sử dụng nồi cơm điện, nhất là khi nấu các món hầm, canh hay làm bánh, bạn nên hạn chế việc nhấn nút “Cook” quá nhiều lần khiến rơ le nhiệt bị lờn và kém nhạy theo thời gian.
Kiểm Tra Đáy Nồi
Khi đáy nồi bị cong, bạn có thể nhẹ nhàng dùng dụng cụ để nén cho đáy nồi phẳng lại hoặc tốt nhất là bạn nên thay thế một chiếc lòng nồi mới. Bạn nên đến trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng chuyên đồ gia dụng, linh kiện, phụ tùng uy tín để mua đúng hàng chính hãng, chất lượng và có chính sách bảo hành.
Đảm Bảo Lượng Gạo Và Lượng Nước Hợp Lý
Khi nấu cơm, bạn nên đong gạo và nước đúng tỷ lệ để đảm bảo cơm được chín đều và không bị nhảy nút sớm.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Để Kéo Dài Tuổi Thọ Cho Nồi Cơm Điện
- Vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên và đúng cách
- Sử dụng đúng chức năng của nồi
- Đặt nồi cơm điện tại vị trí khô ráo
- Hạn chế bật nút “Cook” liên tục
- Không dùng các vật sắc nhọn để múc đồ ăn trong nồi
- Đảm bảo tỷ lệ nước và gạo hợp lý khi nấu cơm
- Không nên rửa lòng nồi bằng cọ cứng
Tình trạng nồi cơm điện nhảy sớm gây ra rất nhiều phiền toái cho người sử dụng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và cách chỉnh nồi cơm điện nhảy sớm hiệu quả tại nhà. Theo dõi những bài viết tiếp theo của Học Viện Kỹ Thuật – Công Nghệ để khám phá thêm nhiều phương pháp sửa chữa các thiết bị điện dân dụng, cơ điện tử hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Nếu bạn yêu thích ngành kỹ thuật điện dân dụng và đang tìm kiếm một khóa học cấp tốc để trang bị đầy đủ kỹ năng của một kỹ thuật viên chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 1800 255536 (Miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được đội ngũ nhân viên của Học Viện Kỹ Thuật – Công Nghệ liên hệ tư vấn khóa học phù hợp.
Ý kiến của bạn